Tag

Phát huy giá trị của di sản văn hóa cồng chiêng

Điện ảnh - Âm nhạc 03/02/2022 10:18
aa
TTTĐ - Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại. Tuy nhiên, trong bối cảnh xã hội phát triển nhanh chóng cùng sự bùng nổ của mạng xã hội, điện thoại thông minh, thế hệ trẻ không còn nhiều mặn mà với nghệ thuật truyền thống này.
Có một làng chiêng phía bên kia núi… Chính phủ gửi gắm đồng bào Tây Nguyên sứ mệnh giữ gìn không gian văn hóa cồng chiêng Thủ tướng chỉ đạo về Festival văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên 2018 Lịch sử cồng chiêng Tây Nguyên và đồn điền cà phê Cada Festival Cồng chiêng Tây Nguyên sẽ tổ chức luân phiên tại 5 tỉnh Tây Nguyên
Cồng chiêng - nét đẹp văn hóa Tây Nguyên
Cồng chiêng - nét đẹp văn hóa Tây Nguyên

Nỗ lực mở lớp dạy cồng chiêng, múa xoang

Xác định công tác bảo tồn và phát huy giá trị không gian văn hóa cồng chiêng đóng vai trò quan trọng, các nghệ nhân cồng chiêng tại Kon Tum đã nỗ lực mở lớp dạy cồng chiêng, múa xoang cho các bạn trẻ. Qua đó, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.

Lớp học cồng chiêng tại làng du lịch cộng đồng Kon Bring, thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông được tổ chức từ ngày 2/11, do Nghệ nhân ưu tú Y Lim, Trưởng đoàn cồng chiêng của làng trực tiếp giảng dạy. Lớp học có hơn 30 học viên là người trong làng, em nhỏ nhất sinh năm 2010. Tham gia lớp học, các học viên được tập ba tiết mục, trong có hai bài múa xoang và đánh cồng chiêng với tên gọi chào đón khách và mừng lúa mới, tiết mục còn lại là một bài hát giao duyên.

Dạy và học cồng chiêng
Dạy và học cồng chiêng

Em Y Đinh Đinh (sinh năm 2010, trú làng Kon Bring) cho biết, em được dạy và thực hiện thuần thục các bài múa xoang, múa Trung Thu cùng anh, chị lớn tuổi hơn. Em rất vui vì được cùng các nghệ nhân trong làng thực hiện điệu múa truyền thống của dân tộc Mơ Nâm (một nhánh của người Xê Đăng).

Em A Phim (sinh năm 2007, trú làng Kon Bring) vui vẻ cho biết, em được Nghệ nhân Ưu tú Y Lim vận động tham gia lớp học từ lâu nhưng đến nay mới có điều kiện học. Tham gia lớp học, em được dạy đánh cồng chiêng. Ban đầu, em cảm thấy rất khó, song sau khi được chỉ dạy em dần tự tin hơn. Đến nay, em đã thuần thục sử dụng chiêng để đánh hai bài cồng chiêng của lớp học.

Dạy và học cồng chiêng
Dạy và học cồng chiêng

Theo Nghệ nhân Ưu tú Y Lim, trước đây, đánh cồng chiêng, múa xoang luôn được các thế hệ người Mơ Nâm trong làng gìn giữ, phát huy, sử dụng trong lễ hội của làng như lễ mừng lúa mới, lễ đâm trâu. Tuy nhiên, do sự phát triển của xã hội, đến năm 2011, các bài múa xoang, đánh cồng chiêng dần bị mai một, không còn nhiều người biết biểu diễn. Trước thực tế đó, từ năm 2014, bà đã thành lập đoàn cồng chiêng của làng để phát huy giá trị của không gian văn hóa cồng chiêng cũng như giảng dạy cho thế hệ trẻ. Bên cạnh việc trực tiếp giảng dạy, Nghệ nhân Ưu tú Y Lim mời nghệ nhân từ làng khác sang giảng dạy cồng chiêng và múa xoang cho học viên để các bài múa phong phú, đa dạng hơn.

Qua lớp học, các thế hệ trẻ hiểu rõ hơn về nét văn hóa truyền thống của dân tộc mình, bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị, quảng bá hình ảnh đến du khách, nhất là trong bối cảnh làng Kon Bring đã được công nhận là làng du lịch cộng đồng từ nhiều năm nay.

Phát huy giá trị của di sản văn hóa cồng chiêng

Góp phần khôi phục, gìn giữ văn hóa truyền thống

Già A Thui, làng du lịch cộng đồng Kon Trang Long Loi (huyện Đăk Hà) cũng thành lập Câu lạc bộ dân gian từ năm 2017 để truyền thụ nét văn hóa, nghệ thuật truyền thống của dân tộc Rơ Ngao (một nhánh của người Bahnar) cho thế hệ trẻ; trong đó, đánh cồng chiêng và múa xoang là bộ môn nghệ thuật chính được già A Thui giảng dạy. Dù ban đầu còn gặp nhiều khó khăn, song với sự quyết tâm của mình, đến nay, Câu lạc bộ dân gian đã hướng dẫn cho gần 100 người, trong đó có hơn 65 trẻ tại làng Kon Trang Long Loi biết và có thể biểu diễn các giai điệu cồng chiêng, múa xoang và một số nhạc cụ truyền thống khác của dân tộc.

Theo bà Đậu Ngọc Hoài Thu, Trưởng Phòng Quản lý văn hóa và Gia đình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum, thực hiện dự án "Phục hồi, bảo tồn và phát huy giá trị của di sản Văn hóa cồng chiêng trong không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên" trong cam kết của Việt Nam với UNESCO, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham mưu Ủy ban Nhân dân tỉnh phê duyệt Đề án "Bảo tồn, phát huy di sản không gian văn hóa cồng chiêng tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016 - 2020".

Kon Tum nỗ lực bảo tồn không gian văn hóa cồng chiêng
Kon Tum nỗ lực bảo tồn không gian văn hóa cồng chiêng

Đề án có hoạt động mở lớp truyền dạy cồng chiêng, múa xoang trong đồng bào các dân tộc thiểu số nhằm truyền lại kỹ năng, kỹ thuật về diễn tấu cồng chiêng, kỹ năng múa xoang truyền thống trong đồng bào các dân tộc, nhất là các làng không có cồng chiêng để góp phần khôi phục, gìn giữ văn hóa truyền thống tại các làng không có cồng chiêng này. Nhờ đó, trong giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh đã tổ chức 99 lớp truyền dạy diễn tấu cồng chiêng, múa xoang cho hàng ngàn người. Thời gian mở lớp truyền dạy khoảng từ một đến ba tháng; sau khi hoàn thành, mỗi lớp có thể diễn tấu từ 4 đến 5 bài cồng chiêng, múa xoang.

Ngoài ra, nhiều lớp truyền dạy cồng chiêng, múa xoang do chính đồng bào các dân tộc tự chủ động tổ chức thực hiện… Riêng năm 2021, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, việc mở lớp dạy cồng chiêng, múa xoang không nhiều, chỉ diễn ra ở một số làng "an toàn" với dịch.

Làng du lịch cộng đồng Kon Trang Long Loi
Làng du lịch cộng đồng Kon Trang Long Loi

Trưởng Phòng Quản lý văn hóa và Gia đình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum đánh giá, việc mở các lớp truyền dạy cồng chiêng, múa xoang đã mang lại hiệu quả rất khả quan trong công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa cồng chiêng trên địa bàn tỉnh. Các lớp truyền dạy cồng chiêng, múa xoang đã tạo sự lan tỏa, tính kế thừa trong lớp trẻ công tác bảo tồn, phát di sản văn hóa cồng chiêng thể hiện ở việc ngày càng nhiều đội cồng chiêng, múa xoang nhí trong các làng đồng bào dân tộc thiểu số. Thậm chí, nhiều trường học trên địa bàn đã duy trì đội cồng chiêng, góp phần đẩy mạnh công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa còng chiêng trong giai đoạn hiện nay, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người dân và thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch của tỉnh.

Phát huy giá trị của di sản văn hóa cồng chiêng
Phát huy giá trị của di sản văn hóa cồng chiêng

"Trong năm 2021, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan và các địa phương tiếp tục tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Đề án "Bảo tồn, phát huy di sản không gian văn hóa cồng chiêng tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021 - 2025"; Trong đó, có nội dung tổ chức mở các lớp truyền dạy cồng chiêng, múa xoang cho các làng đồng bào các dân tộc thiểu số tại chỗ không còn duy trì sinh hoạt văn hóa cồng chiêng; Đặc biệt, ưu tiên cho các thế hệ trẻ tham gia nhằm tạo sự kế thừa về giá trị di sản văn hóa cồng chiêng qua các thế hệ", bà Đậu Ngọc Hoài Thu khẳng định.

Đọc thêm

"Tiến tới ước mơ" cùng Techcombank chạm đến hàng triệu con tim Điện ảnh - Âm nhạc

"Tiến tới ước mơ" cùng Techcombank chạm đến hàng triệu con tim

TTTĐ - Trong chương trình kỉ niệm 31 năm thành lập, Techcombank lần đầu mang đến cho cộng đồng ca khúc đầy tinh thần khích lệ cho những ước mơ và tinh thần vượt qua mọi và sự góp mặt của Soobin cùng verse rap lay động của Rhymastic và con beat biến hoá “khôn lường" từ phù thuỷ âm nhạc SlimV. Bài hát “Tiến tới ước mơ” do Techcombank hợp tác cùng bộ ba nghệ sĩ đã mang tới nhiều cung bậc cảm xúc,nhanh chóng trở thành bản Hit hàng đầu hiện nay.
46 tác phẩm đạt giải Sáng tác ca khúc Thanh âm Hà Nội Văn hóa

46 tác phẩm đạt giải Sáng tác ca khúc Thanh âm Hà Nội

TTTĐ - Chiều 26/9, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức trao giải thưởng và ra mắt ấn phẩm Cuộc thi sáng tác ca khúc Thanh âm Hà Nội. 46 tác phẩm xuất sắc đã được vinh danh trong hoạt động ý nghĩa chào mừng kỷ niệm 70 Ngày Giải phóng Thủ đô.
"Giải mã" sức hút của "Hoa sữa về trong gió" Điện ảnh - Âm nhạc

"Giải mã" sức hút của "Hoa sữa về trong gió"

TTTĐ - Với câu chuyện tình cảm gia đình tràn đầy yêu thương và những cảnh quay đẹp mắt đặc trưng của Hà Nội, bộ phim "Hoa sữa về trong gió" đã có sức hút mạnh mẽ với người xem.
Những thanh âm Hà Nội trong sáng tác của nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung Văn hóa

Những thanh âm Hà Nội trong sáng tác của nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung

TTTĐ - Với bộ đôi tác phẩm “Thanh âm Hà Nội” và “Cô đơn giữa Hà Nội” nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung gửi gắm lời tri ân và tình cảm của mình tới mảnh đất Thủ đô ngàn năm văn hiến. Đây cũng là món quà âm nhạc chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô của một người con Hà Nội, luôn yêu thương mảnh đất này bằng cả trái tim mình.
20 nghệ sĩ hòa nhịp yêu thương hướng về đồng bào vùng bão lũ Điện ảnh - Âm nhạc

20 nghệ sĩ hòa nhịp yêu thương hướng về đồng bào vùng bão lũ

TTTĐ - Bên cạnh Quỹ cứu trợ bão lũ khẩn cấp trị giá 250 tỷ đồng, mới đây, Tập đoàn Vingroup đã phát động chuỗi sự kiện “Gieo mầm Thiện tâm” nhằm kêu gọi sức mạnh đoàn kết của toàn cộng đồng, góp phần xoa dịu mất mát của bà con vùng thiên tai và chung tay tái thiết cuộc sống sau bão lũ. Nằm trong khuôn khổ chuỗi hoạt động ý nghĩa này là giải đi bộ, giải chạy “Vươn mầm Hy vọng”, hội chợ thiện nguyện “Ươm mầm Yêu thương” và đặc biệt là đêm nhạc thiện nguyện “Gieo mầm thiện Tâm” quy tụ 20 nghệ sĩ tài năng.
Khắc họa nét đẹp nhất về đất và người Hà Nội bằng âm nhạc Điện ảnh - Âm nhạc

Khắc họa nét đẹp nhất về đất và người Hà Nội bằng âm nhạc

TTTĐ - Chương trình nghệ thuật "Cảm xúc tháng 10" khắc họa nét đẹp nhất về đất và người Hà Nội suốt 70 năm qua bằng âm nhạc. Đây là hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, hướng tới kỷ niệm 70 năm thành lập Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.
Bond mang đến những gì khi biểu diễn tại Hà Nội? Văn hóa

Bond mang đến những gì khi biểu diễn tại Hà Nội?

TTTĐ - Nhóm tứ tấu đàn dây lừng danh Bond sắp sang Việt Nam biểu diễn vào tối 5/10 tới tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội trong chương trình “BOND Live in Vietnam” do Báo Nhân dân phối hợp cùng IB Group Vietnam tổ chức. Sự kiện nằm trong dự án âm nhạc quốc tế vì cộng đồng “Good Morning Vietnam” hứa hẹn sẽ mang đến cho khán giả rất nhiều điều tuyệt vời đầy bất ngờ và ý nghĩa.
Chương trình "Vì những mùa trăng an bình”: Góp hơn 2 tỷ đồng hỗ trợ bà con vùng lũ Điện ảnh - Âm nhạc

Chương trình "Vì những mùa trăng an bình”: Góp hơn 2 tỷ đồng hỗ trợ bà con vùng lũ

TTTĐ - Tối 22/9, chương trình "Dòng thời gian - Bài ca đi cùng năm tháng" số 3 với chủ đề “Vì những mùa trăng an bình” được truyền hình trực tiếp trên kênh H1, phát thanh FM96, app Hanoi On và các nền tảng số của Đài Hà Nội.
"Vì những mùa trăng an bình" - thông điệp âm nhạc lan toả lòng nhân ái Văn hóa

"Vì những mùa trăng an bình" - thông điệp âm nhạc lan toả lòng nhân ái

TTTĐ - "Dòng thời gian - Bài ca đi cùng năm tháng" do Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội tổ chức đem đến mùa trăng ấm áp nghĩa tình cho trẻ em vùng bão, lũ. Chương trình lên sóng vào lúc 20h ngày 22/9, được truyền hình trực tiếp trên kênh H1, phát thanh FM96, app Hanoi On và các nền tảng số của Đài Hà Nội.
Khán giả xúc động với chuyện tình “Công nữ Anio” Điện ảnh - Âm nhạc

Khán giả xúc động với chuyện tình “Công nữ Anio”

TTTĐ - Sau đêm diễn vô cùng thành công tại TP HCM, kịch kể chuyện âm nhạc đặc biệt opera “Công nữ Anio” tiếp tục đến với khán giả Hà Nội vào tối 18/9. Buổi diễn có sự tham dự ngài Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki và phu nhân.
Xem thêm