TP HCM đổi mới công nghệ xử lý rác thải
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM Nguyễn Toàn Thắng phát biểu tại buổi họp báo
Bài liên quan
“Lá phổi” của hành tinh đang lâm nguy
Bãi rác thị xã Bỉm Sơn quá tải bốc mùi hôi thối khắp vùng
Hà Nội giảm sản phẩm nhựa dùng một lần trong các cuộc họp
Những công trình, phần việc ghi đậm dấu ấn thanh niên Long Biên
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM, hiện nay việc xử lý chất thải của TP chủ yếu là chôn lấp, một phần chất thải rắn sinh hoạt được xử lý bằng phương pháp đốt (không thu hồi năng lượng), sản xuất phân bón và tái chế (việc này còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu của TP).
Được biết, tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt đã thu gom, vận chuyển năm 2018 hơn 3 triệu tấn, trung bình hơn 9.000 tấn/ngày. Chất thải rắn sinh hoạt được xử lý dưới dạng chôn lấp hơn 2,2 triệu tấn chiếm 72,52% trên tổng khối lượng chất thải năm 2018. Trong đó, chôn lấp tại Khu Đa Phước hơn 2 triệu tấn, trung bình hơn 6.000 tấn/ngày; Chôn lấp tại Khu Tây Bắc là 207.716,53 tấn, trung bình 621,91 tấn/ngày; Tái chế tại Công ty CP Vietstar là 444.541,30 tấn, trung bình 1.330,96 tấn/ngày; Tái chế Công ty CP Đầu tư – Phát triển Tâm Sinh Nghĩa là 401.937,61 tấn, trung bình 1.203,41 tấn/ngày.
Việc chôn lấp chất thải gây ảnh hưởng đến môi trường, dễ phát sinh mùi hôi thối. Chính vì vậy, để cải thiện những tồn tại trong công tác xử lý, bảo vệ môi trường, UBND TP HCM đã ban hành Quyết định số 5297/QĐ-UBND về kế hoạch triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP lần thứ X về Chương trình giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2016 đến 2020. Trong đó, xác định cải tạo, nâng cấp nhà máy, đổi mới công nghệ xử lý tại các nhà máy hiện hữu sang công nghệ đốt phát điện, hướng đến năm 2020, tỷ lệ lượng chất thải rắn sinh hoạt được xử lý bằng công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh tối đa là 50%, đến năm 2025 tối đa là 20%.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM, để đạt được mục tiêu này, TP đã bàn bạc, thống nhất cần phải tiến hành chuyển đổi công nghệ đầu tư dự án cải tạo, nâng cấp nhà máy, đổi mới công nghệ xử lý tại các nhà máy hiện hữu sang công nghệ đốt phát điện theo Nghị quyết 03/NQ-HĐND của HĐND TP trong giai đoạn đến năm 2020, gồm các nhà đầu tư: Công ty CP Đầu tư – Phát triển Tâm Sinh Nghĩa, Công ty CP Vietstar, Công ty CP Tasco và tiếp theo đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư xây dựng 2 nhà máy đốt phát điện trong năm 2020.
Cũng theo Sở Tài nguyên và Môi trường TP, việc chuyển đổi công nghệ đầu tư dự án cải tạo, nâng cấp nhà máy, đổi mới công nghệ xử lý tại các nhà máy hiện hữu sang công nghệ đốt phát điện đem lại một số lợi ích. Cụ thể, sản phẩm của công nghệ giúp thu hồi điện năng từ rác, một phần điện phục vụ cho nhà máy và phần còn lại hòa vào mạng lưới điện quốc gia; Các sản phẩm tái chế như gạch không nung, vật liệu xây dựng… Về lợi ích của dự án là làm giảm lượng chất thải nếu đem chôn lấp; Giảm diện tích đất chôn lấp; Tạo năng lượng xanh; Giảm phát thải khí nhà kính; Ít nước rỉ rác, kiểm soát mùi dễ hơn.
Tại buổi họp báo, đại diện các nhà đầu tư đã trình bày một số công nghệ chuyển đổi sang đốt phát điện mà đơn vị đang triển khai tại các nhà máy xử lý rác thải. Theo đó, đại diện các nhà đầu tư cho biết sẽ sử dụng thiết bị, công nghệ mới hiện đại để tăng công suất xử lý rác thải; Hệ thống khép kín không phát tán mùi hôi; Khí thải, nước thải, tro bay được xử lý đạt quy chuẩn, theo quy định hiện hành…
Được biết, toàn bộ chi phí đầu tư của các nhà máy nêu trên đều do doanh nghiệp tự đầu tư, TP chỉ cung cấp và trả phí dịch vụ. Vì thế, việc chuyển đổi công nghệ của các nhà máy này trước mắt không làm tăng chi phí của người dân.
* Đây là bài viết tuyên truyền bảo vệ môi trường của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2019