Tag

Lo ngại giá xăng dầu tăng cao và tình trạng thao túng trong thị trường chứng khoán

Tin tức 01/06/2022 12:50
aa
TTTĐ - Đại biểu Quốc hội cho rằng, giá xăng dầu tăng cao đang khiến đời sống người lao động, người dân, người nghèo gặp nhiều khó khăn và tác động đến chỉ số tiêu dùng, tạo sức ép lạm phát.
Ngân sách Nhà nước tăng thu hàng nghìn tỷ đồng từ xăng dầu, than Lạm phát cơ bản của Việt Nam tăng 1,1% do giá xăng dầu, lương thực Bộ Công thương: Giá xăng cao kỷ lục nhưng vẫn thấp hơn Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc

Sáng 1/6, thảo luận tại hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2021; Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2022, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội bày tỏ lo ngại trước tình trạng giá xăng dầu đang tăng cao và tình trạng thao túng thị trường chứng khoán.

Lo ngại giá xăng dầu tăng cao và tình trạng thao túng trong thị trường chứng khoán
Đại biểu Nguyễn Thị Yến (đoàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)

Xăng tăng tạo sức ép lạm phát

Đại biểu Nguyễn Thị Yến (đoàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) cho rằng, nền kinh tế nước ta có độ mở lớn nên bị chi phối nhiều bởi các yếu tố bên ngoài khi giá cả thế giới tăng, chúng ta cũng bị ảnh hưởng ngay. Hiện giá xăng dầu trong nước tăng theo giá thế giới, đẩy giá hàng hóa khác tăng theo.

Đến nay, việc tăng giá không chỉ dừng ở mặt hàng xăng dầu, khí đốt mà đã lan sang các mặt hàng vật tư, phân bón, lương thực, thực phẩm, tác động thành chuỗi dây chuyền khiến các chi phí dịch vụ tăng lên, làm ảnh hưởng đến đời sống Nhân dân và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Đại biểu phân tích, bình quân 4 tháng đầu năm, giá xăng dầu trong nước đã tác động đến chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng 2,1%, riêng tháng 4 tăng 2,09% so với cuối năm 2021, gần gấp 2 lần cùng kỳ các năm 2018 đến năm 2021, tạo sức ép lạm phát vào những tháng cuối năm.

Vì vậy, đại biểu Nguyễn Thị Yến đề nghị Chính phủ cân nhắc, đánh giá sát tình hình, đưa ra các chính sách kiểm soát chặt và ổn định giá xăng dầu; Điều hành linh hoạt, chặt chẽ, hiệu quả chính sách tài khóa, tiền tệ, đẩy mạnh thực hiện chương trình phục hồi, phát triển kinh tế- xã hội và 3 chương trình mục tiêu quốc gia nhằm tạo thuận lợi để kiềm chế lạm phát, bảo đảm cân đối lớn của nền kinh tế.

Bên cạnh đó, cần công khai, minh bạch việc quản lý, điều tiết giá cả như xăng dầu, vật tư nông nghiệp, y tế, sách giáo khoa để cử tri, Nhân dân được biết và chia sẻ.

Lưu ý đến hai biến số quan trọng là giá xăng dầu và giá lương thực

Lo ngại giá xăng dầu tăng cao và tình trạng thao túng trong thị trường chứng khoán
Đại biểu Trần Hoàng Ngân (Đoàn TP Hồ Chí Minh)

Đại biểu Trần Hoàng Ngân (đoàn TP Hồ Chí Minh) thì cho rằng, đời sống người lao động, người dân, người nghèo đang gặp nhiều khó khăn do giá cả xăng dầu và một số mặt hàng tăng cao.

Phân tích bối cảnh hiện tại, đại biểu nhận định, cho đến giờ phút này, các quốc gia lớn đã thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, tăng lãi suất điều hành làm ảnh hưởng đến sự phục hồi kinh tế thế giới.

Để đạt mục tiêu kinh tế tăng trưởng 6 - 6,5%, kiểm soát lạm phát 4 % trong năm 2022, đại biểu Trần Hoàng Ngân kiến nghị Chính phủ cần xây dựng hệ thống các giải pháp đồng bộ từ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, thích ứng với các kịch bản. Trong đó lưu ý đến hai biến số quan trọng là giá xăng dầu và giá lương thực.

Trước mắt cần ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội. Theo đó, Chính phủ nên sớm trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giảm các loại thuế bảo vệ môi trường, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng đối với các mặt hàng, trong đó mặt hàng quan trọng nhất là mặt hàng xăng dầu.

Bên cạnh đó hỗ trợ giảm các chi phí đầu vào cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giữ giá bán hàng hóa, tăng cường công tác thanh, kiểm tra, kiểm soát giá, chống đầu cơ, chống các hành vi té nước theo mưa và khuyến nghị các chương trình bình ổn giá tại các địa phương, tại các khu công nghiệp, khu chế xuất.

Cần ưu tiên triển khai gói hỗ trợ bảo đảm an sinh xã hội, hỗ trợ việc làm, trợ tiền thuê nhà cho người lao động; Đẩy nhanh phát triển các ngành công nghiệp, nền tảng công nghiệp cơ khí, công nghiệp vật liệu, công nghiệp hỗ trợ, đẩy nhanh chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số và đầu tư nhiều hơn nữa cho ngành nông nghiệp Việt Nam. “Đây là thế mạnh của nước ta và các nước trên thế giới đang bị khủng hoảng lương thực” - đại biểu Trần Hoàng Ngân nói.

Tăng cường giám sát thị trường chứng khoán

Đại biểu Lý Tiết Hạnh (đoàn tỉnh Bình Định)
Đại biểu Lý Tiết Hạnh (đoàn tỉnh Bình Định)

Trong phát biểu của mình tại nghị trường, đại biểu Lý Tiết Hạnh (đoàn tỉnh Bình Định) cho biết, thời gian qua thị trường chứng khoán, thị trường vốn có sự phát triển nhất định đã xuất hiện một số vụ việc, biểu hiện không lành mạnh như thao túng, che giấu thông tin, trục lợi… làm ảnh hưởng đến an toàn tín dụng và nền tài chính đất nước.

Đại biểu đề nghị Chính phủ tiếp tục giải quyết triệt để các vấn đề này. Cụ thể, các Bộ, ngành cần rà soát các quy định của pháp luật về chứng khoán và phát hành cổ phiếu doanh nghiệp, quản lý chặt chẽ việc phát hành cổ phiếu doanh nghiệp riêng lẻ thông qua sửa Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp và các Nghị định liên quan.

Đồng thời, có giải pháp phát triển cân đối thị trường vốn, thị trường tiền tệ, làm lành mạnh hóa thị trường, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp huy động vốn, thực hiện các dự án đầu tư phát triển doanh nghiệp; Góp phần phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quyền lợi của người tham gia thị trường, hạn chế tối đa các hành vi trục lợi.

Bên cạnh đó, đại biểu kiến nghị Chính phủ tiếp tục tăng cường giám sát việc chấp hành các quy định pháp luật về thị trường chứng khoán, thị trường tiền tệ; Kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về các lĩnh vực chứng khoán và phát hành trái phiếu doanh nghiệp; Tăng cường công khai minh bạch thông tin cho người dân; Trang bị kiến thức cần thiết cho người dân về lĩnh vực này.

Đọc thêm

Thời điểm chín muồi để làm đường sắt tốc độ cao Tin tức

Thời điểm chín muồi để làm đường sắt tốc độ cao

TTTĐ - Đại biểu đoàn Hà Nội nhấn mạnh, đây là thời điểm chín muồi để triển khai dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ CIC tổ chức thành công tọa đàm "Phép lịch sự xã giao trong giao tiếp" Tin tức

Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ CIC tổ chức thành công tọa đàm "Phép lịch sự xã giao trong giao tiếp"

TTTĐ - Ngày 12/11/2024, thực hiện kế hoạch công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của Phụ nữ Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) năm 2024, Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ CIC phối hợp với Ban Nữ công CIC đã tổ chức thành công buổi Tọa đàm “Phép lịch sự xã giao trong giao tiếp” với sự tham gia giảng dạy của Diễn giả đến từ Học viện Ngoại Giao.
Hà Nội xem xét, ban hành quy định ngừng cung cấp điện, nước Tin tức

Hà Nội xem xét, ban hành quy định ngừng cung cấp điện, nước

TTTĐ - Tại kỳ họp chuyên đề vào ngày 19/11 tới đây, HĐND TP Hà Nội sẽ xem xét, ban hành các nội dung triển khai thi hành Luật Thủ đô và các nội dung khác thuộc thẩm quyền của HĐND TP; trong đó có quy định việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn TP Hà Nội.
"Đòn bẩy" thúc đẩy hiệu quả hoạt động của HĐND TP Hà Nội Tin tức

"Đòn bẩy" thúc đẩy hiệu quả hoạt động của HĐND TP Hà Nội

TTTĐ - Theo quy định tại Luật Thủ đô năm 2024, HĐND TP Hà Nội sẽ thực hiện tăng thêm hơn 80 nội dung nhiệm vụ, quyền hạn. Cùng với đó, số lượng đại biểu chuyên trách cũng được tăng thêm nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng hoạt động của HĐND các cấp. Áp lực và trách nhiệm nặng nề song HĐND TP Hà Nội đang nỗ lực, quyết tâm triển khai các nhiệm vụ thi hành Luật, bảo đảm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của TP trong giai đoạn mới.
Quốc hội thông qua mục tiêu GDP năm 2025 khoảng 6,5 - 7,0% Tin tức

Quốc hội thông qua mục tiêu GDP năm 2025 khoảng 6,5 - 7,0%

TTTĐ - Quốc hội vừa biểu quyết thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với tỷ lệ tán thành cao.
Quốc hội chốt chưa tăng lương hưu, lương công chức năm 2025 Tin tức

Quốc hội chốt chưa tăng lương hưu, lương công chức năm 2025

TTTĐ - Quốc hội quyết định chưa tăng lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công năm 2025.
Rà soát hiệu quả tài chính của dự án đường sắt tốc độ cao Tin tức

Rà soát hiệu quả tài chính của dự án đường sắt tốc độ cao

TTTĐ - Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề nghị rà soát kỹ lưỡng để đánh giá đúng thực tế hiệu quả tài chính và khả năng ngân sách Nhà nước phải bù lỗ trong tương lai cho hoạt động kinh doanh vận tải trên tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam...
Cách tất cả các chức vụ trong Đảng nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Bình Thời sự

Cách tất cả các chức vụ trong Đảng nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Bình

Ngày 12/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm, khuyết điểm.
Sức mạnh đại đoàn kết là một trong những nguồn lực quan trọng nhất Tin tức

Sức mạnh đại đoàn kết là một trong những nguồn lực quan trọng nhất

TTTĐ - Tối 12/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tới dự, chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với cán bộ, Nhân dân phường Quán Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội.
Phát huy tinh thần đoàn kết, xây dựng Thủ đô ngày càng phát triển Tin tức

Phát huy tinh thần đoàn kết, xây dựng Thủ đô ngày càng phát triển

TTTĐ - Chiều 12/11, nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã tới dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Tổ dân phố số 3 phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm.
Xem thêm