Tag

"Tùy bút - hồi ký - giai thoại trên báo Xuân Sài Gòn xưa" - thức quà quý ngày Tết

Văn học 29/01/2021 14:20
aa
TTTĐ - Tuyển tập bài viết chỉn chu, hấp dẫn, tư liệu tốt như "Tùy bút - hồi ký - giai thoại trên báo Xuân Sài Gòn xưa" (tập II) xưa ví như một thức quà đáng trân trọng ngày Tết, nơi ta được ngược dòng thời gian khi lật giở từng trang sách, tìm về ngày hôm qua của đất nước, của cha ông.
"Nhâm nhi Tết- Tân Sửu 2021" và bộ "Sách Tết"- món quà ý nghĩa cho độc giả thiếu nhi

Tuyển tập không ngoài mục đích giúp độc giả có thể tiếp cận, thưởng thức những bài viết hay, giàu cảm xúc và tư liệu của các nhà văn, nhà báo ở miền Nam ngày xưa với tính tự sự cao, bộc bạch nhiều nỗỉ niềm sâu kín, tiết lộ những câu chuyện độc đáo lạ kỳ đã từng nghe thấy trên đường đời.

Cuốn sách "Tùy bút - hồi ký - giai thoại trên báo Xuân Sài Gòn xưa" (tập II)

"Tùy bút - hồi ký - giai thoại trên báo Xuân Sài Gòn xưa" (tập II) được chia thành 2 phần: Văn xuôi và thơ. Phần Văn xuôi gồm 30 bài viết, trong đó mảng bài viết về thời chống Pháp, đời sống trong những ngày tản cư, chuyện ăn Tết của những tác giả gốc Bắc mang đến nhiều tư liệu hay, lạ và xúc động. Mảng bài "Tết trong tù" trên các báo xuân xưa thì luôn sinh động lạ kỳ, đậm tình người, tình yêu nước và ý chí vượt khó.

Trong khi đó, mảng bài về đời sống Sài Gòn, lục tỉnh xưa đầy lạc quan và trào lộng. Người đọc nhờ đó có cái nhìn cận cảnh về nét sinh hoạt, xã hội của người dân Sài Gòn thuở đó. Mảng bài "đường rừng" thì đặc sắc, huyền hoặc, đọc lại vẫn hay.

Phần Thơ gồm 27 bài thơ, là phần được bổ sung so với "Tùy bút - hồi ký - giai thoại trên báo Xuân Sài Gòn xưa" tập I. Thơ Tết thường lắng đọng, trữ tình. Được sáng tác cách đây hơn nửa thế kỷ song một số bài đã có hơi thở hiện đại, một số thi sĩ đã thể hiện được tầm nhìn xa, vượt thời.

Các bài thơ được sáng tác trong thời chiến, nhiều bài buồn man mác nhưng hào sảng, chân thật, không làm dáng, không bi lụy. Đó là câu chuyện về người con nhớ mẹ, nhớ quê dịp Tết về mà người Sài Gòn xưa và nay đều có thể đồng cảm.

Bên dĩa mứt gừng và chén trà thơm ngày Tết, tuyển tập "Tùy bút - hồi ký - giai thoại trên báo Xuân Sài Gòn xưa" (tập II) là món quà xuân nhiều cảm xúc và thấm đậm tình người mà chúng ta có thể thưởng thức qua từng trang sách. Qua các bài viết, độc giả không chỉ được đọc lại gần bốn mươi tờ báo xuân trải dài qua gần ba mươi cái Tết trên đất Sài Gòn xưa, mà còn có cơ hội nhìn lại, chiêm nghiệm về con người, xã hội Việt Nam thời trước.

Chúng ta đang ở thời bình, ký ức về mùa xuân thời chiến, mùa Tết trong chiến trận dường như chỉ được gợi qua lời ông bà, cha mẹ. Vì thế, việc có một tuyển tập bài viết chỉn chu, hấp dẫn, tư liệu tốt như "Tùy bút - hồi ký - giai thoại trên báo Xuân Sài Gòn xưa" (tập II) xưa ví như một thức quà đáng trân trọng ngày Tết, nơi ta được ngược dòng thời gian khi lật giở từng trang sách, tìm về ngày hôm qua của đất nước, của cha ông.

Nhà báo Phạm Công Luận không còn là cái tên xa lạ với độc giả, đặc biệt là những ai dành tình yêu cho những tác phẩm viết về Sài Gòn, đậm chất quê hương.

Dành trọn tình cảm cho mảnh đất Sài Gòn quê hương, nhà báo Phạm Công Luận cho ra đời quyển sách "Tùy bút - hồi ký - giai thoại trên báo Xuân Sài Gòn xưa" (tập II), sau rất nhiều tác phẩm viết về Sài Gòn đã xuất bản. Chủ đề tương đồng nhưng không lặp lại, không nhàm chán, quyển sách tiếp tục mang lại hình ảnh một Sài Gòn quen thuộc song điểm xuyến thêm những nét nhấn của thời gian. Sài Gòn, vì lẽ đó, trở nên quen mà lạ, càng đọc càng bồi hồi.

Trong ký ức của nhiều người Sài Gòn xưa, những tờ báo xuân không đơn thuần là một món ăn tinh thần không thể thiếu mà còn là nét văn hóa riêng biệt của ngày Tết cổ truyền Việt Nam. Để rồi mỗi khi nhớ về Tết xưa, người ta lại bồi hồi trong không khí chộn rộn của những tờ báo xuân.

Tuyển tập "Tùy bút - hồi ký - giai thoại trên báo Xuân Sài Gòn xưa" của nhà báo Phạm Công Luận là một món quà ngày Tết để mọi người ngồi lại lắng đọng, cùng nhau lật giở trang sách để lần về một trang thời đại xưa của Sài Gòn xưa, TP Hồ Chí Minh ngày nay.

"Sách Tết Tân Sửu 2021" - Không gian nghệ thuật Việt trong một giai phẩm xuân
Ra mắt Ra mắt "Nhâm nhi Tết" - giai phẩm Xuân dành cho bạn đọc thiếu nhi
"Sách Tết Canh Tý 2020" – Hợp tuyển văn thơ nhạc họa chủ đề mùa xuân và ngày tết
"Nhớ ơi là Tết"- lì xì ý nghĩa cho trẻ ngày Xuân

Đọc thêm

Tuần lễ Sách và Chuyển đổi số tại TP Hồ Chí Minh Nhịp sống phương Nam

Tuần lễ Sách và Chuyển đổi số tại TP Hồ Chí Minh

TTTĐ - Chương trình do Sở Thông tin Truyền thông TP Hồ Chí Minh chủ trì, Đường sách thành phố thực hiện từ ngày 25 - 31/10 nhằm hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia năm 2024.
Bản giao hòa thiên nhiên và tâm hồn trong "Đánh thức bình minh" Văn học

Bản giao hòa thiên nhiên và tâm hồn trong "Đánh thức bình minh"

TTTĐ - Bài thơ "Đánh thức bình minh" mở ra một khung cảnh dịu dàng và thơ mộng của núi rừng Kon Tum, nơi dòng sông Đăk Bla chở nắng, mây trời thong dong và thiên nhiên tràn đầy sức sống.
Sự hy sinh và hạnh phúc bình dị trong thơ Nguyễn Hồng Vinh Văn học

Sự hy sinh và hạnh phúc bình dị trong thơ Nguyễn Hồng Vinh

TTTĐ - Bài thơ "Hạnh phúc tháng Mười" của nhà thơ Nguyễn Hồng Vinh là tác phẩm đầy xúc động, gợi lên những giá trị sâu sắc về tình yêu gia đình, sự hy sinh và tinh thần trách nhiệm.
Triển lãm "Hồi ngôn" - nơi trẻ khiếm thính vẽ ước mơ Văn học

Triển lãm "Hồi ngôn" - nơi trẻ khiếm thính vẽ ước mơ

TTTĐ - Sáng 17/10, triển lãm “Hồi ngôn” đã chính thức được khai mạc tại Art & Auction, 75 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Hoạt động nằm trong chương trình vẽ ước mơ của các bạn học sinh bị khiếm thính và họa sĩ không chuyên trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Sáng mãi cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của anh Lý Tự Trọng Văn hóa

Sáng mãi cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của anh Lý Tự Trọng

TTTĐ - Kỉ niệm 110 năm Ngày sinh anh hùng Lý Tự Trọng (20/10/1914 - 20/10/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng tái bản hai cuốn sách viết về cuộc đời và tấm gương hi sinh anh dũng của đồng chí cho sự nghiệp cách mạng, đấu tranh giải phóng dân tộc. Đó là truyện kí "Lý Tự Trọng - Sống mãi tên Anh" của tác giả Văn Tùng và truyện tranh "Lý Tự Trọng" của tác giả Hoài Lộc - họa sĩ Bùi Việt Thanh.
Bế mạc Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc năm 2024, đợt 2 Nhịp sống phương Nam

Bế mạc Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc năm 2024, đợt 2

TTTĐ - TTTĐ - Tối ngày 15/10, "Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc năm 2024, đợt 2" do Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương đã chính thức khép lại và thành công tốt đẹp sau 15 ngày thi đua, tranh tài sôi nổi của 24 đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp trên toàn quốc.
Họa sĩ Nguyên Pastel với dấu ấn dịu dàng trong dòng tranh phấn Việt Văn hóa

Họa sĩ Nguyên Pastel với dấu ấn dịu dàng trong dòng tranh phấn Việt

TTTĐ - Triển lãm "Ngộ 2024" tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám vừa kết thúc, đánh dấu năm thứ 3 liên tiếp họa sĩ trẻ Nguyên Pastel (Nguyễn Anh Nguyên) giới thiệu tới công chúng dòng tranh phấn dịu dàng.
Câu chuyện về chữ viết của tiếng Việt Văn học

Câu chuyện về chữ viết của tiếng Việt

TTTĐ - “Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ” - câu chuyện về chữ viết của tiếng Việt sẽ giúp độc giả hiểu hơn về thành tựu văn hóa nổi bật của nền văn minh nhân loại.
Hành trình đầy cảm xúc của "Mẹ Việt dạy con bước cùng toàn cầu" Văn học

Hành trình đầy cảm xúc của "Mẹ Việt dạy con bước cùng toàn cầu"

TTTĐ - “Cuốn sách này được viết dành tặng Minh Khuê, cô con gái nhỏ là nguồn cảm hứng vô tận của tôi trên hành trình sống và làm mẹ đầy hạnh ngộ!”. Đó là những lời tâm huyết và chân thành từ trái tim nhà văn, nhà báo Hồ Thị Hải Âu - mẹ của cô gái xuất sắc nhận được học bổng hơn 8 tỷ đồng của Đại học Harvard.
Bảy thập kỷ bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa đất Thăng Long Văn học

Bảy thập kỷ bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa đất Thăng Long

TTTĐ - Kể từ Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954), văn hóa đất kinh kỳ Thăng Long đã được quan tâm gìn giữ, bồi đắp và ngày càng tỏa sáng rạng rỡ. Không dừng ở đó, với sự nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị, văn hóa đã và đang trở thành nguồn lực quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của Thủ đô.
Xem thêm