Tag

Tưng bừng khai hội chùa Láng với nhiều nghi thức truyền thống được phục dựng

Người Hà Nội 26/04/2023 16:00
aa
TTTĐ - Sáng 26/4, UBND quận Đống Đa (Hà Nội) đã tổ chức khai hội Lễ hội chùa Láng 2023. Năm nay, rất nhiều nghi thức truyền thống của Lễ hội chùa Láng đã được phục dựng nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa phi vật thể này.
Hà Nội: Tổ chức giao thông phục vụ lễ hội Chùa Láng

Đến dự khai hội có bà Trần Thị Vân Anh - Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội; lãnh đạo quận ủy, UBND quận Đống Đa, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Ba Đình… cùng hàng vạn người dân và khách thập phương.

Tại đây, Phó Chủ tịch UBND quận Đống Đa Hà Anh Tuấn chia sẻ, mỗi di tích lịch sử, lễ hội văn hóa là địa chỉ đỏ góp phần quan trọng trong giáo dục truyền thống, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Lễ hội Chùa Láng là một trong các lễ hội đặc trưng của khu vực Đồng bằng châu thổ sông Hồng. Lễ hội không chỉ quy tụ người dân trong vùng mà còn thu hút đông đảo du khách từ nhiều địa phương về dự, được coi là lễ hội liên vùng có khả năng ảnh hưởng, lan tỏa các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Tưng bừng hội chùa Láng với nhiều nghi lễ truyền thống được phục dựng
Nổi trống khai hội, đón rước kiệu đức Thánh Láng

Năm nay, lễ hội tổ chức quy mô lớn, phục dựng các nghi thức truyền thống, làm nên nét độc đáo riêng có của hội Xuân vùng Kẻ Láng. Đó là nghi thức tế lễ, rước kiệu thánh qua sông Tô Lịch (còn gọi là “Độ Hà”) và trình diễn “đấu thần”, diễn tả lại cuộc đấu giữa Từ Đạo Hạnh và Pháp sư Đại Điên.

Cùng với việc phục dựng nghi thức truyền thống, Lễ hội chùa Láng sẽ tổ chức biểu diễn văn nghệ truyền thống, trải nghiệm trò chơi dân gian…

Tại lễ khai hội sáng nay, nhiều hoạt động đã diễn ra như lễ Công bố quyết định và Trao bằng Cây Di sản Việt Nam, Lễ rước Kiệu Thánh từ chùa Láng tới chùa Hoa Lăng (phường Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội) viếng thăm Tổ Mẫu của đức Thánh Láng,...

Tưng bừng hội chùa Láng với nhiều nghi lễ truyền thống được phục dựng
Trao bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam tại lễ khai mạc hội chùa Láng

Sau lễ khai mạc, đoàn rước kiệu bắt đầu xuất phát từ Chùa Láng (phố Chùa Láng) ra đường Láng rồi xuống cầu phao tạm qua sông Tô Lịch sang phố Nguyễn Khang, phố Quan Hoa và điểm cuối là chùa Hoa Lăng (phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy). Trên đường đoàn rước kiệu đi qua, người dân bày hương án, lễ vật nghênh đón, bày tỏ tri ân công đức của Thiền sư Từ Đạo Hạnh hoá thân vua Lý Thần Tông. Ngoài phần rước kiệu vua Lý Thần Tông là màn múa lân sư rồng của Nhân dân phường Láng Thượng,...

Tưng bừng hội chùa Láng với nhiều nghi lễ truyền thống được phục dựng
Lễ khai mạc diễn ra trong thời tiết ôn hòa dịu mát, trái ngược với khí hậu nóng bức một tuần trước đó

Chùa Láng (Chiêu Thiền Tự) thuộc phường Láng Thượng, quận Đống Đa được Nhà nước công nhận xếp hạng năm 1962. Đây là một trong 12 di tích, danh thắng tiêu biểu của Thủ đô Hà Nội được xếp hạng trong đợt đầu tiên của cả nước. Tương truyền, Chùa được vua Lý Anh Tông cho xây dựng để thờ Phật, thờ vua cha Lý Thần Tông và tiền thân của ngài là Thiền sư Từ Đạo Hạnh - một nhà sư rất nổi tiếng trong lịch sử Phật Giáo Việt Nam.

Chùa Láng được dựng trên một thế đất đẹp với nhiều cây cổ thụ rợp mát, phong cảnh u tịch, thâm nghiêm, từ xa xưa đã là “Đệ nhất tùng lâm”. Khuôn viên của chùa rộng lớn, gồm quần thể các công trình kiến trúc Tam quan ngoại, Tam quan nội và lớp cổng trong cùng, sân, nhà Bát Giác, hai dãy dải vũ song song. Kiến trúc chính của chùa gồm tòa Tiền đường, Phương đình, Trung đường, Thiêu hương, Thượng điện.

Hai bên Thượng điện có hai dãy Hành lang, phía sau có nhà Chuông, nhà Khánh, khu thờ Mẫu, thờ Tổ, Tả - Hữu mạc... cùng khu vườn Tháp ở phía sau chùa, hiện còn lưu giữ gần 200 pho tượng cùng rất nhiều di vật, đồ thờ, 12 đạo sắc phong của các vua triều Lê, Tây Sơn và Nguyễn, cùng 15 tấm bia đá mang phong cách điêu khắc thời Lê, Nguyễn.

Tưng bừng hội chùa Láng với nhiều nghi lễ truyền thống được phục dựng
Các đoàn rước kiệu được bố trí và dàn dựng hết sức công phu cho lễ rước được diễn ra lộng lẫy, trọn vẹn nhất.
Tưng bừng hội chùa Láng với nhiều nghi lễ truyền thống được phục dựng
Kiệu Tứ Trấn do các thanh niên trai tráng khỏe mạnh chung tay khiêng đã đi qua các con phố theo tục xưa

Theo truyền thuyết, thiền sư Từ Đạo Hạnh hóa ở chùa Thầy vào ngày 7/3 âm lịch, ngày đó cũng đồng thời là ngày vua Lý Thần Tông được sinh ra, do vậy được lấy làm ngày chính Hội chùa Láng và chùa Thầy. Trong dịp lễ hội, cùng với tế lễ truyền thống, Nhân dân địa phương thực hiện nghi thức rước Kiệu từ chùa Láng lên các chùa ở các làng lân cận với nhiều hoạt động hết sức đặc sắc.

Nét độc đáo riêng của lễ hội là nghi lễ rước kiệu Thánh qua sông Tô Lịch “Độ Hà”, trình diễn đấu thần... Với những giá trị đó, Lễ hội chùa Láng đã được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành quyết định số 4611/QĐ-BVHTTDL ngày 20/12/2019 công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Tưng bừng hội chùa Láng với nhiều nghi lễ truyền thống được phục dựng
Các xóm, thôn sẽ tùy điều kiện để sửa soạn lễ vật hương hoa cung nghinh kiệu đức Thánh ngay trước cổng vào

Dưới đây là một số hình ảnh được phóng viên Báo Tuổi trẻ Thủ đô ghi lại tại ngày khai hội Chùa Láng 2023:

Tưng bừng hội chùa Láng với nhiều nghi lễ truyền thống được phục dựng
Các đội nghi thức được bố trí theo màu sắc, đảm bảo bố cục lễ nghi hài hòa
Tưng bừng hội chùa Láng với nhiều nghi lễ truyền thống được phục dựng
Đoàn Phật tử tham gia lễ rước
Tưng bừng hội chùa Láng với nhiều nghi lễ truyền thống được phục dựng
Các thanh niên trai làng đảm nhận vai trò khiêng kiệu
Tưng bừng hội chùa Láng với nhiều nghi lễ truyền thống được phục dựng
Đoàn rước di chuyển tới chùa Hoa Lăng thực hiện nghi thức lễ đức Tổ Mẫu
Tưng bừng hội chùa Láng với nhiều nghi lễ truyền thống được phục dựng
Người Kẻ Láng vô cùng tự hào về lễ hội độc nhất vô nhị của làng
Tưng bừng hội chùa Láng với nhiều nghi lễ truyền thống được phục dựng
Các cô, bác trong trang phục đỏ hồng rực rỡ tại lễ rước đức Thánh Láng
Tưng bừng hội chùa Láng với nhiều nghi lễ truyền thống được phục dựng
Đoàn rước được bố trí vô cùng công phu và tỉ mỉ
Tưng bừng hội chùa Láng với nhiều nghi lễ truyền thống được phục dựng
Người dân tham gia đúng với câu thành ngữ "Đông như trảy hội"
Tưng bừng hội chùa Láng với nhiều nghi lễ truyền thống được phục dựng
Các vị chức sắc của làng sẽ đảm nhiệm vai trò dẫn các đoàn kiệu nhỏ, chủ trì các nghi thức riêng của từng đoàn
Tưng bừng hội chùa Láng với nhiều nghi lễ truyền thống được phục dựng
Các bô lão lớn tuổi cũng rất phấn khởi tham gia lễ hội
Tưng bừng hội chùa Láng với nhiều nghi lễ truyền thống được phục dựng
Đoàn rước kiệu Vua Lý Thần Tông được người dân cung nghinh đón chào
Tưng bừng hội chùa Láng với nhiều nghi lễ truyền thống được phục dựng
Giới trẻ cũng có công việc của mình, góp sức cho lễ hội thêm phần lung linh với những điệu múa truyền thống sinh động
Tưng bừng hội chùa Láng với nhiều nghi lễ truyền thống được phục dựng
Cô gái duyên dáng trong tà áo tứ thân rực rỡ
Tưng bừng hội chùa Láng với nhiều nghi lễ truyền thống được phục dựng
Nhiều bạn vẫn còn là học sinh, sinh viên vẫn sắp xếp công việc trường lớp để tích cực tham gia công tác tổ chức lễ hội chùa Láng 2023
Tưng bừng hội chùa Láng với nhiều nghi lễ truyền thống được phục dựng
Người dân tấm tắc khen công tác tổ chức lễ hội rất lộng lẫy và trang nghiêm
Tưng bừng hội chùa Láng với nhiều nghi lễ truyền thống được phục dựng
Khung cảnh tấp nập tại một đoạn phố nghênh đón đoàn rước kiệu đi qua
Tưng bừng hội chùa Láng với nhiều nghi lễ truyền thống được phục dựng
Người dân không ngại đông đúc, ai cũng hào hứng trông chờ chiêm ngưỡng các hoạt động lễ hội
Tưng bừng hội chùa Láng với nhiều nghi lễ truyền thống được phục dựng
Các địa điểm tế bái được du khách tập trung chiêm bái chờ tới giờ lành khởi kiệu
Tưng bừng hội chùa Láng với nhiều nghi lễ truyền thống được phục dựng
Hàng vạn người dân và du khách thập phương tham dự ngày hội

Đọc thêm

Gắn biển công trình “Tu bổ tôn tạo di tích đình, đền Đông Thiên” Người Hà Nội

Gắn biển công trình “Tu bổ tôn tạo di tích đình, đền Đông Thiên”

TTTĐ - Sáng 4/10, HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQ quận Hoàng Mai (Hà Nội) đã tổ chức lễ gắn biển công trình “Tu bổ, tôn tạo di tích đình, đền Đông Thiên” (phường Vĩnh Hưng).
Tối mai (4/10), khai mạc Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024 Người Hà Nội

Tối mai (4/10), khai mạc Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024

TTTĐ - Tối mai (4/10), tại Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long, Hà Nội sẽ diễn ra đêm khai mạc Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024.
Gặp mặt 33 phụ nữ tiêu biểu tham gia tiếp quản Thủ đô Người Hà Nội

Gặp mặt 33 phụ nữ tiêu biểu tham gia tiếp quản Thủ đô

TTTĐ - Ngày 3/10, tại Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh - Phủ Chủ tịch, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình gặp mặt phụ nữ tiêu biểu tham gia kháng chiến và tiếp quản Thủ đô nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
70 năm Giải phóng Thủ đô qua góc nhìn tự hào của người trẻ Người Hà Nội

70 năm Giải phóng Thủ đô qua góc nhìn tự hào của người trẻ

TTTĐ - Hà Nội kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) bằng một chuỗi các sự kiện văn hóa được tổ chức tại nhiều địa điểm trên khắp thành phố.
Lan tỏa văn hóa đọc từ mỗi gia đình Hà Nội Người Hà Nội

Lan tỏa văn hóa đọc từ mỗi gia đình Hà Nội

TTTĐ - Cuộc thi “Gia đình đọc sách - Phát triển tủ sách gia đình kết nối yêu thương” năm 2024 trên địa bàn Thủ đô nhằm hình thành thói quen đọc sách và lan toả văn hoá đọc từ việc đọc sách và xây dựng tủ sách của mỗi gia đình, từ đó góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Huyền Sâm và những thông điệp gửi gắm tại "Hoa sữa về trong gió" Nhịp điệu cuộc sống

Huyền Sâm và những thông điệp gửi gắm tại "Hoa sữa về trong gió"

TTTĐ - Bộ phim truyền hình “Hoa sữa về trong gió” đang trở thành hiện tượng trong lòng người hâm mộ với nhiều cảnh quay tuyệt đẹp và thông điệp sâu sắc về giá trị gia đình. Với những hình ảnh biểu tượng của Hà Nội như Hồ Gươm, cột cờ Hà Nội và con đường hoa trên phố Phan Đình Phùng, bộ phim không chỉ gợi nhớ về một Hà Nội xưa đầy hoài niệm, mà còn nói về những giá trị truyền thống tốt đẹp về gia đình và văn hóa người Thủ đô đầy tinh tế.
Dịu dàng Thu trên phố Người Hà Nội

Dịu dàng Thu trên phố

TTTĐ - Tháng 10 vừa chạm ngõ, gõ cửa từng nhà. Gió thu mơn man dạo qua từng con phố, nẻo đường Hà Nội. Người Thủ đô bao đời nay vẫn yêu mùa Thu đến lạ, đón mùa về tựa như người bạn cũ hồi hương sau chuyến đi xa.
Phát động Tháng Áo dài Hà Nội năm 2024 Người Hà Nội

Phát động Tháng Áo dài Hà Nội năm 2024

TTTĐ - Ngày 1/10, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức phát động Tháng Áo dài Hà Nội năm 2024, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.
Văn hóa Thăng Long - Hà Nội hội tụ và lan tỏa Người Hà Nội

Văn hóa Thăng Long - Hà Nội hội tụ và lan tỏa

TTTĐ - Chiều 30/9, Hội Nhà báo TP Hà Nội tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi viết về “Văn hóa Thăng Long - Hà Nội hội tụ và lan tỏa”. Sự kiện nhằm chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025).
Ký ức Ngày Giải phóng Thủ đô sống mãi trong tâm trí mỗi người dân Người Hà Nội

Ký ức Ngày Giải phóng Thủ đô sống mãi trong tâm trí mỗi người dân

TTTĐ - Sáng 10/10/1954, Hà Nội ngợp trời rừng cờ, hoa, cổng chào, băng rôn và biểu ngữ. Hàng vạn người dân đổ ra đường, rạo rực trong ngày hội lớn, chào đón đoàn quân chiến thắng trở về sau 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.
Xem thêm