Tag

Triển lãm hơn 300 tài liệu về nền giáo dục thời quân chủ

Người Hà Nội 05/02/2024 21:28
aa
TTTĐ - Ngày 5/2, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám đã chính thức khai mạc triển lãm "Khơi nguồn đạo học". Hơn 300 tài liệu, hiện vật tại đây đã mang đến cơ hội cho công chúng tìm hiểu về nền giáo dục Việt Nam thời quân chủ.
Hội xuân Giáp Thìn 2024 đậm bản sắc văn hóa Tết Khai mạc triển lãm “Đối thoại với dòng tranh gỗ Nhật Bản Ukiyo-e” Gần 3.000 người tham quan triển lãm đa phương tiện “Dòng chảy Hà Nội”

Triển lãm trưng bày hơn 300 tài liệu, hiện vật, được chia thành 4 phần nội dung chính, giới thiệu theo dòng lịch sử để tái hiện cuộc đời và đóng góp giáo dục của những nhân vật lịch sử như vua Lý Thánh Tông, vua Lý Nhân Tông, vua Lê Thánh Tông, thầy giáo Chu Văn An, Nguyên phi Ỷ Lan, và các danh nhân khoa bảng Lê Văn Thịnh, Thân Nhân Trung, Lương Thế Vinh và nhiều người khác.

Trưng bày cũng kết nối nội dung với trưng bày “Quốc Tử Giám-Trường Quốc học đầu tiên” thành một chỉnh thể, giúp công chúng hiểu rõ hơn về lịch sử ra đời, phát triển của khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám và kết quả nền giáo dục khoa cử Việt Nam thời quân chủ.

Triển lãm hơn 300 tài liệu, hiện vật về nền giáo dục thời quân chủ
Các đại biểu cắt băng khai mạc triển lãm "Khơi nguồn đạo học"

Ông Lê Xuân Kiêu, Giám đốc Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám chia sẻ, triển lãm là kết quả của sự nỗ lực đồng đội từ cán bộ nhân viên Trung tâm, với sự hỗ trợ chuyên môn từ các nhà khoa học Việt Nam và các chuyên gia đến từ Pháp.

Triển lãm hơn 300 tài liệu, hiện vật về nền giáo dục thời quân chủ
Ông Lê Xuân Kiêu trao hoa tri ân đến các cá nhân, tập thể đã góp phần tạo nên triển lãm "Khơi nguồn đạo học"

Bên cạnh đó, thông qua các tài liệu, hiện vật liên quan đến các danh nhân, trưng bày tái hiện thành một không gian di sản văn hóa danh nhân để phục vụ tốt nhu cầu của khách tham quan tìm hiểu về những đóng góp của họ đối với giáo dục, bồi dưỡng nhân tài và những bài học kinh nghiệm vẫn còn nguyên giá trị đối với đời sống xã hội hiện nay.

Triển lãm hơn 300 tài liệu, hiện vật về nền giáo dục thời quân chủ
Các vị đại biểu tham dự lễ khai mạc

Triển lãm không chỉ giúp khách tham quan hiểu rõ hơn về lịch sử và phát triển của khu di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám mà còn tập trung vào nền giáo dục khoa cử Việt Nam thời kỳ quân chủ. Bằng cách tái hiện không gian di sản văn hóa danh nhân, triển lãm mang lại trải nghiệm sâu sắc và giáo dục cho khách tham quan về những đóng góp quan trọng của họ đối với giáo dục, bồi dưỡng nhân tài và những bài học có giá trị cho xã hội ngày nay.

"Khơi nguồn đạo học" còn mang đến câu chuyện về ba vị vua, một hoàng hậu, một nhà giáo và các tiến sỹ khoa cử, họ đều là những người đức độ, thông tuệ, cùng chia sẻ tầm nhìn về nhà trường, giáo dục – nhân tố cho phép hướng đến một xã hội yên bình, thịnh vượng và công bằng.

Triển lãm hơn 300 tài liệu, hiện vật về nền giáo dục thời quân chủ
Ông Đỗ Đình Hồng - Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội

Lịch sử xây dựng quốc gia đã chứng kiến những bước đầu quan trọng với việc thành lập Văn Miếu vào năm 1070 dưới triều vua Lý Thánh Tông và Quốc Tử Giám vào năm 1076 dưới triều vua Lý Nhân Tông. Những vị vua của triều đại Lý đã thể hiện sự tôn trọng đối với tài năng và đóng góp tích cực bằng cách bồi dưỡng tinh thần và chú trọng đặc biệt đến nền giáo dục quốc gia.

Trong thời kỳ khó khăn của triều đại Trần, giáo dục vẫn được đặt ở vị trí hàng đầu. Xuất hiện nhiều thế hệ thầy giáo và môn sinh, trong đó nổi bật là thầy giáo Chu Văn An và các học trò của ông, là những minh chứng sống về sự cam kết với giáo dục.

Đến thời kỳ Lê, đặc biệt là dưới triều vua Lê Thánh Tông, văn hóa giáo dục Đại Việt phát triển mạnh mẽ. Khoa cử được tổ chức quy củ và chặt chẽ, với việc ghi tên của những người đỗ Tiến sỹ trên các bia đá tại Quốc Tử Giám, là một bước tiến quan trọng đánh dấu địa chỉ danh tính của những người có đóng góp xuất sắc trong lịch sử giáo dục.

Triển lãm hơn 300 tài liệu, hiện vật về nền giáo dục thời quân chủ
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà tham quan triển lãm
Triển lãm hơn 300 tài liệu, hiện vật về nền giáo dục thời quân chủ
Những hiện vật tài liệu đều được dịch sang 3 ngôn ngữ Việt - Anh - Pháp, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và du khách tham quan tìm hiểu thông tin

Bà Amélie - đại diện đơn vị thiết kế Beau Design thực hiện dự án trưng bày “Khơi nguồn đạo học” chia sẻ, bà cảm thấy rất vinh dự khi được làm việc tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám để đưa ra những dự án, triển lãm trưng bày về lịch sử, văn hóa Đại Việt.

"Nội dung của thiết kế trưng bày được xây dựng với mục tiêu tối đa hóa sử dụng dữ liệu lịch sử và cấu trúc không gian nhằm truyền đạt các giá trị về tri thức và ký ức. Phương án thiết kế của chúng tôi mang đậm đặc tính đương đại, trang trọng và bền vững, nhằm tôn vinh chủ đề giáo dục thông qua việc thể hiện hiện vật và giá trị kết nối được ưa chuộng nhất với công chúng. Gam màu được sử dụng trong không gian trưng bày không chỉ mang tính thẩm mỹ mà còn gợi nhớ về các triều đại quan trọng trong quá khứ" - đại diện đơn vị thiết kế Beau Design chia sẻ.

Triển lãm hơn 300 tài liệu, hiện vật về nền giáo dục thời quân chủ
Nhà thiết kế Amélie - đại diện đơn vị thiết kế Beau Design

Các hiện vật như bàn học của nho sinh hay bàn trong thư phòng của các vị vua được tạo ra để lan tỏa tinh thần của các danh nhân về nỗ lực và tinh thần học hỏi, không chỉ giới hạn trong tầng lớp quý tộc mà còn ở mọi tầng lớp xã hội thời kỳ quân chủ. Đồng thời, nội dung trưng bày cũng nhấn mạnh vào việc thể hiện danh nhân không chỉ là những vị quân vương, mà còn là những tấm gương mẫu mực truyền cảm hứng.

"Đây thực sự là một hành trình rất dài kể từ khi chúng tôi bắt tay vào nghiên cứu và phát triển dự án. Cho đến hôm nay tại nhà Thái Học, chúng tôi đã hoàn thiện hầu hết tất cả các mẫu hiện vật trưng bày. Tôi hi vọng những công dân, du khách đến với triển lãm sẽ yêu thích không gian và tìm hiểu về những câu chuyện được kể. Đồng thời thấu hiểu, đồng cảm và tôn vinh tâm huyết và tấm lòng của những bậc quân vương, tiền nhân đi trước trong lịch sử xây dựng nền giáo dục Đại Việt từ những ngày đầu tiên định hình nền tảng đạo học Việt" - bà Amélie nhấn mạnh.

Tại lễ khai mạc, ông Đỗ Đình Hồng, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội nhấn mạnh ý nghĩa tri ân và tôn vinh công lao đóng góp của các bậc tiền nhân, các danh nhân đã đặt nền móng cho sự phát triển nền Quốc học, tạo nên lớp lớp trí thức trong xã hội Việt Nam thời kỳ quân chủ. "Triển lãm mang lại cơ hội tuyệt vời để khám phá và hiểu sâu hơn về di sản văn hóa và giáo dục lâu dài của đất nước" - ông nói.

Triển lãm hơn 300 tài liệu, hiện vật về nền giáo dục thời quân chủ
Một nghiên cứu sinh chăm chú ghi chép, tìm hiểu lịch sử
Triển lãm hơn 300 tài liệu, hiện vật về nền giáo dục thời quân chủ
Những tư liệu được mô phỏng lại rõ nét
Triển lãm hơn 300 tài liệu, hiện vật về nền giáo dục thời quân chủ
Tranh minh họa và câu chuyện tóm lược về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyên phi Ỷ Lan
Triển lãm hơn 300 tài liệu, hiện vật về nền giáo dục thời quân chủ
Triển lãm thu hút từ khách Việt...
Triển lãm hơn 300 tài liệu, hiện vật về nền giáo dục thời quân chủ
...đến các du khách nước ngoài

Đọc thêm

Ấm áp như người Hà Nội... Nhịp điệu cuộc sống

Ấm áp như người Hà Nội...

TTTĐ - Trong trận bão lịch sử Yagi và đợt ngập lụt diện rộng do hoàn lưu của bão, người Hà Nội ấm áp vô bờ bởi những nghĩa cử vô cùng cao đẹp.
Quán xuyến công việc, huy động sức mạnh tổng hợp của cả Hà Nội Nhịp điệu cuộc sống

Quán xuyến công việc, huy động sức mạnh tổng hợp của cả Hà Nội

TTTĐ - Thực hiện yêu cầu của Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài, lãnh đạo các cấp của thành phố đã lăn xả, trực tiếp xuống hiện trường. Nhờ vậy, công tác khắc phục hậu quả của bão và lũ lụt của Hà Nội được hiệu quả, mang lại sự bình yên và khắc sâu niềm tin trong Nhân dân về người cán bộ mẫu mực.
Bản lĩnh, nghĩa tình, người Hà Nội vững vàng vượt bão Nhịp điệu cuộc sống

Bản lĩnh, nghĩa tình, người Hà Nội vững vàng vượt bão

TTTĐ - Từng trải, bản lĩnh và nắm vững thông tin, người Hà Nội bình tĩnh, đoàn kết, chấp hành mọi quy định, khuyến cáo về phòng, chống bão của các cấp chính quyền và tương trợ lẫn nhau trước thiên tai khủng khiếp.
Tìm về giá trị truyền thống với Trung thu tại Hoàng thành Thăng Long Nhịp điệu cuộc sống

Tìm về giá trị truyền thống với Trung thu tại Hoàng thành Thăng Long

TTTĐ - Nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp của phong tục truyền thống, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức chương trình “Vui tết Trung thu 2024”.
Phát huy giá trị chùa Trầm - chùa Trăm Gian trong dòng chảy công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Phát huy giá trị chùa Trầm - chùa Trăm Gian trong dòng chảy công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Sáng 6/9, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) tổ chức Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị cụm di tích quốc gia chùa Trầm, chùa Trăm Gian". Các nhà khoa học đầu ngành thống nhất quan điểm rằng hai di tích này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, cần thiết được nghiên cứu, bảo vệ, tôn tạo nhằm gắn với du lịch tham quan, trải nghiệm trong chủ trương phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Tiếp tục hoàn thiện tiêu chí xét tặng các danh hiệu văn hóa Nhịp điệu cuộc sống

Tiếp tục hoàn thiện tiêu chí xét tặng các danh hiệu văn hóa

TTTĐ - Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội tiếp tục tổ chức lấy ý kiến các chuyên gia nhằm đóng góp vào Dự thảo tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Mùa đi xây những ước mơ... Người Hà Nội

Mùa đi xây những ước mơ...

TTTĐ - "Mùa thu ơi! Mùa thu / Mùa đi xây những ước mơ / Tung bay màu khăn thắm / Rực rỡ trên vai em", hòa trong tiếng hát rộn rã của "Mùa thu ngày khai trường", gần 2,3 triệu học sinh Hà Nội bước vào năm học mới với niềm hân hoan, náo nức...
Hà Nội: Nâng cao chất lượng việc bình xét danh hiệu văn hóa Nhịp điệu cuộc sống

Hà Nội: Nâng cao chất lượng việc bình xét danh hiệu văn hóa

TTTĐ - Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội vừa tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hoá”; “Thôn, tổ dân phố văn hoá”; “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” tại quận Ba Đình và huyện Phúc Thọ.
Quan tâm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể Nhịp điệu cuộc sống

Quan tâm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể

TTTĐ - Thực hiện Chương trình số 06-Ctr/TU của Thành uỷ về “Phát triển văn hoá, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”, huyện Đông Anh (Hà Nội) đã triển khai nhiều giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể.
Đông đảo người dân thăm nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập Người Hà Nội

Đông đảo người dân thăm nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập

TTTĐ - Dịp lễ Quốc Khánh năm nay, nhiều gia đình đã cùng nhau ghé thăm ngôi nhà ở số 48 phố Hàng Ngang, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).
Xem thêm