Tag

Truyền sinh khí cho di sản kiến trúc trong dòng chảy đương đại

Nghệ thuật 13/11/2024 17:30
aa
TTTĐ - “Truyền sinh khí cho di sản kiến trúc trong dòng chảy đương đại” là cuộc đối thoại thú vị giữa kiến trúc, lịch sử, ký ức cộng đồng với các không gian di sản kiến trúc tinh hoa của Thủ đô trong hành trình từ quá khứ đến hiện tại và tương lai.
Chiêm ngưỡng “Sắc màu di sản” qua lăng kính trang phục Người trẻ “đánh thức” tiềm năng di sản Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản”

Nền tảng tinh thần và vật chất để xây dựng thành phố sáng tạo

Được UNESCO ghi danh vào Mạng lưới các thành phố sáng tạo trên thế giới, Hà Nội đã và đang từng bước chuyển động theo hướng "lấy sự sáng tạo và coi nền kinh tế sáng tạo làm cốt lõi trong tiến trình phát triển thành phố năng động, toàn diện và bền vững”.

Trong quá trình ấy, di sản văn hoá vừa là nền tảng tinh thần và vật chất để xây dựng thành phố sáng tạo, vừa chính là một nhân tố tham gia trực tiếp vào việc tạo lập các không gian sáng tạo.

Những công trình kiến trúc
Toà nhà Bắc Bộ Phủ (nay là Nhà khách Chính phủ) được xây dựng vào năm 1918, trên phần đất của chùa Báo Ân xưa, là một công trình tiêu biểu của phong cách kiến trúc cổ điển Pháp

Các di sản văn hoá nói chung và các di tích kiến trúc nói riêng thường là nơi sinh hoạt văn hoá của cộng đồng, do cộng đồng tạo dựng, nuôi dưỡng, lưu truyền… nên nếu thích ứng tốt với xã hội đương đại sẽ có vai trò thu hút, thúc đẩy các hoạt động cộng đồng, tận dụng sự sáng tạo của mọi tầng lớp trong xã hội.

Với vị thế trung tâm đất nước hơn một thiên niên kỷ, Hà Nội là một tập hợp các dấu tích vật chất muôn vẻ, trong đó những công trình kiến trúc tạo ra một khối di sản làm nên diện mạo hấp dẫn của đô thị.

Đặc biệt, các công trình trên trục phố Lý Thái Tổ - Lê Thánh Tông - Tràng Tiền có ý nghĩa đặt nền móng cho một Hà Nội mang hình thái hiện đại, trải từ cuối thế kỷ 19 đến nửa sau thế kỷ 20.

Truyền sinh khí cho di sản kiến trúc trong dòng chảy đương đại
“Trơ gan cùng tuế nguyệt”, đến nay những di sản kiến trúc này đóng vai trò ra sao trong sự phát triển đương đại cũng phản ánh sự ứng xử với bản sắc hình hài Hà Nội? Ứng xử thế nào với những di sản kiến trúc này trong hành trình xây dựng cộng đồng sáng tạo trong thành phố sáng tạo?

Cuộc tọa đàm “Di sản kiến trúc trong Thành phố sáng tạo” diễn ra sáng 13/11 tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội có thông điệp “Truyền sinh khí cho di sản kiến trúc trong dòng chảy đương đại”.

Đây là cuộc đối thoại giữa các chuyên gia kiến trúc, lịch sử, ký ức cộng đồng với các không gian di sản kiến trúc tinh hoa của Thủ đô trong hành trình từ quá khứ đến hiện tại và tương lai.

KTS Hoàng Thúc Hào - Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam
KTS Hoàng Thúc Hào - Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam phát biểu tại buổi tọa đàm

KTS Hoàng Thúc Hào - Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam nhận định: "Những điểm nhìn mang tính hệ thống của các nhà nghiên cứu kiến trúc cũng như những giải pháp đem lại sức sống cho các di sản này được trao đổi, thảo luận, góp phần tạo ra một cộng đồng tri thức, chia sẻ hiểu biết về di sản từ chính những chủ nhân của thành phố - những con người đang sống ở Hà Nội hôm nay".

Cuộc tọa đàm “Di sản kiến trúc trong Thành phố sáng tạo” có sự tham gia của GS, TS, KTS Hoàng Đạo Kính - một “hiệp sĩ” trong công tác bảo tồn di tích; KTS Phạm Tuấn Long - Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm - người luôn có những cách tiếp cận rất mới trong công tác quản lý đô thị và bảo tồn các di sản kiến trúc.

Các khách mời tham gia tọa đàm
Các khách mời tham gia tọa đàm

Bên cạnh đó, các nghệ sĩ trẻ như: Nguyễn Thế Sơn, Đỗ Thu Vân; các kiến trúc sư cũng rất trẻ nhưng đã có những nghiên cứu và thực hành sáng tạo rất đáng ghi nhận: KTS Nguyễn Hồng Quang, nhà văn - KTS Nguyễn Trương Quý.

Kết nối, tạo sức sống lâu bền

Tại buổi tọa đàm, khán giả được đến với những cách tiếp cận mới của các chuyên gia, từ các góc nhìn đa dạng từ các kiến trúc sư chuyên ngành bảo tồn, nhà quản lý, tác giả các pavilion, tuyến di sản kiến trúc và nghệ sĩ trong sự tương tác với kiến trúc, không gian đô thị và những tác phẩm nghệ thuật.

KTS Hoàng Thúc Hào nhận định rằng công nghiệp sáng tạo đang trở thành động lực, nhân tố chính trong phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô Hà Nội. Trải qua 4 kỳ lễ hội, giới chuyên môn nhận thấy di sản văn hóa luôn luôn được quan tâm.

Truyền sinh khí cho di sản kiến trúc trong dòng chảy đương đại
Tại Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024, các công trình kiến trúc được "đánh thứ" và thu hút đông đảo khách tham quan

Dù vậy, cần phải tính đến yếu tố bền vững và trở thành động lực thu hút, thúc đẩy sự sáng tạo lâu dài và có ích với cộng đồng.

"Làm sao để việc phát huy di sản có tính chiến lược? Làm sao để sau 1 tuần lễ hội chúng ta không phải “đóng gói” tác phẩm rồi không biết cất đâu? Làm sao để có một kịch bản đồng bộ có khả năng kết nối các năm, năm nay kế thừa cho năm sau?”, KST Hoàng Thúc Hào nêu vấn đề.

Câu hỏi của Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam được các khách mời với từng chuyên môn của mình trả lời rất cụ thể. KTS Nguyễn Hồng Quang thông tin rằng rút kinh nghiệm của những Lễ hội trước, năm nay Ban Tổ chức đã dành một khoảng thời gian dài để nghiên cứu làm sao có được những tác phẩm có tính bền vững.

Truyền sinh khí cho di sản kiến trúc trong dòng chảy đương đại
Pavilion "Hàng lang thơ ngây" tại Cung Thiếu nhi Hà Nội

Theo đó, các pavilion năm nay được làm tiết chế hơn, đặt để trong những không gian ổn định, có thể tiếp cận người xem lâu hơn. “Hành lang thơ ngây” được đặt tại Cung Thiếu nhi Hà Nội, “Dòng” ở Vườn hoa Diên Hồng và Bắc Bộ Phủ, “Rồng rắn lên mây” đặt tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.

Các công trình biểu tượng được sắp đặt ở vị trí tương tác với di sản, thay vì đứng độc lập, tạo ra cuộc đối thoại với di sản và tạo sức sống cho chính các di sản đó.

Thông qua đó, các nhà sáng tạo muốn viết tiếp câu chuyện sáng tạo kết nối với quá khứ, nhằm tạo ra thể thống nhất giữa truyền thống và hiện đại, có sự kế thừa và phát triển và cũng tạo ra cuộc đối thoại liên thế hệ.

Truyền sinh khí cho di sản kiến trúc trong dòng chảy đương đại

Giám tuyển Vân Đỗ cũng cho biết tại Cung thiếu nhi Hà Nội có những tác phẩm chỉ mang tính thời điểm, cũng có những tác phẩm sẽ được để lại làm sân chơi cho thiếu nhi sau lễ hội.

Ông Phạm Tuấn Long - Chủ tịch UBND Quận Hoàn Kiếm cũng nêu ý kiến cần phải có sự phối hợp của nhiều đơn vị trong việc vận hành, khai thác các tác phẩm sau lễ hội.

Trên cơ sở kế thừa các nội dung về văn hoá tại Điều 11 Luật Thủ đô năm 2012, Điều 21 Luật Thủ đô năm 2024 xác định cần tập trung nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đối với các khu vực: Ba Đình; hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây; các di tích lịch sử về Chủ tịch Hồ Chí Minh; các di tích được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp, Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới (như Di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám…).

Tại Cung Thiếu nhi, sau khi lễ hội kết thúc sẽ có những
Tại Cung Thiếu nhi, sau khi lễ hội kết thúc sẽ có những tác phẩm được để lại làm sân chơi

Bên cạnh đó là các di tích cấp quốc gia, cấp quốc gia đặc biệt, bảo vật quốc gia, di sản văn hóa phi vật thể thuộc danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia trên địa bàn thành phố; di tích cấp thành phố; di sản văn hóa trong danh mục được kiểm kê; phố cổ, làng cổ, làng nghề, làng có nghề truyền thống tiêu biểu; công trình kiến trúc có giá trị.

Chính vì thế, ông Phạm Tuấn Long bày tỏ hy vọng rằng Luật Thủ đô sẽ mở ra nhiều hướng trong hợp tác, khai thác sử dụng hiệu quả các không gian di sản, cũng như những tác phẩm độc đáo hơn nữa để di sản kiến trúc được "truyền sinh khí" và có tính kết nối, có sức sống lâu bền trong dòng chảy đương đại.

Đọc thêm

Họa sỹ Kim Đức trưng bày bản sao bức tranh "Vỏ tương lai" Nghệ thuật

Họa sỹ Kim Đức trưng bày bản sao bức tranh "Vỏ tương lai"

TTTĐ - Nằm trong chuỗi hoạt động của Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ 7 (HANIFF VII), họa sỹ Nguyễn Thị Kim Đức trưng bày bản in của bức tranh "Vỏ tương lai" thu hút hàng nghìn lượt khách tham quan mỗi ngày, đặc biệt là du khách quốc tế.
Kết nối và đánh thức tinh thần sáng tạo của người Hà Nội Nghệ thuật

Kết nối và đánh thức tinh thần sáng tạo của người Hà Nội

TTTĐ - Tối 9/11, Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 khai mạc tại Quảng trường Cách mạng Tháng Tám. Sự kiện do UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội, Tạp chí Kiến trúc phối hợp với các đơn vị tổ chức là nơi kết nối và đánh thức tinh thần sáng tạo của người Thủ đô.
Cuộc đua gay cấn của những biểu tượng sáng tạo tương lai Văn hóa

Cuộc đua gay cấn của những biểu tượng sáng tạo tương lai

TTTĐ - Ngày 8/11, TikTok Awards Việt Nam 2024, sự kiện được các nhà sáng tạo nội dung trông chờ nhất năm, chính thức khởi động với chủ đề hoàn toàn mới “The Icons of Tomorrow, Today - Dấu ấn hiện tại tạo cảm hứng tương lai".
Hướng tới, quy tụ và huy động đóng góp từ cộng đồng Nghệ thuật

Hướng tới, quy tụ và huy động đóng góp từ cộng đồng

TTTĐ - Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 có hơn 100 hoạt động, hơn 1000 tác phẩm sáng tạo cùng sự góp sức của trên 500 người thực hành thiết kế sáng tạo. Nhiều hoạt động hưởng ứng trải rộng khắp các địa phương tại Thủ đô. Điều này cho thấy sức ảnh hưởng to lớn của Lễ hội trong cộng đồng. Cộng đồng không chỉ là đối tượng hướng đến của Lễ hội, mà Lễ hội cũng trở thành nơi quy tụ sức sáng tạo mạnh mẽ của cộng đồng.
Giới thiệu di sản Việt Nam được UNESCO công nhận qua điện ảnh Nghệ thuật

Giới thiệu di sản Việt Nam được UNESCO công nhận qua điện ảnh

TTTĐ - Ngày 7/11, triển lãm ảnh “Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận - Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh” đã khai mạc tại Trung tâm Chiếu phim quốc gia, Hà Nội. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII năm 2024 - HANIFF VII.
Phát huy vai trò của các câu lạc bộ văn hóa nghệ thuật Văn hóa

Phát huy vai trò của các câu lạc bộ văn hóa nghệ thuật

10 năm qua, huyện Gia Lâm đã phát huy tốt vai trò của các câu lạc bộ, đội, nhóm văn hóa nghệ thuật quần chúng trong tuyên truyền, giáo dục, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, bồi dưỡng giá trị chân – thiện - mỹ cho Nhân dân.
Điểm tựa văn hoá, cầu nối nghệ thuật với giới trẻ Nghệ thuật

Điểm tựa văn hoá, cầu nối nghệ thuật với giới trẻ

TTTĐ - “Culture in You - Điểm tựa văn hoá, cầu nối nghệ thuật” mong muốn trang bị cho thế hệ trẻ hành trang văn hóa vững chắc thông qua các hoạt động nghệ thuật sáng tạo. Từ đó các bạn trẻ được hiểu rõ về cội nguồn, trân trọng giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam, đề cao sự hội nhập và đa dạng văn hóa, đồng thời khơi dậy niềm đam mê sáng tạo.
Triển lãm ảnh nghệ thuật “Đắk Lắk - Hội tụ và bản sắc” Nghệ thuật

Triển lãm ảnh nghệ thuật “Đắk Lắk - Hội tụ và bản sắc”

TTTĐ - Ngày 1/11, tại Quảng trường 10/3 TP Buôn Ma Thuột, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ trao giải và khai mạc triển lãm ảnh nghệ thuật “Đắk Lắk – Hội tụ và bản sắc” năm 2024.
Họa sĩ Trần Lưu Mỹ và những "Khoảng trống" trong tâm hồn Nghệ thuật

Họa sĩ Trần Lưu Mỹ và những "Khoảng trống" trong tâm hồn

TTTĐ - Từ ngày 2 - 8/11 tại Art Space - Trung tâm Phát triển và Sáng tạo Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam (số 42 Yết Kiêu, Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm mỹ thuật cá nhân mang tên “Khoảng trống III” của họa sĩ Trần Lưu Mỹ.
Đề xuất miễn thuế nhập khẩu di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia Nghệ thuật

Đề xuất miễn thuế nhập khẩu di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia

TTTĐ - Theo ý kiến của đại biểu Quốc hội, miễn thuế nhập khẩu đối với di vật, cổ vật, và bảo vật quốc gia là cần thiết để khuyến khích hồi hương tài sản văn hóa có giá trị của Việt Nam.
Xem thêm