Tag

Từ chuyện “Con thi đại học xong sẽ ly hôn”, ứng xử tích cực với hôn nhân như thế nào?

Xã hội 21/09/2019 15:33
aa
TTTĐ – Những ngày qua, trên mạng xã hội, người người, nhà nhà chia sẻ câu chuyện “Con thi đại học xong sẽ ly hôn”. Nhiều chị em ngưỡng mộ, đồng tình, thấu hiểu nhưng cũng không ít ý kiến phản bác… Sống trong hận thù dai dẳng liệu có phải là cách ứng xử tích cực với hôn nhân?

Từ chuyện “Con thi đại học xong sẽ ly hôn”, ứng xử tích cực với hôn nhân như thế nào?

Ảnh minh họa

Bài liên quan

Nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên trong xu thế toàn cầu hóa

Hà Nội đẩy nhanh thanh toán không dùng tiền mặt trong lĩnh vực giáo dục

Thêm 20 trường tiểu học tại Nghệ An hưởng lợi từ việc trang bị tủ sách trong nhà trường

Phụ huynh kêu trời vì những khoản thu xã hội hóa

Bộ GD – ĐT sẽ thanh tra 4 sở giáo dục và 10 trường đại học

30 thí sinh dẫn đầu cuộc thi "Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh"

Khi hôn nhân không còn ý nghĩa thiêng liêng

Thở dài sau khi đọc xong câu chuyện về người phụ nữ phải mất 10 năm chờ đợi mới đi đến quyết định ly hôn, chị Nguyễn Thị Tuyến (38 tuổi, Hoàn Kiếm, Hà Nội) chia sẻ: “Mình thấy trong xã hội hiện đại, chuyện ly hôn không biết từ khi nào đã trở nên quá bình thường như cơm ăn, nước uống hàng ngày. Bạn bè của mình 10 cặp thì có đến 4 không hạnh phúc với hôn nhân, 2 cặp ly hôn. Điều đó cho thấy hôn nhân gia đình đã phần nào mất đi ý nghĩa thiêng liêng của nó. Chuyện ly hôn cũng không còn quá kinh khủng như thế hệ cha mẹ chúng ta trước đây”.

Chị Tuyến chia sẻ câu chuyện về một người thân của mình cũng dai dẳng chịu đựng cuộc hôn nhân không hạnh phúc để rồi ly hôn khi đã đi qua hơn nửa cuộc đời. “Vì đẻ dày, chị của mình phải nghỉ làm ở nhà trông con, chịu đựng sự khinh miệt của chồng. Mình từng hỏi, sao chị không ly hôn đi. Sống như vậy có khác gì mẹ đơn thân đâu. Chị thở dài, 2 đứa trẻ còn nhỏ, chị không muốn chúng bị tổn thương khi bố mẹ ly hôn. Thế rồi, bẵng đi nhiều năm, chị cũng ly hôn ở tuổi gần ngũ tuần, gọi điện cho tôi mà giọng chị đầy phấn khởi. Chị bảo từ nay sẽ sống cho chính mình, làm điều mình thích, tự do và hạnh phúc”.

Dù không đồng tình với sự chịu đựng của người phụ nữ trong câu chuyện nhưng chị Hương Thu (Đống Đa, Hà Nội) đồng cảm, chia sẻ: “Tôi cảm thấy nỗi cô đơn kéo dài, sự bế tắc của người phụ nữ trong câu chuyện khi sống cùng một người chồng vô tâm, lạnh nhạt. Người ta cứ nghĩ đàn ông phải vũ phu, cờ bạc, rượu chè, nghiện ngập, gái gú mới đáng sợ, mới cần phải bỏ nhưng đàn ông vô tâm cũng thật đáng sợ. Sự vô tâm ấy đi cùng với ích kỷ, với bao gánh nặng trút lên vai vợ và những sự hạch sách, đòi hỏi của chồng nếu có chuyện gì đó “chướng tai, gai mắt. Từ những chuyện rất nhỏ thôi nhưng sẽ dẫn đến những mâu thuẫn âm ỉ kéo dài để trái tim người phụ nữ dần khô héo, lạnh nhạt, vô cảm. Tình yêu, tình nghĩa cũng vì thế mà không còn trọn vẹn như xưa”.

Giải quyết những mâu thuẫn bằng cách nào?

Tuy nhiên, từ góc nhìn của đàn ông, nhiều người chồng bày tỏ ý kiến phản bác cách hành xử và suy nghĩ của phụ nữ trong câu chuyện này. Trên mạng xã hội, anh Chiến Văn chia sẻ: “Tại sao chị cảm thấy không hạnh phúc, thấy bế tắc mà không ly hôn ngay, lại phải chờ đợi tận những 10 năm? Tôi thấy người chồng của chị ấy qua lời kể chưa đến mức là 1 kẻ tởm lợm đến mức không thể sống chung, cải tạo được. Đa số những tính xấu mà phụ nữ cực kỳ tối kỵ như: vũ phu, mọi rợ, bẩn thỉu, đĩ thõa, nghiện ngập...anh này đều không mắc phải. Những lỗi trong cư xử hàng ngày của anh ấy đúng là không nên có nhưng nó chưa đến mức không chấp nhận được. Bởi đàn ông, có những người họ vô tư, hồn nhiên, chỉ biết công việc nên đôi khi thành ra vô tâm...Tính xấu ấy khá phổ biến. Nhân vô thập toàn mà. Phụ nữ cũng vậy, hiếm có người nào hội tụ được tất cả mọi đức tính tốt, chuẩn mực trên mọi phương diện.

Vấn đề ở chỗ, nếu người vợ này vừa thẳng thắn, vừa tế nhị, lúc quyết liệt, khi mềm mỏng trao đổi, chấn chỉnh, tôi không nghĩ là anh chồng kia không thay đổi. Đằng này chỉ vài lần bắt những lỗi vô tình không ác ý của chồng rồi để bụng, sau đó dồn nén, chồng chất để rồi đưa ra quyết tâm phải ly dị thì nó cay nghiệt quá! Vợ chồng trọng nhau như khách nhưng vợ chồng cũng là những người bạn đời. Tại sao không tỉ tê từ từ điều chỉnh mà lại ngấm ngầm nuôi sự ghét bỏ để hẹn trước một quyết định dứt tình? Đó có phải là sự lựa chọn tích cực?”

Thực tế trong cuộc sống cho thấy, có những cặp vợ chồng ly hôn rất chóng vánh, “chỉ trong một nốt nhạc” đã có thể có một khởi đầu mới “như chưa hề có cuộc chia ly” nhưng cũng có những cặp vợ chồng chia tay nhau trong đau khổ, hận thù. Thậm chí có những ông chồng không chịu nổi cú sốc, sự phản bội quá lớn do bị ly hôn mà giết người đã từng đầu gối tay ấp với mình. Rồi không ít những chị vợ chịu tổn thương quá lớn đến mất niềm tin vào cuộc sống, những ngày tháng sau này đều là những ngày sống trong cô đơn, lạnh lẽo. Có không ít những người vợ phải cắn răng chịu đựng cuộc sống hôn nhân như địa ngục vì tương lai của các con, vì không tự chủ được kinh tế. Đó mới là cuộc sống thật sự đau khổ và bế tắc.

Đồng quan điểm với anh Chiến Văn, chị Nguyễn Tuyết Lê (Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ, khi đọc câu chuyện về người phụ nữ chờ “con thi đại học xong sẽ ly hôn”, chị không khỏi ngỡ ngàng với sự “gan” và sức chịu đựng giỏi như vậy. “Quan điểm của mình rất rõ ràng, mọi mâu thuẫn đều nên giải quyết nhanh chóng. Trong cuộc sống, nảy sinh bất cứ vấn đề gì mình đều “đối thoại” thẳng thắn với chồng để cả hai biết đối phương nghĩ gì. Còn nếu cảm thấy cuộc sống quá áp lực, quá bế tắc, không thể chịu đựng được đối phương thì nên chia tay sớm. Càng chung sống sẽ càng khổ đau. Người chịu khổ không chỉ là mình. Con cái sống giữa bố mẹ không hạnh phúc cũng làm sao vui vẻ?”, chị Lê bày tỏ.

Đọc thêm

Thêm 2 dịch vụ sử dụng ngân sách Nhà nước quản lý quỹ nhà Đô thị

Thêm 2 dịch vụ sử dụng ngân sách Nhà nước quản lý quỹ nhà

TTTĐ - Chiều 4/10, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết ban hành bổ sung Danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước đối với công tác quản lý vận hành các quỹ nhà thuộc tài sản công (bao gồm quỹ nhà ở, quỹ nhà không để ở và trụ sở) trên địa bàn TP.
Hà Nội: Chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện 2 dự án Đô thị

Hà Nội: Chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện 2 dự án

TTTĐ - Ngày 4/10, HĐND TP Hà Nội khóa XVI đã phê duyệt chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện dự án: Mở rộng, cải tạo xây dựng Trường Cao đẳng Cảnh sát Nhân dân I tại xã Thủy Xuân Tiên (huyện Chương Mỹ) và Khu bảo tồn thuộc khu vực IV Khu du lịch - Văn hóa Sóc Sơn tại xã Phù Linh (huyện Sóc Sơn).
BHXH thành phố Hà Nội: Tập trung phát triển người tham gia BHXH, BHYT Xã hội

BHXH thành phố Hà Nội: Tập trung phát triển người tham gia BHXH, BHYT

TTTĐ - BHXH thành phố Hà Nội tổ chức giao ban, đánh giá thực hiện nhiệm vụ tháng 9 và triển khai công tác tháng 10/2024. Giám đốc BHXH thành phố Hà Nội Phan Văn Mến chủ trì hội nghị.
Chuyển đổi số hướng tới sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp BHXH & Đời sống

Chuyển đổi số hướng tới sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp

TTTĐ - Những năm qua, cùng với định hướng chiến lược chuyển đổi số quốc gia, định hướng của Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam, BHXH thành phố Hà Nội đã nỗ lực triển khai đồng bộ các giải pháp góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, hướng tới sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội.
Gắn biển công trình Dân vận khéo mừng Ngày Giải phóng Thủ đô Muôn mặt cuộc sống

Gắn biển công trình Dân vận khéo mừng Ngày Giải phóng Thủ đô

TTTĐ - Ngày 4/10, Ban Dân vận Thành ủy và Quận ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Hoàng Mai tổ chức Lễ gắn biển Công trình dân vận khéo và công trình cấp quận chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
700 phụ nữ mặc áo dài trải nghiệm xe buýt 2 tầng Muôn mặt cuộc sống

700 phụ nữ mặc áo dài trải nghiệm xe buýt 2 tầng

TTTĐ - Đây là một trong những hoạt động độc đáo nằm trong khuôn khổ Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024.
Kiến nghị "mở" cơ chế để hỗ trợ người dân vụ Đông Xuân Muôn mặt cuộc sống

Kiến nghị "mở" cơ chế để hỗ trợ người dân vụ Đông Xuân

TTTĐ - Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, trên địa bàn quận có 65ha/99ha diện tích cây đào bị mất trắng (chiếm 65,4%); trên 27,5/tổng số 30ha quất bị thiệt hại (chiếm trên 90%). Quận Tây Hồ mong muốn có cơ chế để quận thực hiện hỗ trợ các hộ dân trong vụ Đông Xuân này.
Hà Nội phát triển công trình xanh, hạ tầng đô thị thông minh Môi trường

Hà Nội phát triển công trình xanh, hạ tầng đô thị thông minh

TTTĐ - Nhằm giảm thiểu tác động đối với môi trường, sức khỏe con người, mang đến điều kiện sống tốt nhất, thành phố Hà Nội đặc biệt chú trọng phát triển công trình xanh và hạ tầng đô thị thông minh.
Hà Nội quy định về định mức tính giá thuê đất Xã hội

Hà Nội quy định về định mức tính giá thuê đất

TTTĐ - Sáng 4/10, HĐND TP Hà Nội nhất trí thông qua quy định mức tỷ lệ phần trăm (%) để tính đơn giá thuê đất, mức tỷ lệ (%) thu đối với đất xây dựng công trình ngầm, mức tỷ lệ (%) thu đối với đất có mặt nước trên địa bàn TP Hà Nội.
Hàng nghìn người sống trong nỗi lo chung cư "chờ sập" Muôn mặt cuộc sống

Hàng nghìn người sống trong nỗi lo chung cư "chờ sập"

TTTĐ - Hàng nghìn người dân tại các khu chung cư cũ, xuống cấp nghiêm trọng ở TP Vinh đang sống trong nỗi lo "chờ sập". Các tòa nhà vốn là nơi trú ngụ an toàn giờ đây trở thành những "bom nổ chậm", đe dọa trực tiếp đến tính mạng và tài sản của người dân.
Xem thêm