Triển lãm “Văn Miếu - Quốc Tử Giám và truyền thống khoa bảng Hải Phòng”
![]() |
Các đại biểu cắt băng khai mạc triển lãm |
Dự chương trình có đồng chí: Đào Văn Hoàn, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hải Phòng; Trịnh Văn Tú, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng; Phạm Việt Anh, Phó Chủ tịch UBND quận Lê Chân; Phạm Xuân Thanh, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Hải Phòng; cùng đại diện lãnh đạo các Sở, ngành, đơn vị liên quan.
![]() |
TS Lê Xuân Kiêu, Giám đốc Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám phát biểu tại chương trình |
Triển lãm “Văn Miếu - Quốc Tử Giám và truyền thống khoa bảng Hải Phòng” được chắt lọc từ hàng trăm tư liệu nhằm tái hiện lại quá trình hình thành và phát triển của Văn Miếu - Quốc Tử Giám, một trong những di sản quan trọng bậc nhất của Thủ đô Hà Nội, biểu tượng của văn hiến và trí tuệ Việt, đồng thời tôn vinh truyền thống hiếu học cũng như danh nhân văn hóa Hải Phòng.
![]() |
Các bạn học sinh thích thú tìm hiểu lịch sử tại triển lãm |
![]() |
Hoạt động cho chữ nho của thầy đồ tại triển lãm |
Triển lãm gồm hai chủ đề chính gồm chủ đề “Văn Miếu Quốc Tử Giám - Tinh hoa đạo học Việt Nam” với các nội dung: Ngôi đền tri thức; Vun đắp hiền tài; Hành trình khoa cử; Sử đá lưu danh truyền tải thông điệp Văn Miếu - Quốc Tử Giám là nơi hội tụ tinh hoa của đạo học Việt Nam, trong đó có sự đóng góp quan trọng của các vị danh nhân văn hóa: Vua Lý Thánh Tông, vua Lý Nhân Tông, vua Lê Thánh Tông và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An.
Chủ đề “Truyền thống khoa bảng Hải Phòng” với các nội dung: Bảng vàng đề tên; Bảng vàng chiếm được khôi nguyên; Kẻ sĩ xứ Đông; Dòng họ khoa bảng; Làng tiến sĩ; Di tích Nho học điểm lại thành tựu của khoa bảng Hải Phòng với dấu ấn của các danh nhân khoa bảng tiêu biểu.
Phát biểu khai mạc triển lãm, TS Lê Xuân Kiêu, Giám đốc Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám cho biết: Triển lãm giới thiệu tới Nhân dân thành phố Hải Phòng, đặc biệt là các bạn trẻ cái nhìn toàn cảnh về một di tích tiêu biểu của Thủ đô Hà Nội và truyền thống khoa bảng của vùng đất hoa phượng đỏ. Từ đó, chúng ta thêm hiểu, thêm yêu nét đẹp văn hóa của cha ông và truyền thống hiếu học của dân tộc, thêm gắng sức dựng xây tương lai giàu mạnh của đất nước.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Bà Rịa - Vũng Tàu: "50 năm vang khúc khải hoàn"

TP Hồ Chí Minh: Chặng đường 50 năm tái hiện sinh động tại triển lãm

Triển lãm “Bài ca thống nhất” tái hiện ký ức hào hùng của dân tộc

Hành trình từ di sản đến không gian sáng tạo của một di tích

Văn nghệ sĩ thổi bùng ngọn lửa truyền thống, khát vọng phát triển

Triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước

TP Hồ Chí Minh vinh danh 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật

Thiết lập quan hệ quốc tế để phát triển nhạc kịch Việt Nam

Hơn 1.000 ca sĩ, diễn viên mở màn nghệ thuật Lễ kỷ niệm 30/4
