Tag
Ngày hội Văn hóa vì hòa bình

Tôn vinh truyền thống lịch sử, bừng sáng giá trị văn hóa trường tồn

Người Hà Nội 09/10/2024 14:00
aa
TTTĐ - Được tổ chức vào dịp kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) và 25 năm Hà Nội được UNESCO trao danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” (16/7/1999 - 16/7/2024), Ngày hội Văn hóa vì hòa bình mang đến cho Nhân dân Hà Nội cũng như cả nước và bạn bè quốc tế những ấn tượng sâu sắc trong ngày vui náo nức. Truyền thống lịch sử anh hùng nhưng rất đỗi nhân văn và giá trị văn hóa trường tồn được khắc họa rõ nét, bừng sáng, làm bật lên sức sống và khát vọng hòa bình cháy bỏng của thành phố ngàn năm tuổi.
Góc nhỏ văn hóa giữa phố phường Hà Nội Truyền thông là sứ mệnh, văn hóa là đam mê Độc đáo cách quảng bá văn hóa Hà Nội của người trẻ

70 năm nhịp bước quân hành

Hồ Gươm sáng tháng 10 trời xanh thắm màu xanh của hòa bình. Cái nắng vàng như mật ong cùng làn gió heo may như thổi về từ ngàn năm trước làm tung bay những tà áo dài muôn màu. Hơi lạnh se se càng khiến không khí thu trở nên đậm đà hơn. Bờ Hồ tháng 10 rộn ràng bước chân kéo đến từ mọi nẻo đường. Ngày hội Văn hóa vì hòa bình khiến trái tim người Thủ đô hòa theo “nhịp trống rung 36 phố phường”.

Tôn vinh truyền thống lịch sử, bừng sáng giá trị văn hóa trường tồn
Tái hiện "ngày về chiến thắng" trong Ngày hội Văn hóa vì hòa bình

70 năm trước, “khi đoàn quân tiến về là đêm tan dần”, nhiều người chúng ta còn chưa ra đời. Những người may mắn chứng kiến sự kiện trọng đại đó nếu còn sống thì đã ở tuổi xưa nay hiếm.

Chính bởi vậy, màn tái hiện sống động về hình ảnh đoàn quân tiến về Hà Nội trong thời khắc lịch sử ngày 10/10/1954, khi quân đội Việt Nam tiếp quản Thủ đô, đánh dấu sự kết thúc ách đô hộ thực dân khiến người dân trông đợi và vỡ òa cảm xúc như được chứng kiến tận mắt “ngày về chiến thắng” đó.

Khoảnh khắc hào hùng này được tái hiện bằng những màn biểu diễn thực cảnh quy mô lớn, với sự tham gia của gần 1.000 chiến sĩ cùng 200 nghệ sĩ, diễn viên múa khiến chúng ta như được ngược dòng thời gian, hòa vào đoàn quân áo trấn thủ còn vương bụi đường hành quân từ chiến khu trở về Thủ đô theo 5 cửa ô “nở năm cánh đào”.

Tôn vinh truyền thống lịch sử, bừng sáng giá trị văn hóa trường tồn

Không còn là những thước phim, bức ảnh tư liệu in đậm trong trí nhớ chúng ta, cầu Long Biên, nơi đoàn quân tiến vào tiếp quản Thủ đô hay Cột cờ Hà Nội, nơi lá cờ đỏ sao vàng tung bay trong lễ chào cờ đầu tiên vào ngày 10/10/1954 mà đã được tái hiện rõ nét trên sân khấu chân thực, hùng tráng và ngập tràn xúc động.

Hồ Hoàn Kiếm - trái tim thiêng liêng của Thủ đô, nơi diễn ra những sự kiện trọng đại của Hà Nội và cả nước, nơi ai cũng hướng về khi nghĩ đến Hà Nội trở thành sân khấu khổng lồ. Ban Tổ chức đã sử dụng ngôn ngữ thực cảnh để tái hiện lại các di tích lịch sử, địa điểm nổi tiếng gắn liền với Thủ đô như: Cửa ô Hà Nội, Cổng Đoan Môn (Hoàng thành Thăng Long), cầu Long Biên, và Cột cờ Hà Nội. Đó là những không gian văn hóa lịch sử độc đáo chưa từng có mở ra giúp người dân và du khách sống lại và hòa vào những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Hà Nội trong suốt chiều dài 70 năm từ ngày Giải phóng Thủ đô.

Tôn vinh truyền thống lịch sử, bừng sáng giá trị văn hóa trường tồn

Những ca khúc nổi tiếng như “Người Hà Nội” của nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi và “Tiến về Hà Nội” của Văn Cao vang lên bên sóng nước hồ Gươm gợi nhớ lại những cảm xúc thiết tha, bồi hồi, mãnh liệt của Nhân dân Thủ đô trong những ngày tháng mười lịch sử.

Ký ức Hà Nội hào hùng về một Thủ đô anh hùng chưa bao giờ chịu khuất phục trước bất kì kẻ địch mạnh đến cỡ nào khiến chúng ta trào dâng niềm tự hào bao nhiêu thì nét hào hoa, thanh lịch của người Hà Nội lại khiến ta thêm yêu, thêm mến mảnh đất này bấy nhiêu.

Chính vì lẽ đó, Ngày hội Văn hóa vì hòa bình không chỉ là một món quà mà hơn hết cả là kết tinh tình yêu và trách nhiệm của lãnh đạo thành phố, các cơ quan chức năng đối với Nhân dân Thủ đô, với Hà Nội của ngày hôm nay. Dấu ấn của ngày hội cũng chính là những “nhịp bước quân hành” trùng trùng như sóng dậy của 70 năm về trước, khiến mỗi người như được nhân lên tình yêu cháy bỏng với mảnh đất này.

Tôn vinh truyền thống lịch sử, bừng sáng giá trị văn hóa trường tồn

Đó còn là lời nhắc nhở, thúc giục mỗi công dân Thủ đô không bao giờ và không lúc nào được nguôi quên truyền thống quý báu của Hà Nội. Lịch sử vẻ vang đòi hỏi chúng ta phải tiếp bước xứng đáng và làm rạng rỡ thêm những mốc son chói lọi của dân tộc.

Xanh thắm khát vọng hòa bình

Nếu như 70 năm về trước đoàn quân chiến thắng mang theo “vinh quang sức dân tộc trở về”, mở ra cả cuộc đời tươi vui để “Những xuân đời mỉm cười vui hát lên” (Tiến về Hà Nội - Văn Cao) thì đoàn quân diễu hành năm nay lại mang đến những niềm tự hào và bừng bừng vận hội, khí thế của Hà Nội trong đà phát triển và hội nhập.

Tôn vinh truyền thống lịch sử, bừng sáng giá trị văn hóa trường tồn

Hành trình 70 năm của Hà Nội là hành trình của khép lại chiến tranh, mở ra tương lai tươi sáng. Trên con đường đó, chúng ta đã vô cùng thành công với việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa độc đáo của nơi này. Sự kiện này còn là cơ hội để quảng bá hình ảnh Hà Nội như một thành phố sáng tạo và giàu di sản văn hóa, góp phần thu hút du khách trong và ngoài nước.

Chính bởi vậy, Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình là cuộc hội ngộ, giao lưu lớn nhất của hơn 8.000 nghệ nhân, nghệ sĩ và Nhân dân đại diện cho 30 quận, huyện, thị xã của Thủ đô. Màn diễu hành, trình diễn các loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian, bao gồm những di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO và quốc gia công nhận, cùng những nét đẹp văn hóa truyền thống đặc sắc của Thủ đô, những loại hình nghệ thuật như ca trù, múa rối nước, hát xẩm và các di sản Tín ngưỡng thờ Tản Viên Sơn Thánh, Hai Bà Trưng, Thánh Gióng… mang lại cho khán giả một cái nhìn sâu sắc về các giá trị văn hóa trường tồn của Thủ đô Hà Nội.

Tôn vinh truyền thống lịch sử, bừng sáng giá trị văn hóa trường tồn

Việc tổ chức "Ngày hội Văn hóa vì hòa bình" cũng là một phần trong chiến lược phát triển các sản phẩm công nghiệp văn hóa gắn với các sự kiện kỷ niệm ngày Giải phóng Thủ đô hàng năm; góp phần thúc đẩy du lịch văn hóa và phát triển kinh tế bền vững cho Thủ đô.

Đó là lý do phần trình diễn nghệ thuật đã giới thiệu văn hóa ẩm thực và sản phẩm làng nghề truyền thống của Thủ đô như làng gốm Bát Tràng, làng lụa Vạn Phúc, thêu Quất Động, mây tre đan Phú Vinh… các món ăn đặc trưng của Hà Nội như cốm Vòng, giò chả Ước Lễ, bánh cuốn Thanh Trì, bún Phú Đô... Những sản phẩm này không những phản ánh sự khéo léo, sáng tạo của người Hà Nội mà còn thể hiện tính độc đáo và phong phú của nền văn hóa Việt Nam.

Do đó, Ngày hội không chỉ lan tỏa giá trị lịch sử và văn hóa của Thủ đô đến với cả nước và bạn bè quốc tế mà còn khẳng định vị thế của thành phố lịch sử, văn hóa, là trung tâm du lịch, kinh tế, chính trị quan trọng của cả nước.

Tôn vinh truyền thống lịch sử, bừng sáng giá trị văn hóa trường tồn

Hành trình phát triển của Hà Nội từ một thành phố bị tàn phá bởi chiến tranh trở thành một Thành phố vì hòa bình với sức sống mạnh mẽ, hiện đại là nỗ lực của 70 năm không ngừng phấn đấu và vươn lên.

Bên hồ Gươm, nơi vua Lê ngày xưa trao trả gươm báu, gác lại chiến tranh, nêu cao khát vọng hòa bình, Ngày hội của chúng ta một lần nữa khẳng định đây là nơi “hội tụ của bốn phương”, Hà Nội sẵn sàng kết giao và trở thành bè bạn khắp năm châu. Hà Nội đã, đang và sẽ tiếp tục là điểm đến an lành, là những cuộc gặp gỡ của tình hữu nghị và hợp tác quốc tế.

Cùng với niềm yêu chuộng hòa bình cháy bỏng, bằng việc gìn giữ và phát huy những vốn quý ngàn năm mà cha ông dày công tạo dựng và lưu truyền, người Hà Nội hôm nay sẽ viết tiếp hành trình 70 năm ấy bằng tất cả tình yêu và trí tuệ, nghị lực và khát vọng của mình, để bầu trời Hà Nội mãi xanh thắm như gói ghém cả ngàn năm vào mùa thu lịch sử.

Đọc thêm

LIXIL ALP Pavilion 2023 - 2024: Nét “chấm phá” trẻ trung trong đô thị Người Hà Nội

LIXIL ALP Pavilion 2023 - 2024: Nét “chấm phá” trẻ trung trong đô thị

TTTĐ - Tại Phố đi bộ Hoàn Kiếm vừa diễn ra Triển lãm LIXIL ALP Pavilion. Triển lãm trưng bày kết quả của 5 đề tài nghiên cứu trong chương trình LIXIL ALP 2023 - 2024, mang đến những giải pháp sáng tạo cho bài toán "Trẻ hóa đô thị" tại Việt Nam.
Tài năng trẻ góp công sức và tình yêu sáng tạo cho thành phố Nhịp điệu cuộc sống

Tài năng trẻ góp công sức và tình yêu sáng tạo cho thành phố

TTTĐ - Tại Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm nay, các tài năng trẻ có mặt ở khắp các nhóm từ nghệ sĩ, kiến trúc sư, giám tuyển đến điều phối viên... đang ngày đêm miệt mài làm việc, cống hiến sức lực cho sự thành công của sự kiện. Thông qua đó, tinh thần sáng tạo trẻ được khơi dậy, lan tỏa, góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng khu dân cư phát triển Người Hà Nội

Tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng khu dân cư phát triển

TTTĐ - Chiều 16/11, Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại liên khu dân cư xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm.
Thích thú trải nghiệm “những lần đầu tiên” hiếm có của Hà Nội Người Hà Nội

Thích thú trải nghiệm “những lần đầu tiên” hiếm có của Hà Nội

TTTĐ - Diễn ra trong 9 ngày (từ 9/11 - 17/11), Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội mở ra những cơ hội khám phá những di tích lịch sử, công trình di sản cũng như không gian sáng tạo chưa từng có.
Bài toán về xây dựng Công viên văn hóa ven sông Hồng Người Hà Nội

Bài toán về xây dựng Công viên văn hóa ven sông Hồng

TTTĐ - Luật Thủ đô (sửa đổi) được thông qua tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, đã có quy định tập trung nguồn lực, ưu tiên tổ chức thực hiện quy hoạch phân khu sông Hồng, sông Đuống phù hợp với Quy hoạch Thủ đô và Quy hoạch chung Thủ đô. TP Hà Nội được xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa tại bãi sông, bãi nổi sông Hồng và khu vực khác có lợi thế về vị trí không gian văn hóa phù hợp với quy hoạch. Song, hiện tại, để “giấc mơ” Công viên văn hóa đa chức năng ven sông Hồng thành hiện thực, rất nhiều vấn đề đặt ra cần phải giải quyết.
Văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Thủ đô có ý nghĩa quan trọng Người Hà Nội

Văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Thủ đô có ý nghĩa quan trọng

TTTĐ - Việc ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Thủ đô đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổ chức thực thi luật, giúp các quy định pháp luật thực sự đi vào đời sống.
Tỏa sáng tinh thần hiếu học, đề cao tri thức và đạo làm người Người Hà Nội

Tỏa sáng tinh thần hiếu học, đề cao tri thức và đạo làm người

TTTĐ - “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”, truyền thống tôn sư trọng đạo ngàn đời của cha ông ta trong thời hiện đại càng được người Hà Nội phát huy, tỏa sáng, thể hiện tinh thần hiếu học, đề cao tri thức và đạo làm người.
Thầy nêu gương, trò chuẩn mực Người Hà Nội

Thầy nêu gương, trò chuẩn mực

TTTĐ - Trong những mái trường tại Hà Nội, văn hóa ứng xử có nhiều cách làm hay, mô hình sáng tạo để nhân lên những việc làm tốt, hành động đẹp, giáo dục nếp sống cho thế hệ trẻ, góp phần xây dựng hình ảnh con người Thủ đô đẹp và văn minh hơn.
Đường sắt tốc độ cao: Cần tăng cường nguồn lực tư nhân Giao thông

Đường sắt tốc độ cao: Cần tăng cường nguồn lực tư nhân

TTTĐ - Một số đại biểu Quốc hội cho rằng, bên cạnh nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn Nhà nước huy động thì cần tăng cường nguồn lực đầu tư tư nhân để làm dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
Phát huy tinh thần đoàn kết, xây dựng Thanh Trì văn minh, hiện đại Người Hà Nội

Phát huy tinh thần đoàn kết, xây dựng Thanh Trì văn minh, hiện đại

TTTĐ - Tối 12/11, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải đã đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc cùng cộng đồng dân cư Thôn 1, xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì. Cùng dự có đại diện Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội và lãnh đạo huyện Thanh Trì.
Xem thêm