Tag

Ứng dụng có hiệu quả phương châm “bốn tại chỗ” trong vùng rốn lũ

Xã hội 03/12/2019 08:52
aa
TTTĐ - Xã Phương Mỹ (huyện Hương Khê) là địa phương trọng điểm về thiên tai của tỉnh Hà Tĩnh, nhất là về lũ, lụt. Tuy nhiên trong nhiều năm qua trên địa bàn xã không để xảy ra tình trạng thiệt hại về người do lũ, lụt. Có được những kết quả trên là nhờ địa phương đã thực hiện tốt phương châm “bốn tại chỗ” trong việc chủ động ứng phó với thiên tai.

Ứng dụng có hiệu quả phương châm “bốn tại chỗ” trong vùng rốn lũ

Nhờ triển khai tốt phương châm "bốn tại chỗ" nên huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) đã chủ động trong công tác phòng chống thiên tai

Bài liên quan

Chủ động phòng chống thiên tai theo “Phương châm bốn tại chỗ”

Công tác chuẩn bị, ứng phó với thiên tai: Cần phát huy tốt phương châm “bốn tại chỗ”

“Kết chặt tay, xây đời mới” nhìn lại 20 năm lũ lớn miền Trung

“Kết chặt tay, xây đời mới” để khắc phục hậu quả do thiên tai

Nâng cao năng lực tham mưu của các Văn phòng BCH phòng chống thiên tai các tỉnh

Phát huy vai trò Đội nữ xung kích phòng chống thiên tai

Làm tốt phương châm “Dựa vào dân là chính”

Xã Phương Mỹ (huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh) có diện tích tự nhiên gần 5.000 ha, bao quanh là đồi núi. Địa bàn xã bị chia cắt bởi con sông Ngàn Sâu dài trên 10 km và 13 con suối các loại; phân bố dân cư không đồng đều, phần lớn dân cư sinh sống và sản xuất dọc hai bên triền sông suối và bãi bồi.

Với địa hình hiểm trở, phức tạp, đây là địa phương nằm trong rốn lũ của sông Ngàn Sâu với lưu vực sông trên 1.500km2. Hàng năm địa phương phải gánh chịu từ 3-5 trận lũ lụt, dài ngày (có những trận lũ kéo dài trên 10 ngày, điển hình là các trận lũ, lụt năm 1960, 1989, 1996, 2007 và 2010). Trong đó đỉnh lũ năm 2010 có mức nước cao nhất với độ sâu ngập trên 10m, kéo dài từ 7-12 ngày, hầu hết nhà dân và các cơ sở trường học, trạm y tế, trú sở UBND xã đều bị ngập sâu từ 5 đến 7m.

Là địa phương trọng điểm về thiên tai của tỉnh Hà Tĩnh, nhưng nhiều năm qua (nhất là từ năm 2010 đến nay) trên địa bàn xã không để xảy ra tình trạng thiệt hại về người do lũ, lụt; hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về tài sản vật chất của bà con nhân dân và tập thể. Có được những kết quả trên là nhờ địa phương đã thực hiện tốt phương châm “bốn tại chỗ” trong việc chủ động ứng phó,. Trong đó, Phương Mỹ coi trọng và thực hiện tốt phương châm “Dựa vào dân là chính” trong công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

Cụ thể, trong nhiều năm qua cấp ủy, chính quyền địa phương luôn xác định và chủ động phòng tránh là chính nhằm giảm nhẹ thiệt hại khi có thiên tai xảy ra trên địa bàn. Ngoài việc theo dõi chặt chẽ quá trình diễn biến mưa, lũ xảy ra trên địa bàn, chính quyền và nhân dân xã Phương Mỹ còn nghiên cứu, kết hợp với kinh nghiệm của cha ông trong nhiều thế hệ đã qua, đó là “Tự cứu lấy mình trước khi có sự giúp đỡ” với phương châm “Bốn tại chỗ”.

Nhờ triển khai tốt phương châm
Nhờ triển khai tốt phương châm "bốn tại chỗ" nên huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) đã chủ động trong công tác phòng chống thiên tai

Để phát huy hiệu quả phương châm “bốn tại chỗ” hàng năm Cấp ủy, Chính quyền địa phương đều quan tâm chỉ đạo, tập trung xây dựng phương án phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, trong đó xác định rõ mục đích, nội dung, đối tượng, điểm xung yếu, đối tượng yếu thế. Đồng thời, địa phương cũng quán triệt quan điểm, phương án cụ thể đến tận cán bộ và nhân dân, nhất là với phương châm “4 tại chỗ” trong phòng chống bão, lụt; với phương châm này không chỉ dừng lại ở cán bộ, đảng viên mà được chuyển tải, thẩm thấu từng hộ gia đình.

Hạn chế thấp nhất thiệt hại do mưa lũ

Chính quyền địa phương luôn xác định lực lượng tại chỗ trước hết là đội xung kích cấp xã, nòng cốt là thanh niên, công an, thôn trưởng, cựu chiến binh. Lực lượng này hàng năm được thành lập, kiện toàn, tập huấn để nâng cao khả năng ứng phó với thiên tai.

Ngoài lực lượng xung kích cấp xã, do đặc thù là địa phương nằm trong rốn lũ các thôn, xóm sẽ bị chia cắt ra từng vùng khi có lũ nên chính quyền địa phương đã chỉ đạo thành lập các tổ, đội xung kích nơi xóm mình để chủ động “Tự giúp nhau cứu mình trước”. Hằng năm chính quyền địa phương cũng tổ chức các lớp tập bơi cho học sinh từ 6 tuổi trở lên để nâng tỷ lệ người dân biết bơi trên 90%. Đây là yếu tố quan trọng đối với xã trọng điểm lũ lụt và nhiều sông suối.

Về “Chỉ huy tại chỗ”, việc phân công nhiệm vụ luôn cụ thể, rõ ràng, chi tiết, tránh chồng chéo. Cán bộ, Cấp ủy người đứng đầu cấp nào phải chịu trách nhiệm ở cấp đó, cán bộ được phân công vị trí khu vực nào phải chịu trách nhiệm tại khu vực đó, phải chủ động nắm chắc tình hình và có phương án cụ thể và báo cáo kịp thời lên lãnh đạo khi có các tình huống xấu. Cán bộ thôn xóm phải nắm chắc từng hộ dân, đánh giá được tình hình, khả năng của từng hộ để có phương án.

Về “Phương tiện tại chỗ”, hàng năm chính quyền địa phương đã trích một nguồn kinh phí nhất định để mua sắm, nâng cấp, sửa chữa đảm bảo phục vụ công tác phòng chống thiên tai. Đồng thời thường xuyên kiểm tra, bão dưỡng duy trì từ 3-5 chiếc thuyền máy có đủ dầu nhờn và các phương tiện áo phao, đèn pin… để thực hiện công tác trực ứng cứu.

Về “Hậu cần tại chỗ”, địa phương xác định đây là nhiệm vụ quan trọng và cần thiết. Để thực hiện tốt vấn đề này, Cấp ủy chính quyền thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhớ nhân dân, nhất là trước các trận bão lũ, thông qua hệ thống truyền thanh, cán bộ thôn, xã nhắc nhớ bà con nhân dân chủ động cất trữ lương thực, thực phẩm, mua sắm các phương tiện như: đèn pin, áo mưa, dầu, đèn, dây buộc, bạt che….Được Chính quyền địa phương thường xuyên nhắc nhở, đôn đốc nên trước mùa mưa, lũ mỗi gia đình đã tự giác dự trữ ít nhất 10kg gạo, các can nhựa đựng nước sạch sinh hoạt, thuốc phòng bệnh, thức ăn mặn…đảm bảo đủ dùng cho cả gia đình tối thiểu là 10 ngày.

Đối với chính quyền, ngoài việc chuẩn bị và cung cấp các phương tiện cho lực lượng xung kích, lực lượng ứng cứu, trực ứng cứu như áo phao, áo mưa, đèn pin, nước lọc đóng chai, lương khô, thì hàng năm vào đầu mùa mưa lũ đều mua cất trữ một số lương thực như: mì tôm, lương khô, nước uống cho lực lượng, cán bộ ứng trực và chủ động hỗ trợ các gia đình khó khăn.

Đồng thời, địa phương cũng ký hợp đồng nguyên tắc với các ki-ốt, đại lý ở vùng cao một số lượng gạo, mì tôm, nước uống các nhu yếu phẩm cần thiết nhằm kịp thời ứng cứu cho nhân dân nhất là trong thời điểm bị cô lập dài ngày, đảm bảo không để một người dân nào bị đói, thiếu nước uống khi có mưa, lũ dài ngày.

Với những cố gắng, nỗ lực trong công tác phòng chống thiên tai, nhiều năm qua, xã Phương Mỹ và các địa phương lân cận đã chủ động ứng phó với những tình huống xấu. Nhờ đó, thời gian qua trên địa bàn không để xảy ra tình trạng thiệt hại về người do lũ, lụt.

Đọc thêm

Bão số 4 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới Môi trường

Bão số 4 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 4 hiện đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn Muôn mặt cuộc sống

Hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

TTTĐ - Thành phố Hà Nội sẽ xây dựng phương án hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, diện hộ nghèo, cận nghèo, vùng sâu, vùng xa…; vận động học sinh quyên góp, ủng hộ sách giáo khoa cũ vào thư viện để học sinh các lớp sau, các học sinh có hoàn cảnh khó khăn được mượn và sử dụng sách giáo khoa hiệu quả.
Sẻ chia cùng đồng bào bị thiệt hại bởi bão, lũ Muôn mặt cuộc sống

Sẻ chia cùng đồng bào bị thiệt hại bởi bão, lũ

TTTĐ - Nhằm chia sẻ và chung tay ủng hộ đồng bào các địa phương đang chịu ảnh hưởng nặng nề của bão lũ, Trường Tiểu học Đông Dư (Gia Lâm, Hà Nội) tổ chức chương trình “Tiếp sức cho em vượt qua mùa bão, lũ” nhằm phát động quyên góp ủng hộ đồng bào bị thiệt hại bởi cơn bão số 3 (bão Yagi).
Tổ chức hội nghị biểu dương người tốt, việc tốt vào sáng 7/10 Muôn mặt cuộc sống

Tổ chức hội nghị biểu dương người tốt, việc tốt vào sáng 7/10

UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 273/KH-UBND về tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt; vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2024.
Hành trình tìm "ánh sáng" của chàng trai khiếm thị Xã hội

Hành trình tìm "ánh sáng" của chàng trai khiếm thị

TTTĐ - Trong dòng đời đầy thử thách, đôi khi điều mỗi người mong mỏi chỉ là một khoảnh khắc bình yên. Hành trình tìm "ánh sáng" đầy ấm áp của chàng trai Bình An chính là hiện thân của một trái tim luôn trao gửi tình yêu thương đến với mọi người.
Quảng Nam di dời người dân vùng sạt lở tại Nam Trà My Môi trường

Quảng Nam di dời người dân vùng sạt lở tại Nam Trà My

TTTĐ - 51 hộ dân với 164 nhân khẩu được sơ tán tại các xã Trà Mai, Trà Leng, Trà Vân, Trà Dơn, Trà Don thuộc huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) do sạt lở.
Cảnh báo lũ trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Nam Môi trường

Cảnh báo lũ trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Nam

TTTĐ - Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai cảnh báo từ ngày 19/9 đến 21/9, trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Nam có khả năng xuất hiện 1 đợt lũ, biên độ lũ lên trên thượng lưu các sông từ 3-7m, hạ lưu các sông từ 2-3m.
Ứng phó bão số 4, các địa phương cho học sinh nghỉ học khi cần thiết Môi trường

Ứng phó bão số 4, các địa phương cho học sinh nghỉ học khi cần thiết

TTTĐ - Ngày 19/9, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành công điện về việc chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão.
Trao giải cuộc thi "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 5 Muôn mặt cuộc sống

Trao giải cuộc thi "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 5

TTTĐ - Sáng 19/9, Báo Người Lao động tổ chức Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi viết "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 5 và phát động cuộc thi trong năm 2024 - 2025. Trong lần thứ 5 tổ chức, có 6 tác phẩm đã nhận được giải thưởng này.
Quảng Nam: Nâng cao trách nhiệm phòng chống thiên tai cho người dân Môi trường

Quảng Nam: Nâng cao trách nhiệm phòng chống thiên tai cho người dân

TTTĐ - Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, chiều 18/9, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng chủ trì cuộc họp khẩn với Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh nhằm đưa ra các biện pháp ứng phó.
Xem thêm