Tag

Triển khai nhiều biện pháp quản lý, cải thiện môi trường không khí tại Hà Nội

Xã hội 21/12/2019 16:29
aa
TTTĐ - Từ đầu năm đến nay, địa bàn thành phố Hà Nội xuất hiện 6 đợt kéo dài không khí có chất lượng ở mức kém. Trước tình trạng ô nhiễm kéo dài nhiều ngày, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân, thành phố Hà Nội sẽ triển khai nhiều biện pháp để quản lý, cải thiện môi trường trên địa bàn.

Triển khai nhiều biện pháp quản lý, cải thiện môi trường không khí tại Hà Nội

Ô nhiễm không khí tại Hà Nội được xác định do nhiều nguyên nhân chủ quan

Bài liên quan

Giảm ô nhiễm không khí: Cần hành động cụ thể từ mỗi cá nhân

Hà Nội: Hàng loạt các giải pháp giảm ô nhiễm không khí

Hà Nội triển khai nhiều giải pháp cải thiện môi trường không khí

Hiện trạng ô nhiễm không khí và chính sách quản lý chất lượng không khí tại TP HCM

Đã có 6 đợt không khí ở mức xấu, rất xấu

Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), từ đầu năm 2019 đến nay, địa bàn Hà Nội xuất hiện 6 đợt kéo dài không khí có chất lượng ở mức kém. Trong đó cao điểm nhất là từ ngày 8-14/12, chất lượng không khí thường xuyên ở mức xấu và rất xấu.

Nguyên nhân khách quan gây ô nhiễm đã được chỉ ra là do ảnh hưởng điều kiện thời tiết cực đoan; nguyên nhân chủ quan là từ: Khí thải của các phương tiện giao thông tập trung cao tại khu đô thị; một số bộ phận người dân sử dụng than tổ ong; hoạt động đốt rơm rạ; phá dỡ công trình xây dựng cũ để xây dựng mới; vận chuyển vật liệu xây dựng; khói bụi từ cơ sở sản xuất trên địa bàn và tỉnh lân cận...

Phó Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm Nguyễn Thị Nắng Mai cho biết, chất lượng không khí trên địa bàn quận xấu do nhiều công trình trọng điểm như đường sắt trên cao, đường vành đai 3 và nhiều công trình khác đang thi công, quận khó khăn trong kiểm soát chất lượng không khí. Bên cạnh đó, quận Bắc Từ Liêm có hoạt động khai thác cát, các cơ quan chức năng đã kiểm soát tình hình bằng cách xử lý xe quá khổ, quá tải, rửa xe trước khi ra khỏi khu vực khai thác nhưng do số lượng lớn nên nhiều khi chưa kiểm soát hết các phương tiện.

Một nguyên nhân gây ô nhiễm không khí khác là từ lượng phương tiện giao thông gia tăng. Theo thông tin Công an TP Hà Nội, từ đầu quý 4/2019 đến nay, số xe đăng ký mới là 84 nghìn phương tiện, nâng tổng số phương tiện đang quản lý lên trên 6.878 nghìn chiếc, chưa kể các phương tiện của công an, quân đội và phương tiện từ tỉnh khác về.

Tiến hành rửa đường trên nhiều quận nội thành

Nhiều năm nay, TP Hà Nội đã thực hiện quyết liệt nhiều biện pháp cải thiện môi trường với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Mới đây, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã chủ trì cuộc họp cùng các sở, ngành liên quan đến công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn.

Theo đó, các giải pháp mới cải thiện môi trường thành phố đã được thống nhất trong thời gian tới, bao gồm: lắp đặt 50-70 trạm quan trắc cố định và trên cao để quan trắc chất lượng không khí; tiếp tục phát động chương trình trồng cây xanh; tăng cường tuyên truyền, vận động người dân không đốt rơm rạ, đặc biệt là đốt rác tại các làng nghề. Bắt đầu từ thứ 7, chủ nhật (21- 22/12), các quận, huyện, thị xã cần phát động người dân tham gia tổng vệ sinh môi trường...

Đặc biệt, từ 19/12, một số tuyến đường đã được rửa trở lại sau nhiều năm tạm dừng. Việc rửa đường nhận được sự đồng tình, ủng hộ của người dân như một giải pháp thức thời ngăn chặn bụi mịn.

Các quận của TP Hà Nội đề xuất tăng tần suất xe tưới nước rửa đường giảm ô nhiễm cuối năm
Các quận của TP Hà Nội đề xuất tăng tần suất xe tưới nước rửa đường giảm ô nhiễm cuối năm

Theo Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội (Urenco), rạng sáng 19/12, việc rửa đường được tiến hành trên các tuyến phố xung quanh hồ Hoàn Kiếm như Cổ Tân, Lê Lai, Lê Thạch và một số tuyến mất vệ sinh khác.

Tại quận Hai Bà Trưng, xe rửa đường hoạt động tại các tuyến Đại Cồ Việt, Lê Đại Hành. Tại quận Đống Đa, 3 xe rửa đường được huy động để rửa các tuyến Hoàng Cầu, Ô Chợ Dừa, Xã Đàn, Tôn Đức Thắng, Văn Miếu, Nguyễn Khuyến, Thái Hà, Tây Sơn, Nguyễn Lương Bằng, Khâm Thiên; Chùa Bộc, Phạm Ngọc Thạch, Láng, Láng Hạ, Giảng Võ, Nguyễn Chí Thanh.

Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Phạm Tuấn Long cho biết, để đảm bảo vệ sinh môi trường trên địa bàn, 2 năm qua, quận vẫn đặt hàng Urenco rửa đường cho các tuyến phố thuộc khu vực phố đi bộ vào các ngày cuối tuần.

Việc rửa đường được thực hiện vào đêm các ngày thứ 6, thứ 7, chủ nhật phục vụ đi bộ. Rửa đường không những giúp giảm ô nhiễm bụi mịn, mà còn tẩy rửa được các vết bẩn bám quét không sạch được như kem rơi vãi trên đường.

Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội Vũ Văn Viện cũng đã có văn bản đề nghị các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện công tác vệ sinh môi trường và bảo đảm an toàn giao thông trong quá trình thi công các dự án trên địa bàn thành phố. Theo đó, đối với các dự án do UBND các quận, huyện, thị xã làm chủ đầu tư, chỉ đạo nhà thầu tăng cường các biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông, đặc biệt là công tác vệ sinh môi trường; tăng cường quản lý, giám sát, không để bụi bẩn ảnh hưởng đến môi trường không khí và đời sống của nhân dân khu vực; yêu cầu đơn vị vệ sinh môi trường tập kết rác đúng quy định, tăng cường quét hút bụi, tưới nước rửa đường.

Các ban quản lý dự án thuộc thành phố, chủ đầu tư các công trình phải thu dọn công trường gọn gàng; vận chuyển đất, phế thải phát sinh trong quá trình thi công... Thanh tra Sở Giao thông Vận tải phối hợp với lực lượng công an tăng cường kiểm tra, xử lý các xe ô tô chở đất, vật liệu xây dựng che chắn không bảo đảm, để rơi vãi, gây mất vệ sinh môi trường tại các công trình đang thi công, mỏ vật liệu, bến khai thác cát...

Có kế hoạch phun nước định kỳ hàng ngày

Mới đây, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) cùng Văn phòng Chính phủ và nhiều Bộ, ngành cũng đã họp tìm nguyên nhân, bàn các giải pháp cấp bách và lâu dài để giải quyết tình trạng ô nhiễm không khí tại Hà Nội và TPHCM.

Các Bộ, ngành đã phân tích và nhận diện được các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí, trong đó, nguyên nhân chủ quan, do con người tạo nên chứ không phải từ môi trường hay khí hậu.

Chất lượng không khí nhiều nơi trên địa bàn Hà Nội xấu do hoạt động của các công trình xây dựng
Chất lượng không khí nhiều nơi trên địa bàn Hà Nội xấu do hoạt động của các công trình xây dựng

Theo Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà, giải pháp trước mắt là các cơ quan chức năng có nhiệm vụ tập trung nguồn lực, bằng mọi phương án, huy động mọi lực lượng để duy trì các trạm quan trắc tự động, cung cấp hàng ngày số liệu chính xác về chất lượng không khí cho người dân. Nếu chất lượng không khí ở ngưỡng nguy hại cần ngay lập tức có khuyến cáo để người dân thực hiện các biện pháp giữ gìn sức khỏe theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

Bên cạnh đó, TP Hà Nội cần có ngay kế hoạch tiến hành phun nước định kỳ hàng ngày, xem xét điều tiết các luồng giao thông ở những khu vực vượt ngưỡng ô nhiễm không khí. Ví dụ, trong những ngày ô nhiễm không khí dùng các biện pháp điều tiết các phương tiện giao thông hạn chế lưu thông.

Mặt khác, khuyến cáo người dân chuyển sử dụng bếp than tổ ong sang các loại chất đốt khác bởi đây cũng là nguồn gây ô nhiễm không khí lớn. Hiện, Hà Nội thống kê có 60.000 hộ dân dùng bếp than tổ ong.

Bộ TN&MT cũng sẽ có chỉ đạo các UBND tỉnh, thành phố quanh Hà Nội có hoạt động nông nghiệp, tuyên truyền, hỗ trợ người dân không đốt rơm rạ; tuyệt đối không đốt chất thải nguy hại.

Về các biện pháp lâu dài, các Bộ, ngành sẽ phối hợp để hoàn thiện cơ chế chính sách, đẩy nhanh hơn lộ trình xử lý ô nhiễm không khí, đặc biệt là ở Hà Nội và TP HCM theo Quyết định 985a/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Quản lý chất lượng không khí. Ví dụ, đối với phương tiện giao thông ở hai thành phố lớn cần có quy chuẩn cao hơn ở các địa phương.

Đồng thời, các địa phương nghiên cứu chính sách để hạn chế phương tiện giao thông cá nhân, tuyên truyền để người dân chuyển sang dùng các phương tiện chạy bằng các nguồn năng lượng thân thiện với môi trường…

Đọc thêm

Lời cảnh tỉnh từ những hành vi lệch lạc, đua xe trái phép Muôn mặt cuộc sống

Lời cảnh tỉnh từ những hành vi lệch lạc, đua xe trái phép

TTTĐ - Vụ tai nạn nghiêm trọng ngày 3/11 vừa qua do nhóm thanh thiếu niên tụ tập đua xe trái phép tại ngã tư Trần Hưng Đạo - Bà Triệu khiến một cô gái tử vong đã làm dấy lên nhiều bức xúc trong dư luận.
Có dấu hiệu tham gia đấu giá để thao túng, nhiễu loạn thị trường Xã hội

Có dấu hiệu tham gia đấu giá để thao túng, nhiễu loạn thị trường

TTTĐ - Trong công tác đấu giá quyền khai thác khoáng sản, hiện nay có dấu hiệu một số tổ chức, cá nhân thông đồng, lợi dụng đấu giá để thao túng nhằm trục lợi.
Công ty Cổ phần Môi trường đô thị Hải Dương vi phạm về thuế Muôn mặt cuộc sống

Công ty Cổ phần Môi trường đô thị Hải Dương vi phạm về thuế

TTTĐ - Thanh tra tỉnh Hải Dương đã có phiếu chuyển thông tin đề nghị Cục Thuế tỉnh Hải Dương xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, hóa đơn đối với Công ty Cổ phần Môi trường đô thị Hải Dương.
Hải Dương: Giải quyết cán bộ sau sắp xếp đơn vị hành chính Muôn mặt cuộc sống

Hải Dương: Giải quyết cán bộ sau sắp xếp đơn vị hành chính

TTTĐ - Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC), tỉnh Hải Dương giảm 26 xã, một phường và dôi dư 424 cán bộ, công chức, viên chức, 28 trụ sở UBND xã, phường.
Bí thư Thành đoàn dự Ngày hội Đại đoàn kết ở thôn Kim Hoàng Muôn mặt cuộc sống

Bí thư Thành đoàn dự Ngày hội Đại đoàn kết ở thôn Kim Hoàng

TTTĐ - Ngày 8/11, đồng chí Chu Hồng Minh, Uỷ viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, Thành uỷ viên, Bí thư Thành đoàn Hà Nội và đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy, Phó Chánh Văn phòng Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội đã đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại thôn Kim Hoàng, xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.
Mạnh tay xử lý hành vi quảng cáo “thổi phồng” sự thật Đô thị

Mạnh tay xử lý hành vi quảng cáo “thổi phồng” sự thật

TTTĐ - Chiều 8/11, Quốc hội tiến hành thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
Ma túy không chỉ là vấn nạn, tệ nạn, mà còn là hiểm họa Muôn mặt cuộc sống

Ma túy không chỉ là vấn nạn, tệ nạn, mà còn là hiểm họa

TTTĐ - Đại biểu Quốc hội Nguyễn Hải Trung (đoàn Hà Nội) đánh giá, ma túy không chỉ là vấn nạn, tệ nạn mà là hiểm họa của Việt Nam và toàn cầu...
Chi hơn 2.510 tỷ đồng cải thiện môi trường đô thị TP Phan Thiết Môi trường

Chi hơn 2.510 tỷ đồng cải thiện môi trường đô thị TP Phan Thiết

TTTĐ - Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Thuận đã thống nhất chi hơn 2.510 tỷ đồng để cải thiện môi trường đô thị TP Phan Thiết.
Công bố danh sách 32 dự án xuất sắc tiến vào vòng chung khảo Muôn mặt cuộc sống

Công bố danh sách 32 dự án xuất sắc tiến vào vòng chung khảo

TTTĐ - Ngày 8/11, Ban tổ chức Giải thưởng Hành động vì cộng đồng 2024 (Human Act Prize) đã công bố danh sách 32 dự án xuất sắc nhất được vào vòng chung khảo.
Đã tìm thấy máy bay Yak-130 bị rơi tại Đắk Lắk Xã hội

Đã tìm thấy máy bay Yak-130 bị rơi tại Đắk Lắk

TTTĐ - Sau hai ngày mất tích, máy bay Yak-130 gặp nạn đã được tìm thấy ở khu rừng thuộc Vườn Quốc gia Yok Đôn, cách căn cứ tập luyện Phù Cát, Bình Định hơn 250km
Xem thêm