Xây dựng văn hóa người Hà Nội là động lực phát triển kinh tế, xã hội
Đưa cuộc vận động thành động lực phát triển kinh tế địa phương Tạo động lực phát triển, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh Thể chế là động lực, nguồn lực cho sự phát triển |
Điều này đã được cụ thể hóa trong nhiều phong trào được đề ra tại quận như xây dựng “Gia đình văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa”...; xây dựng và hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa, thực hiện nếp sống văn minh. Quận ủy đã ban hành Chương trình số 11-CTr/QU, ngày 1/3/2021 của Quận ủy về “Phát triển văn hóa - xã hội, đẩy mạnh xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quận Hai Bà Trưng giai đoạn 2021 - 2025”.
Thông qua triển khai các giải pháp, bước đầu ghi nhận những kết quả khả quan với nhiều mô hình, sáng kiến hay, góp phần đưa các nội dung chương trình từng bước đi vào cuộc sống, thiết thực trong việc xây dựng nếp sống văn hóa người Hà Nội trên địa bàn quận.
Các gia đình văn hóa tiêu biểu được nêu gương tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội |
Quận Hai Bà Trưng cũng đã ban hành Kế hoạch số 130/KH-UBND ngày 19/5/2022 thực hiện Quyết định số 96/QĐ-TTg ngày 19/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình đến năm 2030; Kế hoạch số 131/KH-UBND ngày 24/5/2022 thực hiện Quyết số 2238/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030 trên địa bàn quận Hai Bà Trưng.
Nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc vun đắp, gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa gia đình, nền tảng để xây dựng một xã hội bền vững trong công cuộc đổi mới, hàng năm, quận Hai Bà Trưng quan tâm, hưởng ứng các hoạt động kỷ niệm “Ngày Quốc tế hạnh phúc”, “Ngày gia đình Việt Nam”, “Ngày Quốc tế phòng chống bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái”.
Hoạt động phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng |
Hoạt động được tổ chức với nhiều nội dung phong phú đa dạng, thu hút đông đảo các gia đình tham gia như: Liên hoan tiếng hát gia đình, biểu dương các gia đình văn hóa tiêu biểu, hội thi Gia đình văn minh, hạnh phúc… nhằm đề cao trách nhiệm của lãnh đạo các cấp, ngành, đoàn thể và tổ chức xã hội cùng toàn thể các gia đình thường xuyên quan tâm, chăm lo xây dựng gia đình hạnh phúc, bình đẳng và tiến bộ, đẩy mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Xây dựng ứng xử văn hóa là nhiệm vụ quan trọng, nhất là thời điểm Hà Nội đang giao thoa nhiều hình thái văn hóa trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Trong dòng chảy ấy, người Hà Nội cần biết "gạn đục khơi trong", dung hòa giữa cái cũ và cái mới, giữ gìn tác phong, lề lối, cách nghĩ hiện đại bên cạnh nếp ứng xử của người Tràng An.
Văn hóa trong xã hội có gốc từ gia đình. Vì thế, hơn bao giờ hết cần đặc biệt chú trọng vấn đề văn hóa gia đình. Mọi công dân được giáo dục tốt từ gia đình, thì mới có thể ứng xử hay ngoài xã hội. Điều này cũng phải được thực hiện ngay từ môi trường học đường để những ứng xử văn minh, hành động đẹp thấm sâu trong nhận thức của mỗi cá nhân.