Tag

Hơn 250 nghìn tỷ đồng cho chương trình phát triển văn hóa

Văn hóa 01/11/2024 14:02
aa
TTTĐ - Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 với tổng nguồn lực 256.250 tỷ đồng, thực hiện trong 11 năm.
Luật Thủ đô gỡ bỏ rào cản về phát triển công nghiệp văn hóa Lan tỏa cuốn cẩm nang quý về văn hóa

Sáng 1/11, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã trình bày tờ trình Quốc hội về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035.

Công nghiệp văn hóa đóng góp vào 7% GDP

Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng, Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 hướng tới các mục tiêu tạo sự chuyển biến mạnh mẽ và toàn diện trong phát triển văn hóa và xây dựng, hoàn thiện nhân cách, chuẩn mực đạo đức, bản sắc, bản lĩnh, hệ giá trị con người, gia đình Việt Nam.

Đồng thời nâng cao đời sống tinh thần, khả năng tiếp cận, thụ hưởng văn hóa, nhu cầu tập luyện, giải trí của nhân dân, thu hẹp sự chênh lệch trong thụ hưởng văn hóa giữa các vùng, miền, các tầng lớp dân cư, giới tính từ đó nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công việc.

Cùng với đó là huy động nguồn lực, tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, chất lượng, hiệu quả cho phát triển văn hóa, đóng góp trực tiếp vào phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy các ngành công nghiệp văn hóa trở thành bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Hội nhập quốc tế và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát huy sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam...

Hơn 250 nghìn tỷ đồng cho chương trình phát triển văn hóa
Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng

Chương trình được thực hiện trên phạm vi cả nước và tại một số quốc gia có mối quan hệ văn hoá lâu dài, tương tác văn hoá lâu dài với Việt Nam, có đông đảo người Việt Nam sinh sống, lao động, học tập. Trong đó, ưu tiên nguồn lực của chương trình để đầu tư cho các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm theo nhóm mục tiêu đã được xác định.

Chương trình đặt mục tiêu đến năm 2030, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị con người, hệ giá trị gia đình Việt Nam được triển khai thực hiện trên cả nước thông qua các bộ quy tắc ứng xử; phấn đấu 100% đơn vị hành chính cấp tỉnh có đủ 3 loại hình thiết chế văn hóa cấp tỉnh, 80% các đơn vị hành chính cấp huyện có trung tâm văn hóa thể thao đạt chuẩn, đảm bảo vận hành hiệu quả các thiết chế văn hóa cơ sở cấp xã, thôn; phấn đấu 95% di tích quốc gia đặc biệt (tương đương khoảng 127 di tích) và 70% di tích quốc gia (tương đương khoảng 2.542 di tích) được tu bổ, tôn tạo; phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp vào 7% GDP của cả nước...

Đến năm 2035, phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 8% vào GDP của cả nước; hoàn thiện Thư viện số quốc gia, xây dựng thư viện thông minh, mở rộng kết nối, tích hợp dữ liệu với các thư viện trong mạng lưới thư viện Việt Nam và quốc tế...

Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng, tổng các nguồn lực huy động để thực hiện Chương trình giai đoạn 2025-2030 dự kiến là 122.250 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ trực tiếp để thực hiện Chương trình giai đoạn 2025-2030 được bố trí tối thiểu 77.000 tỷ đồng (chiếm 63%); vốn ngân sách địa phương khoảng 30.250 tỷ đồng (chiếm 24,6%); vốn huy động hợp pháp khác: khoảng 15.000 tỷ đồng (chiếm 12,4%).

Trong khi đó, giai đoạn 2031-2035, dự kiến tổng các nguồn lực huy động để thực hiện chương trình là 134.000 tỷ đồng. Thời gian thực hiện chương trình trong 11 năm, chia làm 3 giai đoạn.

Cụ thể, trong năm 2025, Chính phủ sẽ tập trung xây dựng cơ chế chính sách, hệ thống các văn bản hướng dẫn; chuẩn bị đầu tư các nhiệm vụ. Giai đoạn 2026-2030, các cơ quan tập trung giải quyết các vấn đề hạn chế, thách thức đặt ra.

Trong khi thời gian còn lại từ 2031-2035 là xây dựng, phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa trở thành sức mạnh nội sinh, động lực để phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.

Nghiên cứu, đánh giá kỹ quy mô, khả năng huy động đầu tư

Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh cho biết, Ủy ban nhất trí với sự cần thiết chủ trương đầu tư chương trình và cho rằng việc xây dựng chương trình ở thời điểm hiện nay đáp ứng đầy đủ căn cứ chính trị, pháp lý, khoa học và thực tiễn.

Hơn 250 nghìn tỷ đồng cho chương trình phát triển văn hóa
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh

Ủy ban Văn hoá, Giáo dục cơ bản thống nhất với đề xuất của Chính phủ về mục tiêu, thời gian, phạm vi thực hiện chương trình. Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị rà soát, chỉnh sửa một số mục tiêu, nhiệm vụ, trong đó cần xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ ưu tiên, bảo đảm việc bố trí nguồn lực trọng tâm, trọng điểm, khả thi nhằm tạo sự đột phá trong phát triển văn hóa, quan tâm đầu tư phát triển văn hóa ở cơ sở, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ tốt hơn cho Nhân dân, để văn hóa thật sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước...

Bên cạnh đó, Ủy ban Văn hoá, Giáo dục cơ bản nhất trí với dự kiến về tổng mức đầu tư và các nguồn vốn để thực hiện chương trình. Việc bố trí nguồn lực thỏa đáng là cần thiết để cụ thể hóa đầy đủ, hiệu quả các quan điểm, chủ trương của Đảng về phát triển văn hóa.

Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng tổng mức đầu tư của chương trình là rất lớn; cần nghiên cứu, đánh giá kỹ quy mô, cơ cấu, khả năng huy động, bố trí các nguồn lực thực hiện bảo đảm tính khả thi, phù hợp với khả năng đáp ứng của nguồn lực quốc gia, sử dụng hiệu quả ngân sách.

Ủy ban Văn hoá, Giáo dục cơ bản nhất trí với giải trình về các vấn đề liên quan đến vốn ngân sách địa phương; trong quá trình xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thi, Chính phủ quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và mức đối ứng của ngân sách địa phương phù hợp với khả năng cân đối ngân sách, nguồn lực của từng địa phương, xem xét ưu tiên các địa phương thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn..

Bên cạnh đó, Ủy ban Văn hoá, Giáo dục cũng nhất trí với đề xuất đầu tư, xây dựng Trung tâm văn hóa Việt Nam tại nước ngoài vì nội dung này phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước; thống nhất quy định nội dung này trong dự thảo Nghị quyết để bảo đảm cơ sở pháp lý (cơ chế đặc thù thực hiện khác quy định của Luật Đầu tư công).

Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị Chính phủ cân nhắc kỹ lưỡng về chủ trương đầu tư xây dựng một số Trung tâm văn hóa Việt Nam tại nước ngoài, bảo đảm tính khả thi, hiệu quả, tránh lãng phí và phù hợp với nguồn lực hiện có.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Đưa công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn Nghệ thuật

Đưa công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

TTTĐ - Xứng đáng là Thủ đô của đất nước, luôn tiên phong và là đại diện cho tinh thần Việt Nam, Hà Nội là nơi đầu tiên có Nghị quyết chuyên đề về công nghiệp văn hóa. Điều này thể hiện quyết tâm chính trị của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô đi đầu thực hiện mục tiêu kép vừa gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa ngàn năm, vừa đưa công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Tuyên truyền cổ động trọng tâm, thiết thực và hiệu quả Nghệ thuật

Tuyên truyền cổ động trọng tâm, thiết thực và hiệu quả

TTTĐ - Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 191/KH-SVHTT “Công tác thông tin trang trí, tuyên truyền cổ động trực quan phục vụ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025); 139 năm Ngày Quốc tế lao động (1/5/1886 - 1/5/2025; 71 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2025)”. Các hoạt động tuyên truyền, kỷ niệm cần tổ chức bằng nhiều hình thức phù hợp, có trọng tâm, trọng điểm, thiết thực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội.
Kiến trúc đặc biệt chùa Bãi “Linh Châu tự” Nghệ thuật

Kiến trúc đặc biệt chùa Bãi “Linh Châu tự”

TTTĐ - Được xây dựng từ thế kỷ XVII, chùa Bãi "Linh Châu tự" nằm trên một khu đất rộng rãi miền đất bãi phía tả ngạn dòng sông Đáy thuộc xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Với kiến trúc độc đáo của mình, chùa Bãi "Linh Châu tự" vừa đón nhận Bằng công nhận Di tích Kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố.
Quân khu 7 tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật chào mừng đại lễ 30/4 Nghệ thuật

Quân khu 7 tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật chào mừng đại lễ 30/4

TTTĐ - Được sự chỉ đạo của Bộ Quốc phòng, nhân dịp lễ 30/4, Quân khu 7 sẽ tổ chức chuỗi các chương trình nghệ thuật tái hiện lại những giai thoại lịch sử hào hùng của dân tộc.
Hà Nội và những nghị quyết đột phá Văn hóa

Hà Nội và những nghị quyết đột phá

Để tiếp tục phát triển công nghiệp văn hóa trong kỷ nguyên mới, Hà Nội đã xây dựng Dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (Thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô) và Dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của Trung tâm Công nghiệp văn hóa (thực hiện theo khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô).
Không gian kết nối, truyền cảm hứng sâu sắc cho cộng đồng làm đẹp Thời trang - Làm đẹp

Không gian kết nối, truyền cảm hứng sâu sắc cho cộng đồng làm đẹp

TTTĐ - Ngày 10/4, sự kiện công bố chuỗi hoạt động "The Face Beauty Vietnam 2025" với chủ đề “The Queen: Behind the Mask” đã diễn ra thành công tại khách sạn Holiday Inn & Suites Saigon Airport (Thành phố Hồ Chí Minh). Chương trình không chỉ quy tụ các chuyên gia, thương hiệu lớn mà còn mở ra một không gian kết nối, truyền cảm hứng sâu sắc cho cộng đồng làm đẹp Việt Nam.
Sân khấu thực cảnh hoành tráng tái hiện ngày non sông thống nhất Nghệ thuật

Sân khấu thực cảnh hoành tráng tái hiện ngày non sông thống nhất

TTTĐ - Công nghệ hiện đại, âm thanh vòm Soundscape, ánh sáng Laser, 3D mapping cùng những màn nghệ thuật ấn tượng sẽ tái hiện những trận đánh lịch sử, những đoàn quân oai hùng hành quân qua sông, đường Trường Sơn huyền thoại, đoàn xe tăng thần tốc tiến vào Dinh Độc Lập, đến khung cảnh hân hoan ngày non sông thống nhất. Với khoảng 800 nghệ sĩ tham gia, chương trình chính luận nghệ thuật “Hẹn ước Bắc - Nam” hứa hẹn sẽ mang đến nhiều cảm xúc cho khán giả.
Phát huy thế mạnh của văn hóa Hà Nội Văn hóa

Phát huy thế mạnh của văn hóa Hà Nội

TTTĐ - Thời gian qua, Hà Nội đã và đang tập trung triển khai nhiều chương trình, kế hoạch, giải pháp… nhằm quảng bá văn hóa cả ở trong nước và quốc tế. Việc thành lập các khu phát triển thương mại và văn hóa sẽ phát huy được lợi thế, tiềm năng về văn hóa của Hà Nội.
Những “biểu tượng phong cách” hội ngộ tại sự kiện của TUMI Thời trang - Làm đẹp

Những “biểu tượng phong cách” hội ngộ tại sự kiện của TUMI

TTTĐ - Sự kiện ra mắt Bộ sưu tập (BST) Degree Lite tại Thành phố Hồ Chí Minh, đánh dấu cột mốc 50 năm của TUMI, cùng chiến dịch mới nhất “UNCOMPOMISINGLY LIGHT”.
Hà Nội triển khai đồng loạt, toàn diện đề án sân khấu học đường Nghệ thuật

Hà Nội triển khai đồng loạt, toàn diện đề án sân khấu học đường

TTTĐ - Kết thúc 3 năm thí điểm, đề án sân khấu học đường sẽ tiếp tục được triển khai đồng bộ, toàn diện và bài bản tại các trường tiểu học, THCS công lập, dân lập trên địa bàn thành phố Hà Nội vào giai đoạn 2025 - 2030.
Xem thêm