Tag

Ý nghĩa độc đáo của loài hổ trong văn hóa dân gian

Văn hóa 08/02/2022 02:08
aa
TTTĐ - Người ta thường gọi con hổ với cách gọi rất trân trọng là ông hổ, ông ba mươi. Ý nghĩa loài hổ trong văn hóa dân gian Việt Nam cũng gắn liền với sự tôn trọng đó.
Phát huy giá trị của di sản văn hóa cồng chiêng

Trong nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới, hình ảnh con hổ gợi lên những liên tưởng về sức mạnh, sự thanh thế, oai linh, vẽ đẹp rực rỡ nhưng đầy bí hiểm, sự uyển chuyển với cơ thể vằn vện thấp thoáng lượn sóng cũng tính hung hãn của một động vật săn mồi hàng đầu và là biểu tượng của đẳng cấp chiến binh. Hình tượng hổ còn mang chủ nghĩa quyền uy, ngay ngắn.

Ý nghĩa độc đáo của loài hổ trong văn hóa dân gian
Hình tượng con hổ trong văn hóa dân gian

Tại Việt Nam, những chiếc trống đồng Đông Sơn có cách đây khoảng 2.500 đến 3.000 năm tuổi nhưng trên mặt trống đã xuất hiện hình con hổ. Điều này cho ý nghĩa trong văn hóa Việt đã gắn bó hàng nghìn đời nay với sự trân trọng. Hổ còn được Nhân dân thờ và những bức tranh thờ Hàng Trống đã trở thành mẫu mực trong tranh Việt Nam. Con hổ còn xuất hiện rất nhiều trong các tác phẩm mỹ thuật Việt Nam. Nhiều gia đình rất chuộng hổ, ngày Tết thích treo tranh hổ, đó không phải chỉ để biểu tượng cá tính.

Câu chuyện về Hùm thiêng Yên Thế nhắc chúng ta về lòng yêu nước của Hoàng Hoa Thám. Truyện Trí khôn của ta đây nhắc về câu chuyện trí tuệ chiến thắng sức mạnh. Tục ngữ "Hổ dữ chẳng nỡ ăn thịt con" nói về tình yêu bao la cha mẹ dành cho con và trong năm mới, ai ai mũng mong muốn con cháu giỏi giang, làm vinh hiển gia đình, đất nước như câu: "Hổ phụ sinh hổ tử".

Trong ngôn ngữ, nghệ thuật, người ta vẫn dùng đến hình ảnh con hổ với nhiều tác phẩm nổi tiếng. Trong lĩnh vực quân sự lại có sự hiện diện rất lớn của hình ảnh con hổ với biểu tượng về sức mạnh của các đơn vị vũ trang đặc biệt, các loại vũ khí mang đầy uy lực.

Không chỉ có ý nghĩa hổ trong văn hóa, trong vai trò của 12 con giáp, hổ đứng ở phương Đông, cung Dần, góc vuông thứ nhất của môn toán học tử vi, gắn với Nam Á nên quả nhiên ở vùng này có rất nhiều từ để gọi hổ.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải, Giám độc Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người cho biết: "Tính cách con giáp của hổ là tính cách của một năm mạnh mẽ nhất về sức khỏe, sung mãn về làm ăn kinh tế, mở mang về học vấn và tính vượng khí của trục Dần Thân đầy sức chi định". Có lẽ, với vùng văn hóa Á Đông, con hổ chỉ đứng sau con rồng. Tuy nhiên, rồng là con vật tưởng tượng, không có thực còn hổ vẫn luôn hiện hữu với ý nghĩa vô cùng đặc trưng.

Trong tiềm thức dân gian, “ông ba mươi” là tên gọi đầy uy linh, quyền kính trong những gian thờ, đình, chùa, miếu mạo. Cũng chính vì thế, không chỉ dừng lại ở một tác phẩm hội họa “Ngũ hổ” - bức tranh nổi tiếng của dòng tranh Hàng Trống ẩn chứa nhiều thông điệp của nền văn hóa cổ phương Đông.

Không trưng trên bàn thờ gia tiên như những bức tranh ngũ quả, tranh ngũ hổ thường treo ở bàn thờ dành riêng cho “ông Ba mươi”, dưới ban thờ thần thánh hoặc thờ Phật.

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, tục thờ này bắt nguồn từ một cuộc sống nguyên thủy, khi con người còn sống trong điều kiện săn bắt, hái lượm hoặc giai đoạn đầu của cuộc sống nông nghiệp, hổ chính là sức mạnh thiên nhiên gần gũi và là tai họa đối với con người. Do đó, con người thờ hổ.

Không chỉ người Việt, một số đồng bào dân tộc thiểu số cũng có tục thờ hổ, trong đó có người Khơ mú sống ở Tây Bắc và miền Tây Nghệ An. Một tập quán ăn sâu vào tình cảm và tiềm thức của người Khơ mú thuộc họ Rvai (hổ) đó là nghi lễ cúng ma nhà (Hrôigang).

Vào dịp Tết Nguyên đán, người Khơ mú thuộc họ hổ đã diễn lại các động tác của hổ, vật tổ của dòng họ. Với quan niệm hổ là tổ tiên của mình, người Khơ mú thuộc họ Rvai kiêng không động tay vào hổ, không săn bắt hổ, không giết hổ và không ăn thịt hổ.

Trong các dịp hội hè, các nghi lễ người hóa trang giống như hổ. Khi gặp hổ chết, người Khơ mú phải khóc than thật sự như tổ tiên của mình qua đời. Người ta tin rằng khi chết đi, họ sẽ hóa thành kiếp hổ.

Khi còn sống, người ta kiêng đắp chăn sặc sỡ như lông hổ, khi chết, người ta đắp cho chiếc chăn khác màu lông hổ và đặt chiếc chăn giống màu lông hổ bên cạnh người chết, để hồn được siêu thóat và trở về với hổ, có nghĩa là về với tổ tiên.

Ở tranh Hàng Trống, hình tượng của 5 con hổ được bố cục cân đối trên mặt giấy. Mỗi con một dáng vẻ: Con thì đứng, con thì ngồi, con cưỡi mây lướt gió… Từ những dáng hổ ngồi, hổ đứng, hổ cưỡi mây đến những ánh mắt, chòm râu, vẻ mặt, cùng khí thế toàn thân đều toát lên sức sống mãnh liệt của loài “chúa sơn lâm”.

Để thổi hồn cho bức tranh, các nghệ nhân đặc biệt chú ý phối màu khi vẽ tranh ngũ hổ. Màu sắc trong tranh cũng phải lộng lẫy, uy linh, giống với những bức tranh khác của dòng tranh Hàng Trống, ngũ hổ được tạo bởi bản in những nét màu đen, sau đó người thợ sẽ dùng bút lông để tô màu. 5 con hổ với những màu sắc khu biệt, rõ ràng nhưng lại rất uyển chuyển.

Trong quá trình tô màu, các nghệ nhân đã vờn chuyển màu, tạo độ đậm, nhạt, sáng, tối khác nhau. Vì vậy, khi nhìn bức tranh ngũ hổ, người xem sẽ cảm nhận được những khối thân chắc khỏe, những dáng ngồi, thế đứng đường bệ, oai phong đặc biệt, những chiếc đuôi như đang ve vẩy hoặc uốn vồng lên để đập xuống đất mà bật chồm lên của những chúa sơn lâm. Những con mắt hổ như hừng hực nội lực của loài mãnh chúa.

Bằng nghệ thuật ước lệ, tượng trưng, qua ngũ hổ, các nghệ nhân muốn phản ánh những thông điệp huyền bí mang tín ngưỡng dân gian. Từ ánh mắt, hướng quay mặt, từ cách đặt chân của 5 con hổ trong tranh đều mang những thông điệp theo thuyết ngũ hành.

Bức tranh hội đủ 5 sắc màu tượng trưng của ngũ hành, tương ứng với từng thế, dáng của hổ. Ngồi uy nghi giữa tranh là ông hổ màu vàng, xung quanh là 4 ông với 4 màu sắc khác nhau, đỏ, xanh, trắng, đen. Theo thuyết Âm dương Ngũ hành thì hành thổ là sự quy tàng của bốn hành kia trong chu kỳ vận động của Ngũ hành. Đó là nguyên nhân cho việc tạo màu trong tranh thờ ngũ hổ, là nguyên nhân để hổ vàng đứng giữa và lớn hơn cả.

Việc bố trí màu sắc của từng con hổ xung quanh hổ vàng cũng không phải là vô tình. Nếu như trong tranh ngũ hổ của làng tranh Đông Hồ, màu sắc của 5 con hổ được bố trí theo quan hệ tương khắc, thì ngũ hổ của Hàng Trống lại thể hiện sự tương sinh giữa các hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

Trên đầu hổ vàng, dưới mặt trời đỏ rực rỡ có 7 chấm trắng là hình tượng của chòm đại hùng tinh. Chân hổ vàng trấn lên một miếng phù có ghi “pháp đại uy nỗ”. Hai bên hổ vàng: bên phải có 5 thanh kiếm, bên trái có 5 lá cờ lệnh.

Hình ảnh của cờ lệnh và kiếm trong tranh ngũ hổ thể hiện sức mạnh của thiên nhiên trong quy luật vận động của vũ trụ và sự tương tác với trái đất. Hỗ trợ cho khí phách của ngũ hổ là những đám mây vần vũ huyền ảo được vẽ ở phía trên và phía dưới là 2 tảng núi cách điệu đối xứng cho 2 ngài hổ đứng.

Nhiều người còn cho rằng, nhìn 5 “ông ba mươi”, gợi cho người xem cảm giác về một lá bùa chú. Cũng có ý kiến cho rằng “ngũ hổ” thể hiện sự xum vầy đầy đủ vì thế treo tranh ngũ hổ cảm thấy yên tâm vì được che chở.

Theo nhiều nhà nghiên cứu, có lẽ dòng tranh Hàng Trống xuất hiện từ khoảng 400 năm trước và chịu ảnh hưởng rõ rệt của các luồng tư tưởng, văn hóa, tôn giáo giữa các vùng miền. Tranh “Ngũ hổ” từng là đặc sản của dòng tranh này nhưng đến nay, sự nổi tiếng của nó chỉ được biết đến qua bảo tàng, sách báo.

Đọc thêm

Điểm tựa văn hoá, cầu nối nghệ thuật với giới trẻ Nghệ thuật

Điểm tựa văn hoá, cầu nối nghệ thuật với giới trẻ

TTTĐ - “Culture in You - Điểm tựa văn hoá, cầu nối nghệ thuật” mong muốn trang bị cho thế hệ trẻ hành trang văn hóa vững chắc thông qua các hoạt động nghệ thuật sáng tạo. Từ đó các bạn trẻ được hiểu rõ về cội nguồn, trân trọng giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam, đề cao sự hội nhập và đa dạng văn hóa, đồng thời khơi dậy niềm đam mê sáng tạo.
Triển lãm ảnh nghệ thuật “Đắk Lắk - Hội tụ và bản sắc” Nghệ thuật

Triển lãm ảnh nghệ thuật “Đắk Lắk - Hội tụ và bản sắc”

TTTĐ - Ngày 1/11, tại Quảng trường 10/3 TP Buôn Ma Thuột, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ trao giải và khai mạc triển lãm ảnh nghệ thuật “Đắk Lắk – Hội tụ và bản sắc” năm 2024.
Nguyễn Thị Huyền đăng quang Hoa hậu Yoga Việt Nam Thời trang - Làm đẹp

Nguyễn Thị Huyền đăng quang Hoa hậu Yoga Việt Nam

TTTĐ - Nguyễn Thị Huyền - cô gái đến từ Ninh Bình đã xuất sắc vượt qua 29 thí sinh đến từ khắp cả nước trong đêm chung kết để giành ngôi vị cao nhất, trở thành Hoa hậu Yoga Việt Nam 2024.
Hơn 250 nghìn tỷ đồng cho chương trình phát triển văn hóa Văn hóa

Hơn 250 nghìn tỷ đồng cho chương trình phát triển văn hóa

TTTĐ - Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 với tổng nguồn lực 256.250 tỷ đồng, thực hiện trong 11 năm.
Tình yêu ngọt ngào giữa nữ bác sĩ và chàng tình nguyện viên Văn học

Tình yêu ngọt ngào giữa nữ bác sĩ và chàng tình nguyện viên

TTTĐ - Trong cuốn tiểu thuyết thứ 2 mang tên "Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi", tác giả Hồ Điệp Thanh Thanh xây dựng nên một tình yêu thuần khiết, trong veo như cơn mưa rào mùa hạ nảy nở giữa cô bác sĩ Hạ Vũ với chàng tình nguyện viên, vốn là một bệnh nhân có nhiều ẩn ức trong quá khứ.
Thị xã Sơn Tây tôn vinh văn hóa đọc Văn học

Thị xã Sơn Tây tôn vinh văn hóa đọc

TTTĐ - Ban Tuyên giáo Thị ủy Sơn Tây (Hà Nội) cho biết, từ 31/10 đến 4/11 sẽ diễn ra Hội sách và văn hóa đọc lần thứ I năm 2024 tại Quảng trường Sân vận động thị xã Sơn Tây. Ngày hội có chủ đề: “Sách mở ra thế giới, tri thức mở ra tương lai” nhằm tôn vinh giá trị, ý nghĩa và tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc.
Họa sĩ Trần Lưu Mỹ và những "Khoảng trống" trong tâm hồn Nghệ thuật

Họa sĩ Trần Lưu Mỹ và những "Khoảng trống" trong tâm hồn

TTTĐ - Từ ngày 2 - 8/11 tại Art Space - Trung tâm Phát triển và Sáng tạo Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam (số 42 Yết Kiêu, Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm mỹ thuật cá nhân mang tên “Khoảng trống III” của họa sĩ Trần Lưu Mỹ.
Đề xuất miễn thuế nhập khẩu di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia Nghệ thuật

Đề xuất miễn thuế nhập khẩu di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia

TTTĐ - Theo ý kiến của đại biểu Quốc hội, miễn thuế nhập khẩu đối với di vật, cổ vật, và bảo vật quốc gia là cần thiết để khuyến khích hồi hương tài sản văn hóa có giá trị của Việt Nam.
NTK Trần Phương Hoa ra mắt bộ sưu tập mới tại Vancouver Fashion Week Thời trang - Làm đẹp

NTK Trần Phương Hoa ra mắt bộ sưu tập mới tại Vancouver Fashion Week

TTTĐ - Eleven S và nhà thiết kế (NTK) Trần Phương Hoa đã ra mắt bộ sưu tập (BST) "Radiant Symphony - Bản giao hưởng rạng ngời" tại Canada trong sự kiện Vancouver Fashion Week Xuân Hè 2025.
Khách quốc tế ấn tượng với Lễ hội VNIF 2024 Thời trang - Làm đẹp

Khách quốc tế ấn tượng với Lễ hội VNIF 2024

TTTĐ - Lễ hội Vietnam Ink Festival (VNIF) 2024 đã khép lại nhưng dư âm của nó vẫn đọng lại sâu sắc trong tâm trí những người tham dự. Với quy mô hoành tráng và sự tham gia của hàng trăm nghệ sĩ từ 20 quốc gia, sự kiện không chỉ là sân chơi nghệ thuật mà còn mở ra không gian giao lưu văn hóa và kết nối cộng đồng xăm quốc tế.
Xem thêm