Tag
Bỏ chứng chỉ tin học, ngoại ngữ:

Xóa tư tưởng đối phó giúp giáo viên tập trung chuyên môn

Giáo dục 03/12/2020 10:49
aa
TTTĐ - Trên thực tế, nhiều giáo viên chỉ học lấy chứng chỉ ngoại ngữ, tin học để đối phó, “cho đủ hồ sơ”. Vì vậy, quy định xóa bỏ chứng chỉ này khiến nhiều giáo viên phấn khởi, vui mừng vì trút đi được một gánh nặng để tập trung chuyên môn.
Nhiều giáo viên có thể sẽ không được thưởng Tết Âm lịch 2021?

Trút gánh nặng cho giáo viên

Theo kế hoạch, Bộ GD&ĐT sẽ ban hành thông tư về xóa bỏ chứng chỉ ngoại ngữ và tin học cho giáo viên vào tháng 12/2020. Sau khi ban hành sau 45 ngày, thông tư sẽ có hiệu lực vào tháng 2/2021.

Xóa tư tưởng đối phó giúp giáo viên tập trung chuyên môn
Ảnh minh họa

Chiều 2/12, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn đã trả lời câu hỏi về việc Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ đã làm việc để thống nhất xóa bỏ chứng chỉ ngoại ngữ và tin học cho giáo viên. Theo đó, dự kiến, tháng 12/2020, Bộ sẽ ban hành quy định cụ thể.

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho biết, việc rà soát chứng chỉ ngoại ngữ và tin học nằm trong kế hoạch rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của Bộ GD&ĐT. Cụ thể, việc này nằm trong thông tư quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của giáo viên mầm non và giáo dục phổ thông.

"Trong chương trình đào tạo giáo viên tuân theo khung trình độ quốc gia có yêu cầu về tin học, ngoại ngữ. Chúng tôi đưa vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên. Sau khi thống nhất các ý kiến với Bộ Nội vụ, Bộ GD&ĐT sẽ sửa đổi thông tư này", lãnh đạo Bộ GD&ĐT nói.

Theo kế hoạch, thông tư này sẽ ban hành vào tháng 12/2020 và sau khi ban hành sau 45 ngày sẽ có hiệu lực vào tháng 2/2021.

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng cho biết, Nghị định 115 ngày 25/9/2020 và Nghị định 138 vừa ký ngày 27/11/2020, đã quy định cụ thể về miễn tin học, ngoại ngữ với các trường hợp cụ thể. Theo ông Thăng, trước đây Nghị định 24 năm 2010 và Nghị định 29 năm 2012 không quy định cụ thể những trường hợp nào được miễn.

Bộ Nội vụ cùng các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, các Bộ quản lý ngạch công chức chuyên ngành, sẽ rà soát toàn bộ mã số, tiêu chuẩn chức danh để triển khai việc này cho phù hợp.

Dù chưa chính thức ban hành và có hiệu lực nhưng thông tin trên cũng khiến nhiều giáo viên phấn khởi, vui mừng. Cô Nguyễn Thu H - dạy tại một trường tiểu học trên địa bàn quận Hà Đông (Hà Nội) đã chỉ ra những bất cập của quy định về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học đối với giáo viên. Những giáo viên có tuổi, có kinh nghiệm chuyên môn gặp khó khăn, bất lợi so với giáo viên trẻ khi đánh giá chuẩn nghề nghiệp hoặc xét (thi) nâng hạng. Bên cạnh đó, do đặc thù kiến thức, một số bộ môn không đòi hỏi cao về ngoại ngữ và tin học (ví dụ như: Thể dục, Âm nhạc, Mỹ thuật…) nên việc có chứng chỉ chỉ mang tính đối phó, hình thức, không áp dụng trong thực tế.

Cô H cũng chia sẻ: “Để đủ điều kiện thăng hạng, nhiều giáo viên phải bỏ thời gian, công sức đi học, thi... từ đó ảnh hưởng đến chất lượng, thời gian dạy học trên lớp. Thực tế, nhiều giáo viên không áp dụng kiến thức ngoại ngữ, tin học có được từ việc học và thi các chứng chỉ trên. Bởi vậy, việc bỏ quy định về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học giúp tư tưởng giáo viên được cởi trói, bớt áp lực trong giảng dạy, đánh giá chuẩn nghề nghiệp”.

Đánh giá bằng năng lực thực tế

Nhận định việc xóa bỏ quy định chứng chỉ ngoại ngữ, tin học đối với giáo viên là vô cùng chuẩn xác, thầy Nguyễn Minh Phi - Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Văn Cừ (huyện Gia Lâm, Hà Nội) cho rằng, trên thực tế, lâu nay chứng chỉ ngoại ngữ, tin học đối với giáo viên chỉ mang tính hình thức, đối phó mà chưa thực sự chú trọng vào chất lượng.

“Hầu hết giáo viên đều nhận thức được tầm quan trọng của ngoại ngữ và tin học, bởi những kiến thức này hỗ trợ rất tốt cho dạy học. Tuy nhiên, việc tận dụng ưu thế ngoại ngữ và công nghệ thông tin phục vụ giảng dạy khác với việc buộc phải có chứng chỉ. Nếu thi cho có chứng chỉ mà không sử dụng được thì sẽ lãng phí”, thầy Phi chia sẻ quan điểm.

Trước tin vui này, nhiều giáo viên cũng cho rằng, Bộ GD&ĐT làm việc với Bộ Nội vụ để bỏ các quy định về chứng chỉ ngoại ngữ và tin học là cần thiết, phù hợp với tâm tư nguyện vọng của giáo viên và hệ thống quản lý giáo dục. Khẳng định điều này nhưng ông Đặng Văn Bình, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT), cũng lưu ý: Sau khi loại bỏ yêu cầu về chứng chỉ tin học và ngoại ngữ đối với giáo viên, Bộ sẽ ban hành một chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nhằm giúp giáo viên cập nhật các kiến thức cơ bản.

Bộ GD&ĐT sẽ đưa toàn bộ chương trình đào tạo ngoại ngữ, tin học vào chương trình đào tạo và chương trình bồi dưỡng giáo viên.

Như vậy đồng nghĩa với việc, sau khi tốt nghiệp, theo trình độ chuẩn của các chuyên ngành sư phạm, giáo viên không cần chứng chỉ ngoại ngữ, tin học này nhưng vẫn có trình độ chuyên môn để đáp ứng cho công việc giảng dạy. Bởi hiện nay, các trường sư phạm đã và đang đào tạo các chương trình này rất hiệu quả.

Hơn nữa, không có chứng chỉ, giáo viên vẫn trau dồi và bổ sung kiến thức về năng lực tin học và ngoại ngữ để phục vụ cho quá trình giảng dạy của mình. Vì vậy, việc yêu cầu chứng chỉ tin học và ngoại ngữ chỉ mang tính hình thức và đôi khi là thừa với các thầy cô.

Đọc thêm

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Đà Nẵng có tân Hiệu trưởng Giáo dục

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Đà Nẵng có tân Hiệu trưởng

TTTĐ - PGS.TS Nguyễn Lê Hùng được bổ nhiệm giữ chức vụ Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật - Đại học Đà Nẵng nhiệm kỳ 2020-2025.
Hà Nội: Phát triển văn hoá đọc thúc đẩy học tập suốt đời Giáo dục

Hà Nội: Phát triển văn hoá đọc thúc đẩy học tập suốt đời

TTTĐ - Sáng 2/10, tại Trường THCS Giảng Võ (quận Ba Đình), Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức lễ khai mạc và phát động Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2024. Tuần lễ năm nay diễn ra từ nay tới ngày 7/10 với chủ đề “Phát triển văn hóa đọc thúc đẩy học tập suốt đời”.
Gần 8 tỉ đồng học bổng cho sinh viên được trao tại lễ khai giảng Học viện Ngân hàng Giáo dục

Gần 8 tỉ đồng học bổng cho sinh viên được trao tại lễ khai giảng Học viện Ngân hàng

TTTĐ - Sáng nay (2/10), trong không khí vui mừng, phấn khởi chào đón năm học mới, Học viện Ngân hàng (HVNH) long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025.
Nâng cao cảnh giác với đồ phát, tặng miễn phí nơi cổng trường Giáo dục

Nâng cao cảnh giác với đồ phát, tặng miễn phí nơi cổng trường

TTTĐ - Ngay sau khi có thông tin về học sinh được phát miễn phí nước uống tại khu vực gần cổng trường, không ít trường hợp bị đau bụng phải nhập viện, nhiều trường học đã phát đi cảnh báo đến phụ huynh, học sinh, đồng thời phối hợp với cơ quan chức năng kiểm tra, kiểm soát khu vực bên ngoài cổng trường.
Thanh Oai thông tin việc học sinh nhập viện sau uống nước miễn phí Chung tay vì an toàn thực phẩm

Thanh Oai thông tin việc học sinh nhập viện sau uống nước miễn phí

TTTĐ - Chiều 1/10, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Thanh Oai, Hà Nội đã có báo cáo chính thức gửi Sở GD&ĐT Hà Nội về vụ việc một số học sinh trường THCS Bình Minh nghi ngộ độc sau khi uống nước được phát miễn phí ở cổng trường.
Tiếp thêm sức mạnh cho giáo viên Việt Nam và các nước trong khu vực Giáo dục

Tiếp thêm sức mạnh cho giáo viên Việt Nam và các nước trong khu vực

TTTĐ - Hội thảo Trực tuyến ASEAN TeachingEnglish 2024 sẽ diễn ra từ ngày 10 đến 30 tháng Mười 2024, mang đến cơ hội cho giáo viên tiếng Anh và chuyên gia giáo dục các nước trong khu vực ASEAN nâng cao kỹ năng giảng dạy cũng như hiểu hơn về người học. Hội thảo được thiết kế đặc biệt dành cho giáo viên cấp tiểu học và trung học cơ sở, cung cấp cho người tham gia những góc nhìn mới và giải pháp thực tiễn để cải thiện việc giảng dạy tiếng Anh (ELT).
On Stage 2024 - thắp sáng niềm đam mê kịch nghệ cho giới trẻ Giáo dục

On Stage 2024 - thắp sáng niềm đam mê kịch nghệ cho giới trẻ

TTTĐ - Câu lạc bộ Life’s So Drama trực thuộc trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam vừa tổ chức chương trình kịch nghệ thường niên On Stage với vở kịch mang tên “Năm ngàn dặm”.
Ra mắt mô hình cổng trường "An toàn giao thông" Thanh niên Thủ đô với văn hoá giao thông

Ra mắt mô hình cổng trường "An toàn giao thông"

TTTĐ - UBND phường Cống Vị (quận Ba Đình) vừa tổ chức ra mắt mô hình “Cổng trường học an toàn giao thông” tại Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc.
Quỹ Vì tương lai xanh khởi động cuộc thi hùng biện - tranh biện Tiếng nói Xanh mùa 2 Giáo dục

Quỹ Vì tương lai xanh khởi động cuộc thi hùng biện - tranh biện Tiếng nói Xanh mùa 2

TTTĐ - Quỹ Vì tương lai xanh - Tập đoàn Vingroup chính thức phát động cuộc thi hùng biện - tranh biện Tiếng nói Xanh mùa 2 dành cho học sinh THPT toàn quốc với tổng giá trị giải thưởng lên đến hơn 18,5 tỉ đồng. Thời hạn mở đơn đăng ký từ nay cho đến 23h59 ngày 31/10/2024, vòng chung kết dự kiến diễn ra vào tháng 1/2025.
Hà Nội quán triệt học sinh không nhận đồ ăn, uống từ người lạ Chung tay vì an toàn thực phẩm

Hà Nội quán triệt học sinh không nhận đồ ăn, uống từ người lạ

TTTĐ - Trước thông tin một số học sinh ngộ độc nghi do nước uống miễn phí phát ở cổng trường, sáng 1/10, ngành Giáo dục gửi cảnh báo đến các quận, huyện, thị xã tăng cường quản lý học sinh, tuyên truyền nhắc nhở các em không ăn quà vặt ngoài cổng trường và tuyệt đối không nhận đồ ăn, đồ uống từ người lạ.
Xem thêm