Tag

Tư duy sắc bén, lựa chọn tinh hoa, tạo đột phá phát triển công nghiệp văn hóa

Muôn mặt cuộc sống 30/08/2024 06:00
aa
TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam.
Mỗi địa phương phải xác định được sản phẩm công nghiệp văn hoá Thanh niên phát huy bản sắc, phát triển công nghiệp văn hoá Kết nối các chuỗi giá trị để phát triển công nghiệp văn hóa
Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ nêu rõ, trên thế giới, các ngành công nghiệp văn hóa đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ và được xác định là yếu tố quan trọng, bền vững nhằm thu hút nguồn lực, tạo lợi thế cạnh tranh, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội, định vị thương hiệu quốc gia. Việt Nam có tiềm năng, lợi thế lớn về nhiều mặt để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, góp phần tạo động lực mới cho sự phát triển của đất nước, phù hợp với xu thế của thời đại.

Tuy nhiên, việc phát triển các ngành công nghiệp văn hóa ở nước ta vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế: Thiếu các văn bản quy phạm pháp luật quy định rõ vai trò quản lý nhà nước, trách nhiệm, quyền hạn của các chủ thể có liên quan trong một số lĩnh vực; cơ chế, chính sách chưa theo kịp thực tiễn, quá trình tổ chức thực hiện ở một số ngành, lĩnh vực chưa đạt hiệu quả; cơ chế phối hợp còn thiếu đồng bộ; chưa xác định được sản phẩm, dịch vụ trọng tâm, chủ lực; hành vi sao chép bất hợp pháp sản phẩm sáng tạo, vi phạm pháp luật về bản quyền chưa được ngăn chặn kịp thời, triệt để...

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Ứng dụng, khai thác những thành tựu khoa học công nghệ

Để thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa, Chỉ thị yêu cầu cần chú trọng, đẩy nhanh quá trình ứng dụng, khai thác những thành tựu khoa học công nghệ, kỹ thuật cùng kỹ năng kinh doanh, năng lực sáng tạo, phát huy nguồn vốn văn hóa và quyền sở hữu trí tuệ để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mang giá trị văn hóa và kinh tế, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, hưởng thụ văn hóa của người dân, góp phần phát triển bền vững đất nước.

Việc phát triển các ngành công nghiệp văn hóa phải bảo đảm khai thác tối đa, hiệu quả tiềm năng, lợi thế; đa dạng, liên kết đa ngành, lĩnh vực; có tư duy sắc bén, hành động quyết liệt, hiệu quả, biết lựa chọn tinh hoa và tạo đột phá phát triển; đáp ứng được các yếu tố: Sáng tạo, bản sắc, độc đáo, chuyên nghiệp, lành mạnh, cạnh tranh, bền vững trên nền tảng dân tộc, khoa học, đại chúng; từng bước tạo dựng thương hiệu quốc gia, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu; phù hợp với quy luật của kinh tế thị trường, luật pháp trong nước và quốc tế.

Trong giai đoạn mới, để các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam phát triển nhanh, bền vững, tương xứng với tiềm năng, lợi thế và mang lại giá trị gia tăng kinh tế lớn, góp phần quan trọng phát huy và quảng bá các giá trị tốt đẹp, đặc sắc của văn hóa, truyền thống dân tộc, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ, thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp văn hóa

Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quán triệt, nâng cao hơn nữa nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng, giá trị của các ngành công nghiệp văn hoá đối với sự phát triển của kinh tế - xã hội và quảng bá văn hoá Việt Nam; đề cao trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền trong việc chỉ đạo phát triển các ngành công nghiệp văn hoá. Tiếp tục chủ động triển khai Chiến lược theo hướng có trọng tâm, trọng điểm.

Các bộ, ngành, địa phương chủ động rà soát, tham mưu trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản pháp luật, cơ chế, chính sách cần thiết để hỗ trợ, khuyến khích và thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp văn hóa trong giai đoạn tới.

Thủ tướng yêu cầu ưu tiên các chính sách về: Ưu đãi đầu tư, đối tác công - tư, quản lý tài sản công, thuế, tiếp cận tín dụng, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính gắn với chuyển đổi số, rà soát, đơn giản hóa các điều kiện kinh doanh nhằm phát huy vai trò, nguồn lực từ cộng đồng doanh nghiệp, các chuyên gia, đội ngũ nhân lực sáng tạo.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan, địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền thường xuyên, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của các ngành công nghiệp văn hóa trong phát triển kinh tế - xã hội; chủ động, phối hợp xây dựng phương án đầu tư, hỗ trợ theo từng giai đoạn đối với một số lĩnh vực công nghiệp văn hóa cần ưu tiên phát triển; trong đó xây dựng kế hoạch và triển khai thí điểm đến năm 2030 đối với một số lĩnh vực mà Việt Nam có thế mạnh, như: Điện ảnh, nghệ thuật biểu diễn, thiết kế, du lịch văn hóa....

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, cơ quan liên quan xây dựng khung chỉ tiêu thống kê về các ngành công nghiệp văn hóa, báo cáo cấp có thẩm quyền trong Quý II năm 2025.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Xây dựng sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hóa đặc trưng gắn với vùng, miền, địa phương

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan, địa phương xây dựng cơ sở dữ liệu và hình thành bản đồ số về các ngành công nghiệp văn hóa, báo cáo cấp có thẩm quyền trong Quý III năm 2025; xây dựng sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hóa đặc trưng gắn với vùng, miền, địa phương; nghiên cứu, đề xuất, kết nối hình thành quỹ khuyến khích sáng tạo và phát triển công nghiệp văn hóa trên nguyên tắc bảo đảm không trùng lặp, chồng chéo với các quỹ khác liên quan đến phát triển văn hóa nếu có.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan, địa phương tổ chức thường niên các sự kiện công bố sáng tạo quốc gia đối với các sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hóa; tổ chức hoạt động tôn vinh, trao giải thưởng cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp có nhiều đóng góp trong việc phát triển các ngành công nghiệp văn hóa.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp thường xuyên với các bộ, ngành, cơ quan liên quan xây dựng cơ chế hợp tác, liên kết giữa các tổ chức đại diện quyền tác giả, quyền liên quan, tác giả, chủ sở hữu, người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng... trên cơ sở minh bạch, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các bên; xây dựng hệ thống phần mềm tìm kiếm, đối chiếu, so sánh giúp phát hiện, chống vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan trên không gian mạng và môi trường kỹ thuật số.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Thúc đẩy sử dụng các nền tảng số tạo ra sản phẩm công nghiệp văn hóa

Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan, địa phương chủ động rà soát, bổ sung, đề xuất bổ sung cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển các sản phẩm phần mềm và trò chơi điện tử trên không gian mạng (thuộc lĩnh vực trò chơi giải trí) mang đậm bản sắc Việt Nam và phù hợp với xu thế phát triển của thế giới. Thúc đẩy sử dụng các nền tảng số của Việt Nam trong việc tạo ra các sản phẩm công nghiệp văn hóa.

Cơ quan chức năng đẩy mạnh chuyển đổi số, hình thành hệ thống dữ liệu trực tuyến cho các ngành công nghiệp văn hóa; đẩy mạnh đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực xuất bản, phát thanh và truyền hình, phần mềm và trò chơi điện tử trên không gian mạng (thuộc lĩnh vực trò chơi giải trí).

Bộ Thông tin và Truyền thông định hướng, chỉ đạo các cơ quan báo chí tiếp tục tăng cường thông tin, tuyên truyền và xuất bản sách giới thiệu về các ngành công nghiệp văn hóa (xuất bản phẩm in và xuất bản phẩm điện tử).

Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan, địa phương khẩn trương triển khai các sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hóa gắn với việc thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" đồng bộ trong cả nước; xây dựng và triển khai kế hoạch hỗ trợ, thúc đẩy phát triển các lĩnh vực thủ công mỹ nghệ, thời trang, thiết kế. Phối hợp tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hóa có tiềm năng xuất khẩu.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Đẩy mạnh liên kết vùng trong khai thác, kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hóa

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành theo thẩm quyền hoặc đề xuất các cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy, phát triển công nghiệp văn hóa tại địa phương.

Các tỉnh, thành phố chủ động cân đối, bố trí nguồn ngân sách, nguồn lực để ưu tiên phát triển các sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hóa là thế mạnh, có sức cạnh tranh; đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư vào công nghiệp văn hóa; trong đó đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực hợp lý và tăng cường khả năng thực thi pháp luật, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng.

Cơ quan chức năng đẩy mạnh liên kết vùng, địa phương trong khai thác và kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hóa. Phát triển thị trường theo hướng từng bước hình thành cộng đồng người tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hóa trong nước và quốc tế.

Các tỉnh, thành phố chủ động xây dựng kế hoạch về quy hoạch không gian, bố trí quỹ đất, hỗ trợ các không gian sáng tạo, trung tâm công nghiệp văn hóa tại địa phương theo từng giai đoạn. Các địa phương, nhất là một số thành phố nằm trong "Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO" chủ động xây dựng và triển khai phương án hỗ trợ sáng tạo, đẩy mạnh khai thác, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hóa tại địa phương.

Thủ tướng yêu cầu tăng cường các hoạt động truyền thông, quảng bá, tuyên truyền thường xuyên để tạo sự chuyển biến tích cực, mạnh mẽ trong nhận thức về các ngành công nghiệp văn hóa; từ nay đến đầu năm 2026, hoàn thành xây dựng và tổ chức, duy trì hoạt động của chuyên trang nội dung về công nghiệp văn hóa trên cổng thông tin điện tử của ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Đề xuất thành lập quỹ hỗ trợ đổi mới sáng tạo với báo chí Muôn mặt cuộc sống

Đề xuất thành lập quỹ hỗ trợ đổi mới sáng tạo với báo chí

TTTĐ - Ngoài các các chính sách ưu đãi thuế cho cơ quan báo chí, đại biểu Quốc hội đề xuất cần có các chính sách ưu đãi trực tiếp; cần có quỹ hỗ trợ đổi mới sáng tạo với báo chí, hỗ trợ cơ quan báo chí đào tạo nhân lực công nghệ số...
Thống nhất thuế suất ưu đãi 10% với tất cả loại hình báo chí Muôn mặt cuộc sống

Thống nhất thuế suất ưu đãi 10% với tất cả loại hình báo chí

TTTĐ - Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) đề xuất áp dụng thống nhất mức thuế suất ưu đãi 10% đối với tất cả các loại hình báo chí, tương tự như chính sách ưu đãi đang áp dụng cho báo in.
Những lưu ý khi chiêm bái xá lợi Phật ở chùa Quán Sứ Muôn mặt cuộc sống

Những lưu ý khi chiêm bái xá lợi Phật ở chùa Quán Sứ

TTTĐ - Từ ngày 14 - 16/5, xá lợi Phật được tôn trí tại hội trường chùa Quán Sứ (Hà Nội) để Phật tử và Nhân dân thập phương đến chiêm bái. Người dân cần lưu ý giữ trật tự, đảm bảo tôn nghiêm khi đến đỉnh lễ tại đây.
Hải Phòng: Khánh thành, gắn biển và khởi công 12 công trình trọng điểm Muôn mặt cuộc sống

Hải Phòng: Khánh thành, gắn biển và khởi công 12 công trình trọng điểm

TTTĐ - Ngày 11/5, Ủy ban Nhân dân thành phố Hải Phòng long trọng tổ chức các sự kiện, chương trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng - Thành phố Anh hùng; đồng loạt khánh thành, gắn biển và khởi công 12 dự án trọng điểm trên địa bàn thành phố.
Hoành tráng lễ diễu hành kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng Muôn mặt cuộc sống

Hoành tráng lễ diễu hành kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng

TTTĐ - Sáng 11/5, tại Quảng trường Nhà hát lớn thành phố, UBND TP Hải Phòng đã long trọng tổ chức Chương trình duyệt đội ngũ và diễu hành quần chúng chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 - 13/5/2025).
Festival hoa, cây cảnh VNUA 2025: Nâng tầm giá trị ngành Hoa cây cảnh Muôn mặt cuộc sống

Festival hoa, cây cảnh VNUA 2025: Nâng tầm giá trị ngành Hoa cây cảnh

TTTĐ - Sáng 10/5, trong không khí hướng tới kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5) và thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, Học viện Nông nghiệp Việt Nam (VNUA) tưng bừng tổ chức Khai mạc “Festival hoa, cây cảnh VNUA 2025”.
Cả nước xóa được gần 209.000 nhà tạm, dột nát Muôn mặt cuộc sống

Cả nước xóa được gần 209.000 nhà tạm, dột nát

TTTĐ - Sáng 11/5 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước, chủ trì Phiên họp lần thứ 4 của Ban Chỉ đạo.
Tổ chức thiện nguyện tiếp sức hàng trăm mảnh đời khó khăn Muôn mặt cuộc sống

Tổ chức thiện nguyện tiếp sức hàng trăm mảnh đời khó khăn

TTTĐ - Năm 2025, tổ chức thiện nguyện Vầng Trăng Khuyết (TP Hồ Chí Minh) đặt mục tiêu hỗ trợ 500 mảnh đời qua chương trình “Tiếp sức mưu sinh”; nấu 25.000 bữa ăn cộng đồng; vận hành 2 quán trọ đón tiếp cụ già vô gia cư và phụ nữ mang bầu cơ nhỡ…
Chi tiết phương án trụ sở làm việc cơ quan tỉnh Lâm Đồng mới Xã hội

Chi tiết phương án trụ sở làm việc cơ quan tỉnh Lâm Đồng mới

TTTĐ – Về phương án bố trí trụ sở làm việc, ngoài sử dụng các trụ sở hiện có, Sở Tài chính tỉnh Lâm Đồng đề xuất tận dụng một số cơ sở khác để bố trí hoạt động được ngay, hạn chế việc sửa chữa lớn kéo dài.
Hải Phòng tổ chức ngày hội toàn dân chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng Muôn mặt cuộc sống

Hải Phòng tổ chức ngày hội toàn dân chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng

TTTĐ - Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 - 13/5/2025), tại xã Tân Trào, huyện Kiến Thụy, Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố phối hợp với Huyện ủy Kiến Thụy tổ chức “Ngày hội toàn dân chào mừng Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng - Thành phố Anh hùng”.
Xem thêm