Tag

Văn hóa và con người - nguồn lực quyết định sự phát triển

Muôn mặt cuộc sống 02/04/2024 13:13
aa
TTTĐ - Với quan điểm chủ đạo, được thành phố Hà Nội giữ vững xuyên suốt trong quá trình lập Quy hoạch Thủ đô là: “Lựa chọn khai thác tiềm năng văn hóa và con người Hà Nội trở thành giá trị vật chất trường tồn, nguồn lực quan trọng quyết định sự phát triển Thủ đô” thì sự phát triển ấy tất yếu sẽ nhanh chóng và bền vững, hướng đến một Thủ đô “Văn hiến - văn minh - hiện đại”.
Hoàn thiện các quy định về ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực văn hóa Nét văn hóa Hà Nội phát huy trên vùng đất Đạ Tẻh Để văn hóa Hà Nội kết tinh và tỏa sáng…

Những nguồn lực đặc biệt

Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được HĐND TP Hà Nội khóa XVI thông qua.

Đồng chí Hà Minh Hải, Phó Chủ tịch UBND TP, Phó Trưởng ban Chỉ đạo thành phố chỉ đạo tổ chức lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội nhấn mạnh, Hà Nội coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu để cụ thể hóa Nghị quyết số 15 của Bộ Chính trị cũng như các nghị quyết mang tính chiến lược.

Văn hóa và con người - nguồn lực quyết định sự phát triển
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải phát biểu tại Kỳ họp thứ 15 (Kỳ họp chuyên đề), HĐND TP Hà Nội khóa XVI

Quy hoạch đưa ra mục tiêu tổng quát là Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”; nơi hội tụ tinh hoa văn hóa của cả nước; trung tâm đi đầu trong nghiên cứu, sáng tạo, ứng dụng và chuyển giao khoa học - công nghệ mới; trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng sông Hồng và vùng động lực phía Bắc; một trong hai cực tăng trưởng có vai trò dẫn dắt kinh tế cả nước, có tầm ảnh hưởng trong khu vực…

Một điểm nhấn được quan tâm là thành phố Hà Nội giữ quan điểm xuyên suốt: Văn hóa và con người vừa là mục tiêu, vừa là nền tảng, là động lực, nguồn lực quan trọng để phát triển Thủ đô.

Từ nhiều năm nay, với Hà Nội, văn hóa và con người luôn được xác định là những nguồn lực đặc biệt, có tiềm năng vô cùng to lớn. Để văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội thì văn hóa phải hiện diện trong toàn bộ quá trình xây dựng và phát triển của các lĩnh vực, trong đó có quy hoạch.

Theo ông Lê Ngọc Anh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội, đơn vị lập Quy hoạch cho biết, từ đề cương định hướng cho đến các bản dự thảo báo cáo sau này đều xác định đặc trưng của Hà Nội vẫn là “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.

Trong loạt hội thảo được tổ chức trước đó về phương án phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương để tích hợp vào Quy hoạch Thủ đô, quan điểm từ lãnh đạo thành phố Hà Nội luôn khẳng định, nguồn lực quan trọng cho sự phát triển bền vững của Thủ đô là văn hóa và con người Hà Nội. Trong đó, không gian văn hóa được chú trọng mở rộng, phát triển hiệu quả các di sản phục vụ phát triển Thủ đô. Cũng từ định hướng này, các đơn vị tư vấn đã có nghiên cứu định hình cho sự phát triển các không gian văn hóa đặc sắc của Thủ đô.

Đặc biệt, với hệ thống di sản văn hóa đa dạng, việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống phải là một phần quan trọng trong quy hoạch phát triển đô thị của Hà Nội. Đây chính là một trong những nguồn lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô. Song song với đó là nguồn lực về con người - yếu tố hàng đầu để công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đạt hiệu quả.

Trong 5 quan điểm phát triển Thủ đô Hà Nội được các đơn vị tư vấn đưa ra, quan điểm lấy con người làm trung tâm, chủ thể, nguồn lực, động lực và mục tiêu của phát triển luôn được nhấn mạnh. Mọi sự thay đổi đều hướng đến mục tiêu đáp ứng yêu cầu của Nhân dân, được đa số đồng thuận, trên cơ sở tiêu chí người dân có điều kiện sống tốt hơn, doanh nghiệp có cơ hội đầu tư tạo thêm việc làm, hướng đến mục tiêu phát triển Thủ đô văn hiến - văn minh - hiện đại.

Thành phố tiếp tục xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm là phát huy hiệu quả các giá trị văn hóa, lịch sử đặc thù trên địa bàn Thủ đô; đẩy mạnh kết nối và hòa nhịp văn hóa Thăng Long và văn hóa xứ Đoài tạo nguồn lực cho phát triển; xây dựng người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, văn minh và tiêu biểu. Từ nhiệm vụ ấy, khâu đột phá được lựa chọn là kiến tạo không gian, cảnh quan và môi trường văn hóa, khuyến khích xã hội hóa, phát huy các giá trị của di sản, văn hóa đặc thù của Thủ đô, từ đó “biến di sản thành tài sản; biến văn hóa thành hàng hóa; biến tài nguyên thành tài chính; biến nguồn lực thành động lực; biến môi trường thành thị trường; biến giá trị thành giá cả” vì sự phát triển bền vững của Thủ đô.

Cần thêm các thể chế thực sự vượt trội

Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sẽ là cơ sở đặc biệt quan trọng để các cấp, các ngành nghiên cứu xây dựng và triển khai thực hiện những chính sách, kế hoạch, chương trình phát triển và các dự án đầu tư nhằm phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô Hà Nội.

Văn hóa và con người - nguồn lực quyết định sự phát triển

Để triển khai hiệu quả quy hoạch, nhiều ý kiến cho rằng cần thêm các giải pháp liên quan đến thể chế và nguồn lực.

Theo GS.TS Hoàng Văn Cường, nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội còn có nhiều tiềm năng về địa hình, tài nguyên đa dạng, phong phú về con người, di sản văn hóa mà ít Thủ đô trên thế giới có được. Tuy nhiên, nhìn thẳng vào những hạn chế đang gặp phải, Hà Nội chưa có một thể chế thực sự vượt trội để phát huy hết tiềm năng cho phát triển.

Hiện chúng ta có Luật Thủ đô, tuy nhiên, trong đó, còn nhiều quy định ràng buộc làm hạn chế sự phát triển. Hà Nội chưa có hạ tầng đồng bộ, nhất là hạ tầng giao thông công cộng quy mô lớn để phục vụ cho hơn 8 triệu dân. Môi trường bị ô nhiễm nặng nề. Quy hoạch đô thị còn nhiều điểm chưa phù hợp với thực tế… nên chưa thực sự tạo ra nhiều đột phá. Đây là những điểm nghẽn cơ bản mà Hà Nội cần giải quyết.

Vì thế, thể chế và chính sách phát huy vai trò nguồn vốn tài chính, đất đai thực hiện quy hoạch Thủ đô cần đảm bảo quyền tự chủ cao nhất cho HĐND và UBND TP Hà Nội trong quyết định khai thác, phân bổ và sử dụng các nguồn lực tài chính trong và ngoài ngân sách Nhà nước trên cơ sở tăng mạnh cả quy mô ngân sách địa phương, bổ sung có mục tiêu từ ngân sách Trung ương, thu ngân sách địa phương đô thị đặc thù và vay nợ của ngân sách địa phương ít nhất suốt giai đoạn 2025 – 2035.

Dự kiến, Quốc hội sẽ xem xét thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi) và cho ý kiến đối với Quy hoạch Thủ đô, điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định cấu trúc không gian phát triển của Thủ đô Hà Nội gồm: 5 không gian phát triển, 5 hành lang và vành đai kinh tế, 5 trục động lực, 5 vùng kinh tế - xã hội, 5 vùng đô thị. Cùng với TP Hồ Chí Minh, Thủ đô Hà Nội đóng vai trò là cực tăng trưởng của đất nước, có vị trí trọng yếu trong tam giác động lực của vùng Đồng bằng sông Hồng (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh) và tứ giác phát triển khu vực miền Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh - Thanh Hóa).

Quy hoạch Thủ đô đã đặt ra các nhiệm vụ trọng tâm và đột phá phát triển. Trong đó nhấn mạnh đến vấn đề bảo vệ môi trường, giải quyết triệt để ô nhiễm sông Tô Lịch, làm sống lại hình ảnh dòng sông xanh, sạch, gắn liền với văn hóa - lịch sử Thủ đô; xử lý ô nhiễm môi trường các sông Nhuệ, Đáy, Lừ, Sét... để bảo đảm nguồn nước tưới an toàn cho nông nghiệp, tạo không gian xanh cho phát triển đô thị;

Cùng với đó, tập trung cải tạo những khu chung cư cũ; xóa bỏ tình trạng nhà tự xây không theo quy hoạch, không đảm bảo an toàn phòng, chống cháy nổ, cứu hộ, cứu nạn; bảo tồn, chỉnh trang, cải tạo khu phố cổ, khu có kiến trúc kiểu Pháp nhằm khai thác, phát huy giá trị văn hóa - lịch sử của Thủ đô ngàn năm văn hiến; khai thác không gian ngầm trong phát triển giao thông và dịch vụ đô thị.

Quy hoạch Thủ đô cũng nêu 5 vùng kinh tế - xã hội là: vùng trung tâm, vùng phía Bắc sông Hồng, vùng phía Nam Thủ đô, vùng phía Tây Nam Thủ đô, vùng phía Tây Bắc Thủ đô; 5 vùng đô thị: đô thị trung tâm, thành phố phía Tây, vùng đô thị Sơn Tây - Ba Vì, thành phố phía Bắc, đô thị phía Nam.

Đọc thêm

Hải Dương: Giải quyết cán bộ sau sắp xếp đơn vị hành chính Muôn mặt cuộc sống

Hải Dương: Giải quyết cán bộ sau sắp xếp đơn vị hành chính

TTTĐ - Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC), tỉnh Hải Dương giảm 26 xã, một phường và dôi dư 424 cán bộ, công chức, viên chức, 28 trụ sở UBND xã, phường.
Bí thư Thành đoàn dự Ngày hội Đại đoàn kết ở thôn Kim Hoàng Muôn mặt cuộc sống

Bí thư Thành đoàn dự Ngày hội Đại đoàn kết ở thôn Kim Hoàng

TTTĐ - Ngày 8/11, đồng chí Chu Hồng Minh, Uỷ viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, Thành uỷ viên, Bí thư Thành đoàn Hà Nội và đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy, Phó Chánh Văn phòng Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội đã đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại thôn Kim Hoàng, xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.
Ma túy không chỉ là vấn nạn, tệ nạn, mà còn là hiểm họa Muôn mặt cuộc sống

Ma túy không chỉ là vấn nạn, tệ nạn, mà còn là hiểm họa

TTTĐ - Đại biểu Quốc hội Nguyễn Hải Trung (đoàn Hà Nội) đánh giá, ma túy không chỉ là vấn nạn, tệ nạn mà là hiểm họa của Việt Nam và toàn cầu...
Công bố danh sách 32 dự án xuất sắc tiến vào vòng chung khảo Muôn mặt cuộc sống

Công bố danh sách 32 dự án xuất sắc tiến vào vòng chung khảo

TTTĐ - Ngày 8/11, Ban tổ chức Giải thưởng Hành động vì cộng đồng 2024 (Human Act Prize) đã công bố danh sách 32 dự án xuất sắc nhất được vào vòng chung khảo.
Đã tìm thấy máy bay Yak-130 bị rơi tại Đắk Lắk Xã hội

Đã tìm thấy máy bay Yak-130 bị rơi tại Đắk Lắk

TTTĐ - Sau hai ngày mất tích, máy bay Yak-130 gặp nạn đã được tìm thấy ở khu rừng thuộc Vườn Quốc gia Yok Đôn, cách căn cứ tập luyện Phù Cát, Bình Định hơn 250km
Quảng Trị: Tiếp nhận trưng bày hiện vật về vua Hàm Nghi Muôn mặt cuộc sống

Quảng Trị: Tiếp nhận trưng bày hiện vật về vua Hàm Nghi

TTTĐ - Sau khi tiếp nhận, một số hiện vật về vua Hàm Nghi được trưng bày tại Đền thờ vua Hàm Nghi thuộc Di tích quốc gia Thành Tân Sở, nơi nhà vua đã từng ban “Dụ Cần Vương” tại xã Cam Chính, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.
Những hoạt động nghĩa tình của người chiến sĩ Công an Nhân dân Muôn mặt cuộc sống

Những hoạt động nghĩa tình của người chiến sĩ Công an Nhân dân

TTTĐ - Vừa qua, Cục Công tác Đảng và công tác chính trị (Bộ Công an) phối hợp cùng trại giam Hồng Ca (Yên Bái) tổ chức chương trình tham quan, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm công tác của các tổ chức quần chúng và tổ chức tặng quà đối với trường Mầm non Họa Mi thuộc trại giam Hồng Ca.
Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản công của Hà Nội Muôn mặt cuộc sống

Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản công của Hà Nội

TTTĐ - Cần thiết ban hành Nghị quyết quy định việc sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của TP vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết. Song, cần có bổ sung các báo cáo đánh giá toàn bộ việc sử dụng tài sản công của TP Hà Nội thời gian qua nhằm làm sáng tỏ những vấn đề được và chưa được trong quản lý, sử dụng tài sản công...
Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế và Xã hội số lần II Muôn mặt cuộc sống

Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế và Xã hội số lần II

TTTĐ - Bộ Thông tin và Truyền thông thông tin, ngày 13 và 14/11, Bộ sẽ phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương tổ chức Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II với chủ đề: "Sáng tạo ứng dụng công nghệ số vào các ngành, lĩnh vực để phát triển kinh tế số và nâng cao năng suất lao động" tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương.
Siết hoạt động quảng cáo đối với người có ảnh hưởng Muôn mặt cuộc sống

Siết hoạt động quảng cáo đối với người có ảnh hưởng

TTTĐ - Theo dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, người có ảnh hưởng sẽ phải chứng minh đã sử dụng sản phẩm trước khi đăng tải ý kiến cá nhân lên mạng xã hội.
Xem thêm