Tag

APISWA thúc đẩy các sáng kiến về môi trường của ASEAN

Môi trường 31/10/2024 21:02
aa
TTTĐ - Liên minh Rượu mạnh và Rượu vang Quốc tế Châu Á - Thái Bình Dương (APISWA), đại diện cho 11 nhà sản xuất rượu mạnh và rượu vang toàn cầu hoạt động trên khắp khu vực Châu Á - Thái Bình Dương vừa công bố Báo cáo Phát triển Bền vững năm 2024, “Vì một Tương lai Bền vững: Thúc đẩy Các Sáng kiến về Môi trường của ASEAN”.
Thực hiện nhất quán chính sách ưu đãi, hỗ trợ bảo vệ môi trường Nâng cao nhận thức cho cộng đồng về thu gom và tái chế

Trong bối cảnh hiện nay, phát triển bền vững đang nhanh chóng trở thành nền móng quan trọng của mọi ngành công nghiệp.

Liên minh Rượu mạnh và Rượu vang Quốc tế Châu Á - Thái Bình Dương (APISWA), đại diện cho 11 nhà sản xuất rượu mạnh và rượu vang toàn cầu hoạt động trên khắp khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, đang thể hiện vai trò lãnh đạo về tính bền vững trong ngành đồ uống với việc công bố Báo cáo Phát triển Bền vững năm 2024, “Vì một Tương lai Bền vững: Thúc đẩy Các Sáng kiến về Môi trường của ASEAN”.

Cam kết tại khu vực và trên toàn cầu của các công ty thành viên APISWA

Hôm nay (31/10), APISWA công bố Báo cáo Phát triển Bền vững năm 2024 tại Việt Nam, nêu bật những cam kết của các công ty thành viên nhằm giảm thiểu tác động lên môi trường thông qua nhiều giải pháp sáng tạo về năng lượng, chất thải, nước, nguồn cung ứng và bao bì sản phẩm.
Chai thủy tinh được đưa vào thùng tái chế thủy tinh chuyên dụng
Chai thủy tinh được đưa vào thùng tái chế thủy tinh chuyên dụng

Báo cáo cũng dành một phần đi sâu vào hoạt động tái chế thủy tinh và tính tuần hoàn của ngành. Với hầu hết sản phẩm rượu vang và rượu mạnh được đóng gói trong thủy tinh, các công ty thành viên của APISWA đã đầu tư vào nhiều giải pháp nhằm giảm lượng khí thải carbon từ bao bì, khuyến khích xây dựng tính tuần hoàn và khả năng trả lại của bao bì trong chuỗi cung ứng.

Ông Davide Besana, Giám đốc APISWA, cho biết: “Ngành công nghiệp rượu vang và rượu mạnh có thể đóng vai trò lãnh đạo bằng cách hợp tác với tất cả các bên liên quan trong toàn bộ chuỗi giá trị. Các công ty thành viên của APISWA đang tìm kiếm cơ hội để thí điểm và mở rộng các sáng kiến tại kênh tiêu thụ tại chỗ và ngoài điểm bán, cũng như mong muốn được hợp tác với các Chính phủ và đối tác liên ngành để hỗ trợ tăng tỷ lệ tái chế thủy tinh”.

Tại Việt Nam, APISWA cũng đã hợp tác với Viện Kinh tế Môi trường Đông Nam Á (EEPSEA) trong việc nghiên cứu con đường phát triển hiện tại và chuỗi giá trị của rác thải thủy tinh sau tiêu dùng. Báo cáo của công trình nghiên cứu này, được công bố vào tháng 1 năm 2024, là bước đi quan trọng đầu tiên trong việc phân tích lộ trình rác thải thủy tinh tại địa phương và xác định cách thức hợp tác nhằm thực hiện các giải pháp tái chế thủy tinh.

Hợp tác để gia tăng tỷ lệ tái chế thủy tinh tại ASEAN và Việt Nam

Thủy tinh có thể tái chế 100% và có thể tái chế vô tận mà không làm giảm chất lượng hoặc độ tinh khiết, giúp chất liệu này trở thành ứng cử viên lý tưởng cho nền kinh tế tuần hoàn. Tuy nhiên, tỷ lệ tái chế thủy tinh ở Việt Nam vẫn còn thấp ở mức 15%, trong khi tỉ lệ này đối với lon nhôm là 70% và chai nhựa là 32-45%.
Thúc đẩy các sáng kiến về môi trường của ASEAN
Nhiều tấn thủy tinh đang đợi tái chế tại nhà máy O-I Việt Nam
Báo cáo của APISWA cho thấy cơ sở hạ tầng để phân loại, thu gom và tái chế chai thủy tinh tại Việt Nam vẫn còn chưa phát triển. Việc xác định những thách thức cụ thể mà các bên liên quan trong toàn bộ chuỗi giá trị tại Việt Nam phải đối mặt - từ những người thu gom phế liệu cá nhân đến các doanh nghiệp phế liệu và nhà sản xuất thủy tinh, cũng như người tiêu dùng – đòi hỏi rất nhiều nguồn lực và hoạt động. Cách tiếp cận toàn diện này là chìa khóa để phát triển các giải pháp phù hợp mang lại sự thay đổi trong ngành tái chế thủy tinh.

Ông Bayard Sinnema, Giám đốc Thương mại – Châu Á của O-I, nhà sản xuất chai thủy tinh hàng đầu thế giới, nói: “Thị trường thủy tinh tại Việt Nam có sản lượng khoảng 220.000 tấn, đồng nghĩa với rất nhiều cơ hội để xây dựng cơ sở hạ tầng bền vững và có khả năng mở rộng quy mô, mang lại lợi ích cho tất cả các bên liên quan. Ngành này có thể dẫn đầu trong việc thúc đẩy các nỗ lực giáo dục hệ sinh thái tái chế rác thải thủy tinh về giá trị của việc chuyển hướng thủy tinh khỏi bãi chôn lấp. Khi chỉ ra được các cơ hội và giá trị trong việc tái chế thủy tinh, chúng ta có thể thu hút nhiều nguồn đầu tư hơn để xây dựng cơ sở hạ tầng tốt hơn”.

Năm 2020, Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á giới thiệu chương trình Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR). EPR yêu cầu các công ty sản xuất và nhập khẩu đóng góp vào những nỗ lực quốc gia nhằm tăng tỷ lệ tái chế tại hộ gia đình đối với các vật liệu như nhựa PET, lon nhôm và thủy tinh.

Ông Hồ Quốc Thông, giảng viên và là Nhà Nghiên cứu, Viện Kinh tế Môi trường Đông Nam Á (EEPSEA), cho biết, “Một chính sách duy nhất là không đủ để giải quyết một vấn đề phức tạp như tái chế thủy tinh. Lựa chọn tốt nhất hiện nay là kết hợp những công cụ pháp lý và công cụ dựa trên thị trường, cũng như hợp tác với các hiệp hội trong ngành như APISWA để thực hiện giáo dục cộng đồng, hay còn gọi là sáng kiến hành vi, về tái chế thủy tinh. Chương trình EPR là cơ hội để các nhà sản xuất chia sẻ trách nhiệm với Chính phủ và xã hội vì sự phát triển bền vững. Điều này bao gồm việc triển khai các chương trình thí điểm để hỗ trợ những người thu gom rác thải, doanh nghiệp và hộ gia đình giảm chi phí tái chế thủy tinh hoặc thiết lập các ưu đãi kinh tế phù hợp cho thị trường tái chế thủy tinh. Việc tạo ra thị trường tái chế rác thải thủy tinh cũng góp phần làm cho ngành công nghiệp thủy tinh bền vững hơn thông qua việc giảm tiêu thụ năng lượng và sự phụ thuộc vào nguyên liệu thô”.

“Với tinh thần đồng hành cùng Chính phủ trong các nỗ lực bảo vệ môi trường, ủng hộ tái chế sản phẩm, bao bì để thúc đẩy phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam, doanh nghiệp mong muốn các chính sách được ban hành đồng bộ, phù hợp với điều kiện thực tiễn ở Việt Nam để tạo cơ chế động lực cho các nhà sản xuất, nhà tái chế cùng phát triển bền vững”, bà Chu Thị Vân Anh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) chia sẻ.

Khuyến nghị cho phát triển bền vững tương lai

Những sáng kiến về phát triển bền vững của APISWA đồng hành cùng các mục tiêu quốc gia của Việt Nam hướng tới một nền kinh tế xanh, giảm thiểu carbon và Tầm nhìn ASEAN 2025 rộng hơn về một khu vực bền vững và kiên cường. Báo cáo của APISWA nhằm khởi động thảo luận xoay quanh các sáng kiến nâng cao tỷ lệ tái chế thủy tinh, bao gồm những nỗ lực đảm bảo khuôn khổ EPR được thiết lập chặt chẽ và dẫn đầu bởi ngành, giữ vững tính minh bạch, và thân thiện với thương mại.

Đọc thêm

Bình Dương vinh danh 35 doanh nghiệp xuất sắc về bảo vệ môi trường Môi trường

Bình Dương vinh danh 35 doanh nghiệp xuất sắc về bảo vệ môi trường

TTTĐ - Ngày 20/12, UBND tỉnh Bình Dương tổ chức Lễ công bố Sách Xanh 2024, ghi nhận và vinh danh 35 doanh nghiệp xuất sắc trong công tác bảo vệ môi trường. Đây là sự kiện thường niên nhằm khuyến khích doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội, tuân thủ quy định môi trường và thúc đẩy phát triển bền vững.
Bình Dương đóng cửa nhiều mỏ khai thác khoáng sản Môi trường

Bình Dương đóng cửa nhiều mỏ khai thác khoáng sản

TTTĐ - Nhằm tăng cường công tác quản lý sản và thúc đẩy việc bàn giao tài nguyên đất đai sau khai thác, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương đã thông báo triển khai đóng cửa hàng loạt các mỏ để bảo vệ nguồn tài nguyên.
Hà Nội rét, Trung Bộ và Tây Nguyên mưa lớn Môi trường

Hà Nội rét, Trung Bộ và Tây Nguyên mưa lớn

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 1 giờ ngày 23/12, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 10,9 độ Vĩ Bắc; 113,6 độ Kinh Đông, trên khu vực Trường Sa.
Ngày 22/12, Bắc Bộ rét đậm, rét hại Môi trường

Ngày 22/12, Bắc Bộ rét đậm, rét hại

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới đang gây biển động mạnh tại một số khu vực.
Bài 2: UBND phường Tân Phước Khánh phát hiện dấu hiệu vi phạm Nhịp sống phương Nam

Bài 2: UBND phường Tân Phước Khánh phát hiện dấu hiệu vi phạm

TTTĐ - Mặc dù chính quyền phường Tân Phước Khánh đã nỗ lực kiểm tra, xử lý nhưng vẫn còn nhiều cơ sở, doanh nghiệp sản xuất xả thải gây ô nhiễm môi trường. Điển hình là Công ty TNHH Quốc Hùng đã xả thải gây ô nhiễm, khiến đời sống người dân tại khu phố Khánh Hội, phường Tân Phước Khánh bị đảo lộn, sức khỏe ảnh hưởng nghiêm trọng.
Bài 1: Đục tường, xả trộm chất thải ra môi trường Môi trường

Bài 1: Đục tường, xả trộm chất thải ra môi trường

TTTĐ - Công ty TNHH Quốc Hùng và Công ty gia công Long Tuấn đã ngang nhiên đục tường của Khu nhà xưởng Nam Việt để xả thải gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Việc này khiến đời sống người dân tại khu phố Khánh Hội, phường Tân Phước Khánh, TP Tân Uyên, tỉnh Bình Dương đảo lộn, sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Bắc Bộ tiếp tục rét đậm, vùng núi rét hại Xã hội

Bắc Bộ tiếp tục rét đậm, vùng núi rét hại

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 20/12, Bắc Bộ tiếp tục rét đậm, vùng núi rét hại với nhiệt độ thấp nhất phổ biến từ 7-10 độ C, riêng các khu vực núi cao như Mẫu Sơn, Sa Pa có thể xuống dưới 5 độ C, nguy cơ xuất hiện sương muối.
Đảm bảo vệ sinh môi trường để người dân vui Xuân, đón Tết Môi trường

Đảm bảo vệ sinh môi trường để người dân vui Xuân, đón Tết

TTTĐ - Ngày 19/12, Phó Chủ tịch UBND thành phố Vũ Thu Hà đã chủ trì cuộc họp, nghe lãnh đạo sở, ngành, quận, huyện báo cáo về việc triển khai các nội dung thuộc lĩnh vực văn hóa - xã hội.
"Lá chắn thép” trong đấu tranh bảo vệ rừng Môi trường

"Lá chắn thép” trong đấu tranh bảo vệ rừng

TTTĐ - Bất kể ngày hay đêm, nắng hay mưa, trong màn sương đặc quánh của núi rừng Ngọc Linh, lực lượng bảo vệ rừng của Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh vẫn luôn miệt mài, quyết tâm giữ vững những cánh rừng xanh.
Bắc Bộ không khí lạnh tăng cường, trời rét Môi trường

Bắc Bộ không khí lạnh tăng cường, trời rét

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 19/12, thời tiết trên cả nước tiếp tục có sự phân hóa rõ rệt.
Xem thêm