Tag

“Vườn rừng Bản Thổ” và chuyện của cô gái bắt “đất cằn nở hoa”

Nhịp sống trẻ 11/07/2021 15:03
aa
TTTĐ - Bỏ công việc tốt với chế độ ưu đãi hấp dẫn ở thành phố để trở về quê nghèo trồng rừng khiến Nguyễn Lê Ngọc Linh (Như Xuân, Thanh Hóa) bị không ít người nói là gàn dở. Tuy nhiên, khát khao cháy bỏng giúp người dân quê hương vượt qua cái nghèo đã giúp Linh vươn lên gặt hái thành công bước đầu.
Tin tức giải trí mới nhất ngày 23/5: Nam Em chân trần dạo chơi trong rừng "Trồng rừng giữ nước" để mùa khô không còn là cơn ác mộng "Người trồng rừng" - cuốn sách được thiền sư Thích Nhất Hạnh khuyên đọc

Bỏ phố

Linh kể: “Mình là người dân tộc Thổ được sinh ra ở xã Hóa Quỳ (huyện Như Xuân, Thanh Hóa), một xã miền núi nghèo, thuộc huyện miền núi nghèo của tỉnh Thanh Hóa. Mảnh đất được người ta nói “Chó ăn đá, gà ăn sỏi”. Trời nắng cuốc xuống đất cuốc nảy lên, trơ trọi toàn sỏi đá. Mùa mưa đất dính nhẹm, muốn có ăn, có mặc chỉ có cách thoát ly.

Đó cũng là điều cha mẹ mình lấy ra để răn dạy, rằng cố học mà thoát nghèo. Mình cố gắng học, ra đi, bám trụ ở thành phố và có một công việc tốt, thu nhập hấp dẫn là mơ ước trong mắt bao người”.

Nguyễn Lê Ngọc Linh
Nguyễn Lê Ngọc Linh

Thế nhưng, Linh vẫn thấy đau đáu trong mình một nỗi đau khi mỗi lần trở về chỉ thấy những quả đồi núi trọc lóc ngày càng nhiều, đất bỏ hoang bạc thếch. Ở quê chỉ có người già và trẻ thơ nheo nhóc. Những người dân nơi đây luôn bị cái nghèo bủa vây.

Đặc biệt, câu chuyện người họ hàng của Linh phải chạy vạy khắp nơi mới đủ 2 triệu đồng để đi cấp cứu trong đêm tối khiến cô gái trẻ có suy nghĩ cháy bỏng: "Nhất định phải có cách nào đó để những người thân yêu sống tốt ngay trên chính mảnh đất của mình". Sao đất cứ phải bỏ hoang mà phải bon chen, vật lộn nơi xứ người, cực khổ mà cũng không đủ ăn?

Câu hỏi đó khiến Linh lao vào tìm kiếm các giải pháp về nông nghiệp bền vững. Cô gái trẻ lên mạng tìm kiếm sách, các hội nhóm về nông nghiệp.

“Ngày đó, cứ có hội nhóm nào chứa từ “nông nghiệp” là mình tham gia. Ngày đi làm, tối thức đến 2-3h sáng lọ mọ đọc hết mọi bài viết người ta chia sẻ. Ai chia sẻ kiến thức chi tiết, mình nhắn tin xin kết bạn rồi tìm trang của họ đọc. Bài nào hay mình lấy giấy bút ghi chép lại các ý”, Linh chia sẻ.

Bên cạnh đó, các năm 2016, 2017, vấn nạn thực phẩm bẩn trở nên trầm trọng. Cơ quan báo chí thông tin nhiều vụ gắn mác thực phẩm sạch nhưng cũng chỉ lấy hàng chợ đầu mối trà trộn vào. Con người sống giữa phố thị xa hoa mà luôn nơm nớp lo sợ. Lúc đó, Linh càng mơ ước về một nơi canh tác nông nghiệp mà không khí sạch, nước sạch, đất sạch, minh bạch hoàn toàn các bước. Các sản phẩm tròn đầy chất và vị bởi được kết tinh đủ thời gian cùng nắng – gió – đất.

“Vườn rừng Bản Thổ” và chuyện của cô gái bắt “đất cằn nở hoa”
Nguyễn Lê Ngọc Linh với các sản phẩm của "Vườn rừng Bản Thổ"

Năm 2018, Linh quyết định bỏ phố về quê lập nghiệp, với 3 héc ta đất đồi bố mẹ cho mượn để xây dựng mô hình "Vườn rừng Bản Thổ".

5 năm trước, mình đã bị mọi người nói gàn dở. Trước khi mình làm và ngay cả bây giờ khi mô hình đã thành hình, ai đặt chân tới “Vườn rừng Bản Thổ” cũng khuyên mình suy nghĩ lại. Ở đây khó khăn trùng trùng, đất xấu, đường xá giao thương không có, cớ gì mình cứ phải làm ở đây. Mình quả thực không biết gì về quản trị, về tài chính, chỉ có ý nghĩ này rất rõ ràng trong đầu: Nếu ở nơi khó khăn trăm bề như thế này, mô hình của mình vẫn thành công, thì ở bất kì nơi đâu, rừng vẫn sẽ được trồng, người nông dân vẫn sẽ sống thật tốt với mảnh đất của họ.

Làm nông nghiệp theo cách khác

Mục tiêu của Linh là tạo ra một mô hình vườn rừng bền vững. Ở đó sinh kế được đảm bảo mà không cần chặt đi cây rừng nào, không cần hủy hoại sức khỏe của bản thân và cả hệ sinh thái bởi thuốc diệt cỏ, thuốc kích thích, thuốc trừ sâu, phân bón hóa học mà năng suất cây trồng vẫn cao.

Sau khi thành công, Linh sẽ nhân rộng và liên kết với các hộ nông dân xung quanh để trồng vườn rừng và mở rộng diện tích ra những vùng đồi trọc, trồng độc canh keo, cao su. Từ đó, người nông dân có thể sống đủ đầy, thậm chí sống khỏe mạnh trên chính mảnh đất của mình.

Vì vậy khi thực hiện mô hình “Vườn rừng bản Thổ”, Linh chỉ trồng dặm cây chứ không phá. "Như Xuân là vùng đất khô hạn, ít mưa, đất đai nếu không được che phủ tốt sẽ dễ bị thoát hơi nước dẫn đến bạc màu, không thể trồng được cây. Bởi vậy, mình không sử dụng thuốc diệt cỏ, không nhổ cỏ, chỉ xáo cỏ để tạo độ che phủ tốt cho đất", Linh cho biết.

Dù đã có sự chuẩn bị nhưng khi khởi nghiệp Linh gặp không ít khó khăn. Nguồn vốn ít, kiến thức về trồng rừng còn hạn chế. Tuy nhiên, khát khao hiện thực hóa giấc mơ thay đổi vùng quê nghèo đã giúp cô gái trẻ có năng lượng, động lực để vượt qua khó khăn.

Ngay sau khi vay mượn đủ nguồn vốn, Linh bắt đầu cải tạo vùng đất đã được nghỉ ngơi 1 năm bằng chuối, các cây họ đậu và để cây rừng như lát, lim, mắc khén, tiêu rừng...tái sinh lại. Tháng 1/2019, khi đất có nhiều mùn và sinh khối hơn, cô gái trẻ bắt đầu đưa thêm các cây ăn quả có giá trị kinh tế cao và cây dược liệu vào trồng bên cạnh cây rừng. Đây là những cây có tác dụng khôi phục lại các mạch nước ngầm dưới lòng đất.

Tại vòng Chung kết Cuộc thi dự án khởi nghiệp sáng tạo thanh niên nông thôn năm 2020 do T.Ư Đoàn tổ chức, dự án của Nguyễn Lê Ngọc Linh đã đoạt giải Đặc biệt của cuộc thi
Tại vòng chung kết Cuộc thi dự án khởi nghiệp sáng tạo thanh niên nông thôn năm 2020 do Trung ương Đoàn tổ chức, dự án của Nguyễn Lê Ngọc Linh đã đoạt giải Đặc biệt

Mặt khác, Linh trồng thêm các loài cây như dổi rừng lấy hạt, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như bưởi, cam, ổi, mít... Ngoài ra, cô gái trẻ còn trồng dưới tán rừng các loài cây hoa màu, bobo, ngô để lấy nguồn nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi tại chỗ và trồng các cây dược liệu như: Cây thiên môn đông, gừng, nghệ, tỏi…

Tới nay, "Vườn rừng Bản Thổ" đã có hơn 50 loài cây rừng bản địa như lim, lát, dẻ, trám, mắc khén, dổi… cùng các loài cây hái quả gồm cam, quýt, bưởi và các loài dược liệu, cây nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi, kết hợp nuôi ong, gà trong rừng. Các sản phẩm từ vườn rừng như mật ong, các cây rừng, cây dược liệu, trái cây, nguyên liệu liệu chế biến thức ăn chăn nuôi… được bán ra thị trường trong và ngoài tỉnh.

Hiện nay Linh đã có bước đầu khá thành công với mô hình này, cho thu nhập 500 đến 600 triệu đồng/năm, tạo việc làm ổn định cho 4 lao động thường xuyên và 10 lao động thời vụ với mức lương mỗi tháng 5 triệu đồng/tháng.

Những trái ngọt đầu tiên đã nguồn động lực để Linh đối mặt với những thử thách khác, nhất là ảnh hưởng của dịch Covid-19. Theo cô gái trẻ, dịch bệnh ảnh hưởng không nhỏ đến việc giao thương, vận chuyển hàng hóa. Cô gái trẻ cũng phải chuyển đổi cách thức bán hàng truyền thống sang online để kịp thời thích ứng và đảm bảo cho sự phát triển của nông trại.

Tuy rất nhiều thử thách nhưng hiện mô hình của Linh vẫn đang phát triển đi lên. Trong đó, cô gái trẻ đang nỗ lực xây dựng nhà xưởng để chế biến các nông sản như mật ong lên men và các đặc sản địa phương như hạt dổi, mắc khén...

“Mơ ước của mình là xây dựng được một nhà máy chế biến nông sản; Phát triển du lịch bền vững gắn liền với khôi phục văn hóa cổ truyền của người dân tộc Thổ. Mình hi vọng hướng đi này sẽ góp phần thay đổi diện mạo xã Hóa Quỳ (Như Xuân, Thanh Hóa) tạo động lực cho đoàn viên, thanh niên khác quyết tâm lập nghiệp, phát triển kinh tế trên chính mảnh đất quê hương”, Linh tâm sự.

Đọc thêm

Tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh lên đường hướng về miền Bắc thân yêu Camera 360 trẻ

Tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh lên đường hướng về miền Bắc thân yêu

TTTĐ - Nhằm khắc phục hậu quả do bão, lũ gây ra tại các tỉnh phía Bắc, Thành đoàn TP Hồ Chí Minh vừa triển khai 20 đội hình với hàng trăm chiến sĩ tình nguyện đến các tỉnh chịu thiệt hại nặng nề bởi thiên thai, sẵn sàng chung tay hỗ trợ đồng bào vượt qua khó khăn.
Cán bộ, chiến sỹ gìn giữ hòa bình thi đua lập công dâng Bác Nhịp sống trẻ

Cán bộ, chiến sỹ gìn giữ hòa bình thi đua lập công dâng Bác

TTTĐ - Sáng 18/9, Cục gìn giữ hòa bình (GGHB) Việt Nam tổ chức lễ phát động thi đua lập công dâng Bác trước khi Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 6 (BVDC2.6) và Đội Công binh số 3 (ĐCB3) lên đường làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình.
Cấp gói tín dụng 20 tỉ đồng, lãi suất 0% cho sinh viên Camera 360 trẻ

Cấp gói tín dụng 20 tỉ đồng, lãi suất 0% cho sinh viên

TTTĐ - Với mong muốn hỗ trợ sinh viên đang gặp khó khăn, gánh chịu những hậu quả nặng nề sau bão, Hội Sinh viên Việt Nam thành phố Hà Nội phối hợp cùng Ngân hàng MSB sẽ thực hiện chương trình “Chia sẻ yêu thương - Cùng bạn tới trường”. Theo đó, chương trình cấp gói tín dụng 20 tỉ đồng, lãi suất 0% cho các bạn sinh viên có quê quán tại 17 tỉnh, thành phố phía Bắc bị ảnh hưởng do bão.
Nâng cao kỹ năng công nghệ cho học sinh vùng biên giới Nhịp sống phương Nam

Nâng cao kỹ năng công nghệ cho học sinh vùng biên giới

TTTĐ - Ngày 17/9, tại tỉnh Tây Ninh, Báo Tiền Phong phối hợp Tập đoàn Keppel tổ chức chương trình Bytes for Future, trao tặng máy tính cho các trường học tại địa phương. Hoạt động hướng đến mục tiêu trang bị những công cụ và kiến thức cần thiết để các em học sinh có thể hội nhập và phát triển trong kỷ nguyên số hiện nay.
Đồng hành cùng người dân vượt qua khó khăn do bão lũ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Đồng hành cùng người dân vượt qua khó khăn do bão lũ

TTTĐ - Bằng những hoạt động thiết thực như tặng quà, nhu yếu phẩm, thu hoạch nông sản… tuổi trẻ Thủ đô đã góp phần sẻ chia, hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão lũ vượt qua khó khăn.
3.000 suất quà Trung thu tặng trẻ em quận Tây Hồ Camera 360 trẻ

3.000 suất quà Trung thu tặng trẻ em quận Tây Hồ

TTTĐ - Trong dịp Trung thu năm nay, Thành đoàn – Hội đồng Đội thành phố Hà Nội, Quận đoàn – Hội đồng Đội quận Tây Hồ và Công ty Cổ phần Phúc Long Heritage dành 3.000 suất quà, trị giá hơn 360 triệu đồng tặng các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi lũ lụt trên địa bàn quận Tây Hồ.
Phố Hàng Mã vắng vẻ hơn sau bão Nhịp sống trẻ

Phố Hàng Mã vắng vẻ hơn sau bão

TTTĐ - Theo nhiều tiểu thương, sau cơn bão số 3, cùng với thời tiết thất thường, phố Hàng Mã không đông như mọi năm, lượng bán hàng cũng ít hơn.
Mọi nỗ lực không bao giờ là muộn Camera 360 trẻ

Mọi nỗ lực không bao giờ là muộn

TTTĐ - 8 năm sau ngày tốt nghiệp Phổ thông trung học (PTTH), Ngô Minh Thành (sinh năm 1992) lại quyết tâm một lần nữa chinh phục Đại học Y Hà Nội. Từ đó, một “câu chuyện cổ tích” giữa thời hiện đại đã được viết ra khiến nhiều người khâm phục…
Trung thu ấm áp... Bản tin công tác Đội

Trung thu ấm áp...

TTTĐ - Những món quà được các anh chị đoàn viên, thanh niên trao tặng đã giúp các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, thiếu nhi vùng ngập lụt có mùa Trung thu ấm áp hơn.
1.000 người được khám, tầm soát bệnh lý tim mạch và thận Tuổi trẻ học và làm theo Bác

1.000 người được khám, tầm soát bệnh lý tim mạch và thận

TTTĐ - Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam, Hội Tiết niệu - Thận học Việt Nam, Bệnh viện Thống Nhất và Công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam vừa tổ chức chương trình "CAREME – Yêu lấy mình - Khám sàng lọc bệnh lý tim mạch, bệnh thận mạn, thận chuyển hóa tại cộng đồng" với sự tham gia của hơn 1.000 người dân trên địa bàn TP Hồ Chí Minh.
Xem thêm