Tiến sĩ Trần Quốc Phúc tâm huyết ươm “hạt giống tâm hồn”
Tiến sĩ Trần Quốc Phúc
Tiến sĩ – nhà tâm lý – kỷ lục gia
Vị tiến sĩ, nhà tâm lý, kỷ lục gia trẻ Trần Quốc Phúc là người theo đuổi “sứ mệnh” ươm mầm những “hạt giống tâm hồn”. Anh đã có nhiều buổi chia sẻ về cuốn sách bổ ích cho phụ huynh, người yêu trẻ về cách nuôi dưỡng tâm hồn cho các bé.
Sinh ra và lớn lên trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn, anh Phúc đã tự lập rất sớm. Từ sự trải nghiệm của bản thân thời niên thiếu, những điều quan sát qua các gia đình…, tiến sĩ Trần Quốc Phúc quyết định phải làm điều gì đó để giúp thế hệ tương lai tốt hơn, chung tay cùng các phụ huynh cân bằng cuộc sống để nhiều gia đình được hạnh phúc hơn. Vậy nên, anh đã không ngừng nghiên cứu, học hỏi từ các chuyên gia giáo dục, những người thầy trên khắp thế giới trong suốt 10 năm qua.
Cũng chính vì nhận thấy tầm quan trọng trong việc nuôi dạy trẻ, nhà tâm lý giáo dục Trần Quốc Phúc đã có ý tưởng xuất bản sách nói và tổ hợp tranh vẽ “Vườn tâm hồn”, ươm những hạt giống tươi đẹp, vun trồng nhân cách và phát triển cảm xúc EQ cho trẻ.
Đây là một bộ cẩm nang hỗ trợ giáo dục nhân cách trẻ bao gồm 4 sản phẩm: Một bức tranh chứa đựng 50 “hạt giống” là 50 phẩm chất tích cực cần có của một con người. Năm 2016, tác phẩm “Vườn tâm hồn” được xác lập kỷ lục Việt Nam về ứng dụng giáo dục nhân cách con người.
Tháng 5/2017, tác phẩm này còn nhận được Giải vàng cống hiến do Viện Nội dung kỷ lục Thế giới trao tặng. Cũng từ đó, tiến sĩ, nhà tâm lý học Trần Quốc Phúc được mọi người thân thiết gọi là “thầy Phúc” với tâm huyết của anh về giáo dục con người.
Đông đảo các bậc phụ huynh đón nghe chia sẻ về cách nuôi dậy con từ tiến sĩ Trần Quốc Phúc |
Trần Quốc Phúc chia sẻ, anh nhận ra rằng, phần lớn những người mà anh có dịp tiếp xúc đều thành công nhờ cách đối nhân xử thế và tính cách của họ, chứ không hẳn xuất phát từ nền tảng giàu có. Một quãng thời gian, anh nghiên cứu về bản chất con người, bắt đầu từ quá trình thai giáo. Anh đã gọi tên cho những hành động tích cực bằng “hạt giống tâm hồn”.
Cha mẹ phải luôn là tấm gương tích cực
“Tôi muốn cho mọi người thấy trong con người có mặt tốt đẹp cần được đánh thức. Tôi cũng đã thấy tận mắt nhiều bố mẹ có phương pháp dạy con sai lầm, đó chính là động lực thúc đẩy tôi hoàn thiện “Vườn tâm hồn”, anh Phúc bày tỏ.
Theo nhà tâm lý Trần Quốc Phúc, dạy con, cha mẹ cần làm gương, từ việc nhỏ nhất như cách chào hỏi đến lời cảm ơn, hay những điều lớn hơn, rèn luyện nhân cách, nuôi dưỡng con trở thành thiên tài…Yêu trẻ và xuất phát từ sự trải nghiệm của bản thân khi còn nhỏ, những bài học với người nổi tiếng trên thế giới khi trưởng thành là động lực để anh thực hiện những buổi chia sẻ với các bậc phụ huynh.
“Khi muốn con chào hỏi, cha mẹ hãy chào hỏi thật nhiều. Khi muốn con biết nói lời cảm ơn, cha mẹ hãy thực hiện thường xuyên như một thói quen. Muốn con trở thành người nhân ái, cha mẹ phải mở lòng, bao dung… Làm được điều đó, cha mẹ đã tạo môi trường sống tích cực cho con để những đứa trẻ lớn lên sẽ không chỉ thành công mà còn hạnh phúc, vui vể”, tiến sĩ Phúc nói.
Mới đây, anh cũng đã chia sẻ rất nhiều kinh nghiệm, bí quyết dạy trẻ trở thành người hạnh phúc, phát huy được hết khả năng của mình qua khóa học “Bí quyết dạy con xuất chúng”.
Anh cho rằng: “Những gì người lớn gieo vào đời con trẻ nên là những gì tích cực, tốt đẹp chứ không nên là những câu chửi rủa hay lời oán thán. Việc bị cha mẹ làm tổn thương sẽ ám ảnh đứa trẻ suốt đời, khiến chúng bị thui chột ước mơ và niềm vui sống. Cha mẹ nên dùng tình thương yêu để nói chuyện với con cái và vận dụng chuyện thưởng phạt công minh khiến con biết phân biệt phải, trái”.
Điều anh đúc kết lại qua nhiều nghiên cứu, đó là cha mẹ phải luôn là tấm gương tích cực.
Nói về những dự định trong tương lai, tiến sĩ Trần Quốc Phúc “bật mí”, anh sẽ làm phim hoạt hình cho trẻ, để mỗi nhân vật đóng vai trò là một hạt giống đi vào tâm thức con trẻ.
Bài liên quan
Nữ tiến sĩ trẻ say mê nghiên cứu khoa học
Tiến sĩ trẻ gây dựng "Cốc trà đá vì cộng đồng"
Thủ tướng quyết dự án triệu đô cho tiến sĩ trẻ
60 tiến sĩ trẻ góp ý Dự thảo văn kiện Đại hội Đảng