Tag

Tìm giải pháp quản lý tài nguyên nước toàn diện

Xã hội 27/07/2019 15:12
aa
TTTĐ - Nước sạch đang ngày một khan hiếm. An ninh về nước cho đời sống, phát triển kinh tế một cách bền vững và bảo vệ môi trường đang đứng trước những thách thức mới.

Tìm giải pháp quản lý tài nguyên nước toàn diện

Cục trưởng Cục Quản lý công trình thủy lợi, Tổng cục thủy lợi Nguyễn Hồng Khanh

Bài liên quan

Giảm dần quy mô, công suất khai thác nước ngầm

Phê duyệt đầu tư kết cấu hạ tầng KCN Thaco - Thái Bình

Tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước cùng với tác động của biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến tài nguyên nước ngày càng rõ rệt. Bên cạnh đó, sự tăng trưởng kinh tế khiến nhu cầu nước của các ngành kinh tế - xã hội tăng lên trong khi tình trạng sử dụng nước lãng phí, kém hiệu quả vẫn còn phổ biến; sức ép về dân số và chất lượng cuộc sống tiếp tục gia tăng sẽ cần nhiều nước hơn cho phát triển sản xuất và dân sinh. Đây là thách thức lớn nhất đối với sự phát triển và quản lý tài nguyên nước quốc gia.

Ông Nguyễn Hồng Khanh - Cục trưởng Cục Quản lý công trình thủy lợi, Tổng cục thủy lợi nhận định, nước ngọt là tài nguyên hữu hạn, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, duy trì sự sống, phát triển môi trường nhưng lại dễ bị tổn thương. Thực tế, những vùng nào có kênh mương thuỷ lợi điều tiết nguồn nước thì sự sống, môi trường và kinh tế phát triển. Ví dụ như vùng Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ… trước khi có những kênh mương thuỷ lợi, điều tiết tưới tiêu thì kinh tế ở những vùng này đều hết sức khó khăn, khó sản xuất.

Nhiều nhà khoa học, chuyên gia kinh tế dự báo trong tương lai không xa có thể có những cuộc tranh chấp, chiến tranh vì tài nguyên nước. Điều đó hoàn toàn có thể xảy ra bởi áp lực dân số càng tăng cao thì nhu cầu về nước phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt… càng đòi hỏi số lượng lớn, chất lượng ngày càng cao.

Ngoài ra, biến đổi khí hậu khiến thời tiết thay đổi theo hướng cực đoan, sự phân bố nguồn nước không theo quy luật bình thường làm cho việc sản xuất bị rối loạn. Biến đổi khí hậu dẫn đến thời tiết, khí hậu cực đoan, dị thường như Elnino kỷ lục cuối 2014-2016 dẫn đến hạn hán, xâm nhập mặn ở khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long làm hàng chục nghìn ha không canh tác được và hàng trăm nghìn ha bị ảnh hưởng.

Thực tế, việc tích nước ở hồ chứa của Việt Nam không kém những năm trước nhưng lượng nước phục vụ cho vụ sản xuất Xuân - Hè vẫn không đủ cho năm 2019. Tính riêng năm 2019 có 3 đợt nắng nóng kỷ lục, trong đó có đợt kéo dài nhất từ ngày 3.6 - 1.7 với nhiệt độ trung bình 40 độ C, cộng với độ ẩm thấp và gió phơn Tây Nam đổ vào khiến lượng nước bốc hơi gia tăng. Do đó, lượng nước tích trữ không đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất. Trong khi đó, tình trạng cực đoan dị thường về thời tiết lại xảy ra theo hướng ngược lại ở vùng Tây Bắc, Đông Bắc Bộ, mưa lũ thường xuyên xảy ra và khó lường.

Hiện nguồn nước ngầm cũng đang trong tình trạng thiếu hụt, ô nhiễm nặng do nhu cầu sản xuất và xả thải quá lớn từ các nhà máy, các khu dân cư mà không được xử lý trước khi xả ra môi trưởng… Chính những điều này dẫn đến nguy cơ suy giảm tài nguyên nước và mất an ninh nguồn nước ở Việt Nam.

Các chuyên gia cho rằng, để đảm bảo nguồn cung cấp và quản lý bền vững tài nguyên nước, các cơ quan chức năng và cộng đồng cần tăng cường việc giám sát, sử dụng nguồn nước. Liên tục thực hiện công tác kiểm tra việc xả thải trước khi xử lý ra môi trường để đảm bảo sự phát triển hệ sinh thái nói chung. Ngoài ra, cần có giải pháp về kinh tế, tài chính với nguồn tài nguyên nước. Đối với ngành thuỷ lợi đã có những quy định rõ rằng, thuỷ lợi được coi là là dịch vụ có giá. Các bộ ngành cũng cần có biện pháp kiểm kê, dự báo, cảnh báo về nguồn nước… đây là nội dung vô cùng quan trọng. Thêm vào đó, chúng ta phải tăng cường hợp tác thông tin về tài nguyên nước với các quốc gia, để có thể chủ động bảo vệ phát triển nguồn nước.

Mặt khác, chúng ta cần tuyên truyền nâng cao ý thức sử dụng tiết kiệm, bảo vệ tài nguyên nước, đây là việc cần thực hiện thường xuyên. Các đơn vị cung cấp tài nguyên nước cũng cần phối hợp chặt chẽ với người dân để sử dụng, bảo vệ nguồn nước một cách hiệu quả.

Đọc thêm

Hà Nội phân bổ hơn 81,5 tỷ đồng khắc phục hậu quả bão lũ Muôn mặt cuộc sống

Hà Nội phân bổ hơn 81,5 tỷ đồng khắc phục hậu quả bão lũ

TTTĐ - Tính đến nay 19/9, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội phân bổ đợt 1 là 51 tỷ đồng cho 11 tỉnh, TP; đợt 2 là 30 tỷ đồng cho 12 tỉnh, TP và nhu yếu phẩm giá trị 500 triệu đồng cho các địa phương bị ảnh hưởng bởi bão số 3. Tổng số tiền hỗ trợ là 81,5 tỷ đồng.
Bão số 4 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới Môi trường

Bão số 4 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 4 hiện đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn Muôn mặt cuộc sống

Hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

TTTĐ - Thành phố Hà Nội sẽ xây dựng phương án hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, diện hộ nghèo, cận nghèo, vùng sâu, vùng xa…; vận động học sinh quyên góp, ủng hộ sách giáo khoa cũ vào thư viện để học sinh các lớp sau, các học sinh có hoàn cảnh khó khăn được mượn và sử dụng sách giáo khoa hiệu quả.
Sẻ chia cùng đồng bào bị thiệt hại bởi bão, lũ Muôn mặt cuộc sống

Sẻ chia cùng đồng bào bị thiệt hại bởi bão, lũ

TTTĐ - Nhằm chia sẻ và chung tay ủng hộ đồng bào các địa phương đang chịu ảnh hưởng nặng nề của bão lũ, Trường Tiểu học Đông Dư (Gia Lâm, Hà Nội) tổ chức chương trình “Tiếp sức cho em vượt qua mùa bão, lũ” nhằm phát động quyên góp ủng hộ đồng bào bị thiệt hại bởi cơn bão số 3 (bão Yagi).
Tổ chức hội nghị biểu dương người tốt, việc tốt vào sáng 7/10 Muôn mặt cuộc sống

Tổ chức hội nghị biểu dương người tốt, việc tốt vào sáng 7/10

UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 273/KH-UBND về tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt; vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2024.
Hành trình tìm "ánh sáng" của chàng trai khiếm thị Xã hội

Hành trình tìm "ánh sáng" của chàng trai khiếm thị

TTTĐ - Trong dòng đời đầy thử thách, đôi khi điều mỗi người mong mỏi chỉ là một khoảnh khắc bình yên. Hành trình tìm "ánh sáng" đầy ấm áp của chàng trai Bình An chính là hiện thân của một trái tim luôn trao gửi tình yêu thương đến với mọi người.
Quảng Nam di dời người dân vùng sạt lở tại Nam Trà My Môi trường

Quảng Nam di dời người dân vùng sạt lở tại Nam Trà My

TTTĐ - 51 hộ dân với 164 nhân khẩu được sơ tán tại các xã Trà Mai, Trà Leng, Trà Vân, Trà Dơn, Trà Don thuộc huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) do sạt lở.
Cảnh báo lũ trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Nam Môi trường

Cảnh báo lũ trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Nam

TTTĐ - Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai cảnh báo từ ngày 19/9 đến 21/9, trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Nam có khả năng xuất hiện 1 đợt lũ, biên độ lũ lên trên thượng lưu các sông từ 3-7m, hạ lưu các sông từ 2-3m.
Ứng phó bão số 4, các địa phương cho học sinh nghỉ học khi cần thiết Môi trường

Ứng phó bão số 4, các địa phương cho học sinh nghỉ học khi cần thiết

TTTĐ - Ngày 19/9, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành công điện về việc chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão.
Trao giải cuộc thi "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 5 Muôn mặt cuộc sống

Trao giải cuộc thi "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 5

TTTĐ - Sáng 19/9, Báo Người Lao động tổ chức Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi viết "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 5 và phát động cuộc thi trong năm 2024 - 2025. Trong lần thứ 5 tổ chức, có 6 tác phẩm đã nhận được giải thưởng này.
Xem thêm