Tag

Trường TiH, THCS - THPT Nam Việt không phải trường quốc tế

Giáo dục 10/08/2024 21:55
aa
TTTĐ - Đó là khẳng định của Chánh Văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP Hồ Chí Minh sau những lùm xùm gần đây liên quan đến Công ty CP Tập đoàn Giáo dục Quốc tế Nam Việt, trong đó có việc đặt tên và giới thiệu các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống Nam Việt là “Trường chuẩn quốc tế”.
Lùm xùm tại Tập đoàn Giáo dục Quốc tế Nam Việt Tập đoàn Giáo dục Quốc tế Nam Việt phản hồi sau những "lùm xùm" Một cơ sở trường THCS-THPT Nam Việt có dấu hiệu hoạt động không phép

Được giới thiệu là “Trường chuẩn quốc tế”, có đủ các cấp học từ mầm non đến trung học phổ thông, với 9 cơ sở giáo dục tại các quận - huyện trên địa bàn TP Hồ Chí Minh (Quận 12, Gò Vấp, Tân Phú và TP Thủ Đức), trường TiH, THCS - THPT Nam Việt hiện đang là một trong những cơ sở giáo dục có lượng học sinh theo học đông thuộc “top” tại TP Hồ Chí Minh.

Cụm từ “Trường chuẩn quốc tế” được Tập đoàn Giáo dục Quốc tế Nam Việt mô tả trên cuốn catalog là trường đạt nhiều thành tích xuất sắc trong học tập và hoạt động đoàn đội, trên 100 học sinh đạt giải Olympic.

Bên cạnh đó, trường có đội ngũ trên 300 giáo viên trong nước và quốc tế, có trình độ chuyên môn cao, tận tâm với công việc. Đặc biệt, cơ sở vật chất tại các trường của Nam Việt được đầu tư hiện đại với hệ thống lớp học thông minh, phòng steam và hệ thống hơn 50 xe đưa đón học sinh hiện đại, cao cấp…

Đại diện Sở GD&ĐT TP HCM khẳng định, việc đặt tên “Trường chuẩn Quốc tế” là không đúng (ảnh chụp tại cơ sở 6 của Trường Tiểu học Nam Việt, quận Gò Vấp)
Đại diện Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh khẳng định, việc đặt tên “Trường chuẩn quốc tế” là không đúng (Ảnh chụp tại cơ sở 6 của Trường Tiểu học Nam Việt, quận Gò Vấp)

Giới thiệu là vậy nhưng theo tìm hiểu của phóng viên, trường TiH, THCS - THPT Nam Việt chưa thật sự như vậy.

Thông tin này cũng được ông Hồ Tấn Minh - Chánh Văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh (Sở GD&ĐT) xác nhận với phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô tại buổi làm việc ngày 26/7.

Theo ông Minh, việc đặt tên “Trường chuẩn quốc tế” là không đúng. Bởi hiện tại, không có một văn bản hay hồ sơ nào thể hiện các cơ sở giáo dục của Nam Việt là “Trường chuẩn quốc tế” như đơn vị này đang đặt.

Ngoài ra, theo Quyết định số 1541-56/QĐ-SGDĐT ngày 1/6/2023 của Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh, cơ quan này chỉ công nhận và cấp giấy chứng nhận đạt kiểm định chất lượng giáo dục cho trường THCS - THPT Nam Việt đạt kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 1, hoàn toàn không có văn bản nào thể hiện trường này là “Trường quốc tế” hay “Trường chuẩn quốc tế”.

GD&ĐT TP HCM chỉ công nhận và cấp Giấy chứng nhận đạt kiểm định chất lượng giáo dục cho Trường THCS-THPT Nam Việt đạt kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 1, không có văn bản nào thể hiện Trường THCS-THPT Nam Việt là “Trường Quốc tế” hay “Trường chuẩn Quốc tế”
Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh chỉ công nhận và cấp giấy chứng nhận đạt kiểm định chất lượng giáo dục cho trường THCS - THPT Nam Việt đạt kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 1, không có văn bản nào thể hiện là “Trường quốc tế” hay “Trường chuẩn quốc tế”

Về việc đặt tên “Trường chuẩn quốc tế”, trả lời thông tin báo chí trước đó, ông Nguyễn Đức Quốc - Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Giáo dục Quốc tế Nam Việt từng khẳng định: Trường Nam Việt không phải là trường quốc tế mà chỉ giảng dạy theo “chuẩn quốc tế”, từ chương trình học, cơ sở vật chất đến quy trình quản lý học sinh.

Ông Quốc cho rằng, tình trạng phụ huynh “nhầm lẫn” với danh xưng trường quốc tế không phải là phổ biến. Ghi là trường Tiểu học Quốc tế Nam Việt, ở dưới có câu là “Trường chuẩn quốc tế”, chuẩn ở đây là chuẩn về cơ sở vật chất, giáo trình, đội ngũ giảng dạy.

Trường quốc tế thì phải có yếu tố đầu tư nước ngoài. Còn ở đây là trường của Việt Nam, đầu tư theo mô hình “chuẩn”.

Ông Quốc giải thích là vậy nhưng chuẩn quốc tế về cơ sở vật chất, giáo trình, đội ngũ giảng dạy thì ai cấp? Đó cũng là thắc mắc của nhiều bậc phụ huynh hiện nay.

Một cơ sở trường Nam Việt tại Gò Vấp
Một cơ sở trường Nam Việt tại quận Gò Vấp

Thực tế hiện nay không ít phụ huynh lầm tưởng trường có chữ “Quốc tế” là trường quốc tế. Trong khi Luật Giáo dục hiện nay không có quy định nào về loại hình “trường quốc tế”.

Các loại hình nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam hiện nay chỉ có: Trường công lập do Nhà nước đầu tư; trường dân lập do cộng đồng dân cư ở cơ sở thành lập; trường tư thục do nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài thành lập.

Chiếu theo quy định nêu trên, các trường có đặt tên là “trường quốc tế” được xếp vào loại hình trường tư thục, các cơ quan quản lý hay gọi chung là “trường có vốn đầu tư nước ngoài”.

Đối với loại hình này, tại Điều 29 Nghị định 86/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về việc đặt tên cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài được quy định như sau: Tên trường phải bao gồm các yếu tố cấu thành được sắp xếp theo trật tự: “Trường”, “Cấp học hoặc trình độ đào tạo” và tên riêng.

Tên riêng của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài không được đặt trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của cơ sở giáo dục đã đăng ký, với tên của doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư; không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam.

Trường THCS-THPT Nam Việt - cơ sở tại Quận 12
Trường THCS - THPT Nam Việt - cơ sở tại Quận 12 cũng ghi "Chuẩn quốc tế"

Luật sư Trương Anh Tú, Chủ tịch TAT Law Firm/ cho biết: Các “trường quốc tế” ở Việt Nam thực chất là loại hình trường tư thục, gắn danh xưng “trường quốc tế” dựa trên cơ cấu tổ chức, chương trình giảng dạy, do các trường tự quảng bá và tự chịu trách nhiệm.

Cơ quan quản lý trực tiếp vẫn là Bộ GD&ĐT, các Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo và các ban ngành khác có liên quan đến giáo dục. Riêng các trường do Tổng Lãnh sự các nước mở ở Việt Nam là chịu sự điều chỉnh riêng, phù hợp với cơ chế và quy định về ngoại giao giữa Việt Nam và các nước.

Theo thống kê, TP Hồ Chí Minh hiện có khoảng 2.314 trường, trong đó ngoài công lập là 964 trường, chiếm 41,65%; 31 trường có yếu tố nước ngoài gọi là “trường quốc tế”.

Gầy đây, một số vụ việc liên quan đến “trường quốc tế” đang trở thành tâm điểm được nhiều người quan tâm, chẳng hạn như vụ trường Quốc tế Mỹ Việt Nam bị “vỡ nợ” hay vụ giáo viên trường Quốc tế TP Hồ Chí Minh (ISHCMC) phát sách có nội dung “nhạy cảm” cho học sinh đọc đã gióng lên hồi chuông cảnh báo cho các cơ quan quản lý Nhà nước, cũng như phụ huynh trong việc quản lý và chọn “trường quốc tế” cho con em mình theo học.

Đọc thêm

Bổ sung sách giáo khoa cho địa phương bị ảnh hưởng mưa bão Giáo dục

Bổ sung sách giáo khoa cho địa phương bị ảnh hưởng mưa bão

TTTĐ - Ngày 9/9, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành Công văn số 5212/BGDĐT-GDTrH gửi các Sở GD&ĐT và các nhà xuất bản in ấn, phát hành sách giáo khoa về việc cung ứng sách giáo khoa cho các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3.
Hải Phòng tiếp tục cho học sinh nghỉ học ngày 10/9 Giáo dục

Hải Phòng tiếp tục cho học sinh nghỉ học ngày 10/9

TTTĐ - Để tập trung khắc phục hậu quả Bão số 3 năm 2024 (YAGI), UBND TP Hải Phòng tiếp tục cho học sinh toàn thành phố nghỉ học ngày 10/9. Sau ngày 10/9, các địa phương tuỳ theo việc khắc phục cơ sở vật chất trường học sẽ tự quyết định.
Sau bão số 3, học sinh Hà Nội nhanh chóng ổn định nề nếp Giáo dục

Sau bão số 3, học sinh Hà Nội nhanh chóng ổn định nề nếp

TTTĐ - Trong tuần đầu tiên của năm học mới, các nhà trường chú trọng việc rèn nề nếp, kỹ năng cho học sinh, đặc biệt chú trọng đến đội tượng học sinh đầu cấp.
Phát động cuộc thi Toán quốc tế ELMO lần đầu tại Việt Nam Giáo dục

Phát động cuộc thi Toán quốc tế ELMO lần đầu tại Việt Nam

TTTĐ - Sáng 9/9, Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ - Thành đoàn TP Hồ Chí Minh phối hợp cùng Công ty EdTech YAHO LAB tổ chức phát động cuộc thi Toán quốc tế Eye Level Math Olympiad (ELMO) 2024 lần đầu tiên tại Việt Nam.
Hà Đông: Một trường học có thể chưa đón học sinh vào ngày mai Giáo dục

Hà Đông: Một trường học có thể chưa đón học sinh vào ngày mai

TTTĐ - Siêu bão Yagi đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với hệ thống trường học tại Hà Đông. Theo thống kê sơ bộ, có đến 482 cây xanh trong khuôn viên các trường bị bật gốc, đổ ngã. 9 trường học bị đổ tường rào, 14 trường bị tốc mái chống nóng hoặc mái sân, 20 trường có nhà xe bị sập hoặc hư hỏng với tổng diện tích khoảng 600m². Nhiều lớp học còn bị vỡ cửa kính và hư hỏng bảng biểu, gây ảnh hưởng lớn đến việc học tập của học sinh.
30 trường ở Hà Nội chưa thể đón học sinh vào ngày mai (9/9) Giáo dục

30 trường ở Hà Nội chưa thể đón học sinh vào ngày mai (9/9)

TTTĐ - Có 30 trường học trên địa bàn thành phố chưa bảo đảm an toàn để tổ chức dạy học trở lại từ ngày mai 9/9, do chưa khắc phục xong sự cố do bão số 3 gây ra.
90 trường học quận Hoàng Mai đảm bảo an toàn cho học sinh đến lớp Giáo dục

90 trường học quận Hoàng Mai đảm bảo an toàn cho học sinh đến lớp

TTTĐ - Báo cáo nhanh về công tác khắc phục hậu quả sau bão Yagi, đại diện Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận Hoàng Mai, Hà Nội, cho biết, có 90/92 trường đảm bảo đủ điều kiện an toàn và sẵn sàng cho học sinh đi học trở lại bình thường.
Hà Nội: Bảo đảm điều kiện tuyệt đối an toàn cho học sinh đến trường Giáo dục

Hà Nội: Bảo đảm điều kiện tuyệt đối an toàn cho học sinh đến trường

TTTĐ - UBND thành phố yêu cầu, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), UBND các quận, huyện, thị xã khẩn trương khắc phục thiệt hại của bão; tổng vệ sinh môi trường, ngăn ngừa dịch bệnh, bảo đảm các điều kiện tuyệt đối an toàn cho học sinh trở lại trường học.
Học sinh là ưu tiên số một để các con được đến trường Giáo dục

Học sinh là ưu tiên số một để các con được đến trường

TTTĐ - Siêu bão Yagi đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho Hà Nội với hàng nghìn cây xanh đổ gãy, hàng trăm ngôi nhà bị tốc mái. Thiệt hại rất lớn, trong đó hầu hết các trường học đều bị ảnh hưởng.
Cây xanh trường học bật gốc, gãy đổ la liệt sau bão Yagi Giáo dục

Cây xanh trường học bật gốc, gãy đổ la liệt sau bão Yagi

TTTĐ - Cây xanh bật gốc, gãy đổ hàng loạt khiến nhiều trường tan hoang sau bão Yagi. Việc đón học sinh trở lại trường vào ngày 9/9 phải tạm hoãn...
Xem thêm