Tag

Tin rằng bạn trẻ sẽ đọc “Hà Nội, mũ rơm và tem phiếu” để biết cha ông một thời đã sống như thế

Văn hóa 02/10/2019 20:45
aa
TTTĐ- Đó là khẳng định của nhà văn Phạm Ngọc Tiến tại sự kiện tọa đàm và ra mắt tác phẩm cùng tên chiều 2/10 tại Hoàng thành Thăng Long (19C Hoàng Diệu, Hà Nội). Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Hội sách Hà Nội 2019 do Sống – thương hiệu sách tác giả Việt tổ chức.

Tin rằng bạn trẻ sẽ đọc “Hà Nội, mũ rơm và tem phiếu” để biết cha ông một thời đã sống như thế

Nhà văn Phạm Ngọc Tiến (ngoài cùng bên phải) phát biểu tại buổi tọa đàm và ra mắt sách "Hà Nội, mũ rơm và tem phiếu" tại Hội sách Hà Nội

Bài liên quan

Để trẻ dại và thơ mộng qua "Mảnh vỡ thanh xuân" cùng Phan Thuận

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: "Trần Lê Khánh là một điều mới mẻ, một tinh thần khác"

"Hẹn hò" nhà văn Nguyễn Nhật Ánh "Làm bạn với bầu trời" cuối tuần này tại Hà Nội

Ra mắt Tủ sách "Văn học trong nhà trường"

Cụ thể, nhà văn của “Tàn đen đốm đỏ” nhận xét: “Tôi tin cuốn sách này lớp trẻ sẽ tìm đọc. Đọc để thấy rằng một thời của Hà Nội như thế, trôi qua chưa xa nhưng lớp trẻ sẽ được biết cha ông ta đã sống như thế nào. Vậy là đủ”.

Là một trong những người đọc cuốn sách này đầu tiên, nhà văn Phạm Ngọc Tiến cũng nhấn mạnh: “Tôi đọc cuốn sách trong một cảm xúc rất mãnh liệt. Bởi vì dù sao tôi và là nhà văn Trung Sỹ cùng thế hệ. Lượng nhà văn Hà Nội hiện nay viết về Hà Nội rất nhiều nhưng tôi nghĩ rất ít người viết về Hà Nội một cách chân thực và lôi cuốn nhất. Nhà văn Trung Sỹ viết nên cuốn này đạt được như thế. Ông đã rất ý thức viết những câu chuyện cũ không phải của riêng bản thân mình mà là của cuộc đời mình, gia đình mình, dòng họ nhà mình. Ngay từ những chương đầu viết rất sinh động về gia đình ngoại".

Nhà văn Phạm Ngọc Tiến tiếp tục cho biết cách tiếp cận về Hà Nội của Trung Sỹ cũng rất khác. Những nhà văn khác viết về Hà Nội cũng rất xuất sắc, rất hay nhưng cách viết là rứt ra từng mẩu hồi ức, nhập vào xác chữ. Trung Sỹ mang toàn bộ cuộc đời của mình như một dòng sông chảy ào ạt bốn bề. Cách viết của những nhà văn kia là những mẩu, những tản văn, những suy nghĩ riêng biệt về từng mảng của Hà Nội. Những mẩu ấy cộng lại trong một cuốn sách. Với Trung Sỹ trong “Hà Nội, mũ rơm và tem phiếu” là một cuốn tự truyện. Ông ý thức ngay từ đầu điều đó.

Tin rằng bạn trẻ sẽ đọc “Hà Nội, mũ rơm và tem phiếu” để biết cha ông một thời đã sống như thế

"Sau “Chuyện lính Tây Nam” hoàn toàn bản năng, ý thức này vẫn chưa hoàn toàn thay đổi số phận những con chữ. Dùng thuật ngữ nghề nghiệp thì là ý thức một cách bản năng. Bởi thế tôi đọc mới thấy xúc động. Chứ nếu ông dùng một cách cố tình tạo ra những câu chuyện về gia đình, dòng họ… thì chưa chắc khiến tôi xúc động thế. Rõ ràng trong cái tổng hòa ấy ta được đọc một cuốn sách thực sự về Hà Nội và tạo nên sự đồng cảm của rất nhiều người”- tác giả của "Họ đã trở thành đàn ông" chia sẻ.

Tham dự buổi tọa đàm còn có ông Phan Vi Long, một nhân vật trong cuốn sách, một người sinh ra lớn lên tại Hà Nội, sống hơn 80 tuổi với rất nhiều kỉ niệm về Hà Nội. Các diễn giả và khách mời đã cùng kể lại những câu chuyện, những kỉ niệm, ấn tượng không thể quên được về Hà Nội của một thời chưa xa với rất nhiều xúc động.

Song song với sự phát triển như vũ bão của Hà Nội, con người ta lại có xu hướng hoài cổ hơn, hay nhớ về những thứ đã cũ, đã qua hơn. Những tác phẩm về thời bao cấp ngày càng xuất hiện nhiều hơn. "Hà Nội, mũ rơm và tem phiếu" là một trong những cuốn sách như thế.

Tin rằng bạn trẻ sẽ đọc “Hà Nội, mũ rơm và tem phiếu” để biết cha ông một thời đã sống như thế

"Hà Nội, mũ rơm và tem phiếu" là cuốn hồi ký ghi lại những kỷ niệm của tác giả Trung Sỹ từ khi còn là một cậu bé Hà Nội cũ, chứng kiến đất nước chuyển mình qua từng giai đoạn, từng cột mốc.

Bằng giọng văn chân chất, trào phúng của mình, tác giả gom góp lại ký ức của một cậu bé Hà Nội cũ, viết lại những khó khăn, gian khổ của ngày đi sơ tán, niềm hạnh phúc với chiếc mũ rơm, nỗi khó hiểu cho những chiếc tem phiếu và những người lạ đến ở nhà mình. Thành phố từng vất vả, ngây thơ và ấu trĩ bởi những sai lầm nhưng vẫn lấp lánh tình người dù xung quanh còn nhiều nỗi lo toan, hoài nghi, trăn trở về thế sự.

Nhà văn Trung Sỹ (thứ hai từ trái sang) phát biểu tại buổi tọa đàm ra mắt sách
Nhà văn Trung Sỹ (thứ hai từ trái sang) phát biểu tại buổi tọa đàm ra mắt sách "Hà Nội, mũ rơm và tem phiếu"

Trên từng trang viết, Hà Nội của Trung Sỹ hiện ra không lấp lánh hoa lệ hay lãng mạn tình tứ. Có một Hà Nội khác thật hơn bởi những khó khăn, lầm than cơ cực ngày ấy. Ở đó, Hà Nội là những ngày sau giải phóng Thủ đô, mọi người trở về từ nơi sơ tán với niềm hân hoan cùng nỗi lo toan xây dựng lại cuộc sống cũ. Nhưng chẳng lâu sau, lại dắt díu nhau đi sơ tán khỏi các trận địch tái bắn phá. Đám trẻ ngồi dưới gầm cầu thang ôm đầu sợ hãi, đợi tiếng máy bay địch đã khuất xa.

Hà Nội trong tuổi thơ của những đứa trẻ 6x khi ấy là các quầy mậu dịch đông đúc người xếp hàng cùng gương mặt mệt mỏi và các cô mậu dịch viên khó tính. Mái tóc phi-dê của mẹ và căn gác nơi bà nội làm việc có một mùi giấy mốc kỳ lạ.

Tuổi thơ của Trung Sỹ trong Hà Nội, mũ rơm và tem phiếu quả thật gắn với tem phiếu, với phiếu gạo phiếu dầu mẹ phải đong đếm từng chút một. Với mũ rơm tránh đạn khi về quê sơ tán, cũng là chiếc mũ rơm hôm qua vẫn thấy bạn cùng bàn mình đội, mà hôm nay đã nghe tin nó dẫm phải mìn sẽ không về nữa.

Tuổi thơ của Trung Sỹ trong cuốn hồi ký được kể lại bằng một giọng bình tĩnh nhưng ẩn chứa bên trong là nỗi đau buồn tiếc nuối cho những năm tháng và phận người ấy.

Vẫn là kết cấu dòng thời gian quen thuộc, tác giả bằng trái tim đong đầy tình yêu với mảnh đất này đã vẽ ra một Hà Nội những năm 70 của thế kỷ trước rất chân thực, rất đẹp. Chân thực đến nỗi người đọc bất ngờ bật cười bởi sự trào phúng, mỉa mai ở trang trước, thì ngay trang viết sau lại có thể lắng đọng bởi sự duyên dáng, hóm hỉnh đến kỳ lạ về thời thế và con người khi ấy.

Dường như khi mọi thứ phát triển hơn, người ta lại hay tìm về những cái xưa cũ. Nhưng có nhiều điều xưa cũ về Hà Nội bị chê là nhàm chán, thì qua từng câu chữ của "Hà Nội, mũ rơm và tem phiếu", tác giả Trung Sỹ đã mở ra cho người đọc cả một cánh cửa đến với Hà Nội rất khác. Hà Nội vẫn đong đầy lòng người nhưng Hà Nội vất vả hơn và cũng nhiều điều vương vấn hơn.

Tác giả Trung Sỹ tên thật là Xuân Tùng, sinh năm 1960 trong một gia đình tư sản dân tộc, viên chức cũ ở Hà Nội.

Sau khi tốt nghiệp Trung học năm 1978, ông tham gia chiến tranh biên giới Tây Nam từ năm 1978 đến 1983. Giải ngũ về công tác tại công ty Vinaconex cho đến khi nghỉ hưu. Trước "Hà Nội, mũ rơm và tem phiếu", ông đã xuất bản cuốn "Chuyện lính Tây Nam".

Đọc thêm

Đường đến TikTok của một cựu học sinh trường Hà Nội - Amsterdam Văn hóa

Đường đến TikTok của một cựu học sinh trường Hà Nội - Amsterdam

TTTĐ - Nguyễn Trọng Phan khiến nhiều người ngưỡng mộ với bài luận hoàn hảo chinh phục học bổng toàn phần NTU Singapore. Ngay từ khi là sinh viên năm thứ ba, Phan đã trúng tuyển thực tập sinh tại TikTok nhờ kinh nghiệm tích luỹ sau lần đứng lên từ thất bại.
“Hãy sống hết mình vì đời ngắn lắm” Văn học - Nghệ thuật

“Hãy sống hết mình vì đời ngắn lắm”

TTTĐ - Khi ở giữa ranh giới mỏng manh của sự sống và cái chết, cô gái trẻ Phạm Ngọc Phương Thảo đã quyết định viết một cuốn sách kể về câu chuyện của cuộc đời mình. "Hãy sống hết mình vì đời ngắn lắm" là một cuốn sách đầy cảm hứng, đưa độc giả vào hành trình của những con người không ngừng nỗ lực, không ngừng yêu thương và không ngừng sống một cuộc đời đầy ý nghĩa.
Khắc sâu tình dân tộc, nghĩa đồng bào, cùng vượt qua thiên tai Văn hóa

Khắc sâu tình dân tộc, nghĩa đồng bào, cùng vượt qua thiên tai

TTTĐ - Tối 17/9, chương trình nghệ thuật “Chung tay vì đồng bào vùng bão lũ” với chủ đề “Việt Nam kiên cường” diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ (Hà Nội). Chương trình đã khắc sâu tình dân tộc, nghĩa đồng bào, đoàn kết, tương thân tương ái để vượt qua thiên tai, hoạn nạn.
Huyền Linh làm Đại sứ cho Tuần lễ thời trang sinh viên toàn cầu Văn hóa

Huyền Linh làm Đại sứ cho Tuần lễ thời trang sinh viên toàn cầu

TTTĐ - Người mẫu Huyền Linh nhận lời mời làm đại sứ nhí cho Tuần lễ thời trang sinh viên toàn cầu diễn ra tại Việt Nam trong thời gian tới.
Chuyên gia John Kim chia sẻ về xu hướng váy cưới thu đông 2024 Văn hóa

Chuyên gia John Kim chia sẻ về xu hướng váy cưới thu đông 2024

TTTĐ - Chuyên gia trang điểm John Kim khai trương cửa hàng thời trang váy cưới JohnKim Hana Bridal tại Hà Nội sau nhiều năm tâm huyết ấp ủ. Đồng thời, anh cũng tiết lộ xu hướng trang phục mùa thu đông năm nay để các cô dâu lựa chọn trong ngày trọng đại của cuộc đời.
Trở thành Idol Social khó hay dễ? Giải trí

Trở thành Idol Social khó hay dễ?

TTTĐ - Đây là một trong những câu hỏi đặt ra thu hút nhiều sự quan tâm trong buổi lễ ra mắt khoá đào tạo “Nhân hiệu thực chiến - Idol Social”, được tổ chức tại TP HCM mới đây.
NSƯT Hoàng Tùng động viên quê hương khắc phục hậu quả cơn bão Điện ảnh - Âm nhạc

NSƯT Hoàng Tùng động viên quê hương khắc phục hậu quả cơn bão

TTTĐ - NSƯT Hoàng Tùng - Quán quân Sao Mai 2003 giới thiệu tới người yêu nhạc tác phẩm mang đậm âm hưởng dân gian trữ tình “Cha mẹ tôi già”. Ca khúc ra mắt đúng dịp Trung thu - Tết của tình thân và cũng là lời tri ân bố mẹ già, người dân quê hương Quảng Ninh đang nỗ lực khắc phục thiệt hại cơn bão số 3 vừa qua.
Các chương trình nghệ thuật quyên góp ủng hộ đồng bào vùng bão, lũ Văn học - Nghệ thuật

Các chương trình nghệ thuật quyên góp ủng hộ đồng bào vùng bão, lũ

TTTĐ - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức 6 chương trình nghệ thuật nhằm quyên góp, ủng hộ đồng bào bị thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra.
Việt Nam kiên cường - Chung tay vì đồng bào vùng bão lũ Văn hóa

Việt Nam kiên cường - Chung tay vì đồng bào vùng bão lũ

TTTĐ - Trong những ngày qua, chứng kiến những đau thương, mất mát của đồng bào các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc chịu ảnh hưởng của bão số 3 (bão Yagi), với tinh thần “Tương thân tương ái”, “Lá lành đùm lá rách”, Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, Oscar Media và Báo Hànộimới tổ chức thực hiện chương trình nghệ thuật “Chung tay vì đồng bào vùng bão lũ”. Với chủ đề “Việt Nam kiên cường”, sự kiện sẽ diễn ra lúc 20h10 ngày 17/9 tại Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ (8 Huỳnh Thúc Kháng, Ba Đình, Hà Nội).
“An toàn cho con" - chùm phim hoạt hình về phòng, chống thiên tai Văn hóa

“An toàn cho con" - chùm phim hoạt hình về phòng, chống thiên tai

TTTĐ - Từ thứ Bảy (14/9), trên kênh VTV3, chương trình “An toàn cho con” bắt đầu phát sóng chùm phim đặc biệt gồm 10 tập về chủ đề phòng, chống thiên tai.
Xem thêm