Tỷ giá đồng Nhân dân tệ giảm có thể sẽ gây áp lực cho hàng xuất khẩu Việt
Ngày 29/9, giá trị đồng Nhân dân tệ (NDT) tiếp tục đi xuống, đây là đợt giảm thấp nhất kể từ tháng 3/2008
Bài liên quan
Giá vàng được kỳ vọng tăng chọc đỉnh kỷ lục mới trong tuần này
Tỷ giá ngoại tệ 11.8: Áp lực đè nặng, USD “chợ đen” loay hoay vùng giá thấp
Tổng thu ngân sách nhà nước của Hà Nội đạt 103,8% so với dự toán
Tài tử Tom Cruise 56 tuổi vẫn phong độ ngời ngời khi "cưỡi" siêu mô tô Kawasaki Ninja H2
Nhà đầu tư suy giảm niềm tin vào NDT
Trên thị trường nội địa, trong phiên giao dịch chiều ngày 28/9, đồng NDT được giao dịch ở mức 7,1635 NDT đổi được 1 USD, yếu hơn so với mức 7,1625 NDT "ăn" 1 USD trong phiên trước .
Trước đó, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã hạ tỷ giá tham chiếu hàng ngày ở mức 7,0835 NDT đổi được 1 USD, yếu hơn so với mức 7,0810 "ăn" 1 USD trước đó và là mức yếu nhất kể từ ngày 18/3/2008.
Đồng NDT đã giảm giá 3,7% so với "đồng bạc xanh" kể từ khi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang hồi đầu tháng 8, tiếp sau lời đe dọa của Tổng thống Mỹ Donald Trump tăng thuế đối với tất cả hàng hóa Trung Quốc.
Cạnh tranh thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới và tình trạng giảm tốc của nền kinh tế Trung Quốc đang khiến các nhà đầu tư suy giảm niềm tin vào NDT. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng Bắc Kinh để cho NDT mất giá một cách có kiểm soát nhằm trung hòa ảnh hưởng của thuế quan mà Mỹ áp lên hàng hóa Trung Quốc.
Trong khi đó, một số nhà phân tích đã mạnh tay cắt giảm dự báo tỷ giá NDT. Bà Iris Pang, chuyên gia kinh tế tại ING ở Hong Kong (Trung Quốc), dự đoán đồng NDT sẽ giảm giá về mức 7,2 NDR/1USD vào cuối năm nay, 7,3 NDT/1USD vào cuối năm 2020 và 7,2 NDT/1USD vào cuối năm 2021.
Gây áp lực tới cán cân thương mại và tỷ giá của Việt Nam
Việt Nam vốn có quan hệ thương mại, xuất nhập khẩu với Trung Quốc rất lớn. Do vậy, các chuyên gia kinh tế nhận định, trong trường hợp đồng Nhân dân tệ xuống quá thấp, có thể sẽ gây áp lực lớn tới cán cân thương mại và tỷ giá của Việt Nam trong tương lai. Cụ thể sẽ gây áp lực lên hàng xuất khẩu.
“Tác động từ cuộc thương chiến Mỹ - Trung đã khiến nhiều nước phải phá giá mạnh đồng nội tệ trong năm vừa qua. Trong thời gian tới, nếu Việt Nam vẫn giữ tỷ giá ổn định hoặc tăng mức 1% sẽ là những thách thức không nhỏ cho hoạt động xuất khẩu”, ông Đăng Khoa Ngân hàng HSBC Việt Nam nhận định.
Do vậy, một số chuyên gia lại cho rằng, việc điều chỉnh tỷ giá VNĐ cần phải hết sức thận trọng, vì động thái này có thể thúc đẩy lạm phát, gây ảnh hưởng đến mặt bằng lãi suất, cũng như một số tài sản tài chính khác như: Trái phiếu Chính phủ.
Theo tính toán của chuyên gia kinh tế Bùi Trinh, tiền VNĐ mất giá 2% sẽ khiển chi phí trung gian chung của nền kinh tế tăng lên, do giá trị nhập khẩu tăng và chỉ số giá sản xuất (PPI) ở chu kì đầu tiên tăng 0,45%, chu kì sản xuất tiếp theo tăng 0,65%, tổng ảnh hưởng 1,1% và tổng giá trị tăng thêm của nền kinh tế có thể bị giảm 1,2-1,6. Do đó, nếu giảm mạnh giá VNĐ sẽ giúp hàng xuất khẩu giảm nhưng hàng nhập khẩu lại tăng và các khoản nợ nước ngoài bằng USD cũng sẽ tăng mạnh.
Thực tế, chính sách tỷ giá, đặc biệt là chính sách tiền tề, không đơn thuần là câu chuyện xuất khẩu và tăng trưởng mà còn là câu chuyện ổn định vĩ mô, dịch chuyển dòng vốn. Do vậy, lời khuyên của các nhà kinh tế là, trong hoàn cảnh trước mắt, Việt Nam nên kiên trì với mục tiêu ổn định vĩ mô. Thay vì phá giá tiền VNĐ, nên quay về phát triển nội lực với các chính sách cải cách hành chính, thế chế, luật pháp để tạo ra một thị trường lành mạnh. Tăng cường đầu tư vào hạ tấng, cả vật chất lẫn con người và giảm chi phí cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.