Tag
Bế mạc Hội Báo toàn quốc 2023

Thúc đẩy chuyển đổi số tại các cơ quan báo chí

MultiMedia 19/03/2023 16:50
aa
TTTĐ - Sau 3 ngày diễn ra với nhiều hoạt động thu hút sự quan tâm của đông đảo giới báo chí cả nước, Hội Báo toàn quốc năm 2023, do Hội Nhà báo Việt Nam và Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội chủ trì phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức đã bế mạc vào chiều 19/3.
Khai mạc Hội Báo toàn quốc 2023: Văn hóa và sáng tạo là yếu tố cốt lõi Bạn đọc ấn tượng với Tuổi trẻ Thủ đô ở Hội báo toàn quốc Không để công nghệ "giết chết" cảm xúc của nhà báo Giao lưu các nhà báo có tác phẩm đoạt giải A Giải Báo chí quốc gia

Đến dự Lễ bế mạc có các đồng chí: Trần Hồng Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; Lại Xuân Môn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương; Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng Biên tập báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; Lê Ngọc Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam; Trần Đức Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương; Trần Thanh Lâm - Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương.

Về phía Ban Tổ chức có đồng chí Nguyễn Đức Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, Trưởng Ban tổ chức Hội báo toàn quốc 2023; Trần Trọng Dũng - Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cùng các đồng chí lãnh đạo ban, Bộ, ngành, Trung ương và thành phố Hà Nội; Các nhà báo lão thành, lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam, lãnh đạo các cơ quan báo chí.

Bế mạc Hội Báo toàn quốc 2023
Các đại biểu tham dự lễ bế mạc Hội báo toàn quốc 2023
Ông Trần Hồng Hà - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ và ông Lê Quốc Minh - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam tại buổi lễ bế mạc.
Đồng chí Trần Hồng Hà - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ và đồng chí Lê Quốc Minh - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam tại lễ bế mạc

Phát biểu tổng kết Hội báo toàn quốc 2023, đồng chí Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, Trưởng Ban tổ chức Hội Báo toàn quốc 2023 nhấn mạnh: "Đây thực sự là cuộc hội tụ văn hoá đặc sắc của những người làm báo 2023. Với quy mô lớn nhất từ trước đến nay, Hội Báo toàn quốc 2023 trong 3 ngày qua đã đón tiếp nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các Bộ, ban ngành, UBND TP Hà Nội và một số địa phương động viên chia sẻ với các thế hệ người làm báo.

Bế mạc Hội Báo toàn quốc 2023
Đồng chí Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, Trưởng ban Tổ chức Hội Báo toàn quốc 2023 phát biểu tổng kết

Nhiều vị khách quốc tế và hàng nghìn lượt người xem đến tham quan, đọc báo, giao lưu với những người làm báo. Đây là một trong những nét đẹp của Hội báo toàn quốc từ nhiều năm nay.

Với tầm vóc và quy mô lớn, nhiều hoạt động phong phú, Hội Báo toàn quốc 2023 đã thu hút 87 gian trưng bày với sự góp mặt của 63 Hội Nhà báo tỉnh, thành phố, 60 cơ quan báo chí Trung ương và địa phương; Cùng các gian trưng bày chuyên đề tiêu biểu của các Liên Chi hội và sự tham gia hoạt động của khối các đơn vị đào tạo, bồi dưỡng báo chí, khu trưng bày của các đơn vị cung cấp trang thiết bị báo chí - truyền thông hiện đại".

Thúc đẩy chuyển đổi số tại các cơ quan báo chí
Sau 3 ngày diễn ra, Hội báo toàn quốc 2023 đã thành công tốt đẹp

Hội báo trưng bày các loại ấn phẩm, gồm báo Tết Dương lịch 2023, báo Tết Nhâm Dần, các chương trình phát thanh, truyền hình Tết đặc sắc, giao diện báo điện tử đẹp; Biểu dương những thành quả lao động xuất sắc của những người làm báo cả nước thu hút sự quan tâm của đông đảo độc giả tham quan.

Hội Báo toàn quốc 2023 được xây dựng hệ thống hình ảnh, màu sắc cũng như bố trí, sắp xếp từng khu vực một cách khoa học, trong khuôn viên rộng và đẹp của Bảo tàng Hà Nội, nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong việc tôn vinh và biểu dương lực lượng báo chí cả nước.

Hội báo có nhiều hoạt động ý nghĩa về chính trị, xã hội, nghề nghiệp cho hội viên, tạo điểm nhấn đặc sắc về hoạt động nghiệp vụ.

Đó là tọa đàm Hội ngộ Giải A Báo chí Quốc gia; Hội thảo A.I và quản trị sáng tạo nội dung trong tòa soạn; Lễ phát động Giải thưởng báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2023; Tọa đàm Thanh niên sáng tạo, chủ động trong công cuộc chuyển đổi số; Tọa đàm Đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí theo nhu cầu; Chung kết Cuộc thi Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm 2023; Giải Bóng đá Cúp Báo Nhà báo & Công luận lần thứ II; Triển lãm Những nẻo đường Xuân; Trưng bày Xuân xưa trên báo Tết… cùng các chương trình nghệ thuật được dàn dựng công phu, đặc sắc của Nhà hát Tuổi trẻ.

Các hoạt động ý nghĩa trên đã được truyền hình trực tiếp trên sóng của Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, được tiếp sóng trên hàng chục đài phát thanh - truyền hình các tỉnh, thành phố, và được đưa tin, viết bài lan tỏa bởi hàng trăm cơ quan báo chí của các ban, bộ, ngành, đoàn thể.

Các hoạt động trong khuôn khổ Hội báo đã góp phần tăng thêm sự gắn bó giữa báo chí với công chúng, góp phần tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tới các tầng lớp nhân dân.

Bế mạc Hội Báo toàn quốc 2023
Đồng chí Trần Hồng Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ chúc mừng thành công của Hội báo toàn quốc năm 2023

Phát biểu chỉ đạo tại lễ bế mạc, đồng chí Trần Hồng Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ chúc mừng thành công của Hội Báo toàn quốc năm 2023 và có sức lan tỏa mạnh mẽ đến xã hội.

"Đây thực sự là ngày hội lớn giới thiệu thành quả lao động sáng tạo của nhiều thế hệ người làm báo với các hoạt động sôi nổi, thiết thực, hấp dẫn góp phần củng cố tinh thần đoàn kết giữa các cơ quan báo chí.

Các hoạt động trao đổi nghiệp vụ trong khuôn khổ hội báo đã bám sát những vấn đề thời sự cho thấy báo chí cách mạng Việt Nam đang theo sát xu thế chuyển đổi số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trên toàn thế giới.

Để làm được điều đó, mỗi sản phẩm báo chí phải thấm đẫm tính nhân văn, giá trị văn hóa dân tộc, có sức lan tỏa lớn, phản ánh được sâu sắc hiện thực xã hội đổi mới của đất nước, quảng bá các giá trị văn hóa đất nước, con người Việt Nam.

"Ngay trong tháng 3 năm nay, Chính phủ sẽ ban hành chiến lược về chuyển đổi số trong các cơ quan báo chí. Đây là cơ sở pháp lý để các cơ quan báo chí thực hiện chuyển đổi số tiếp tục phát huy những giá trị cốt lõi của nền báo chí cách mạng Việt Nam, đồng thời tạo lập môi trường để các cơ quan báo chí, truyền thông, người làm báo phát huy sức sáng tạo, phát triển ngành báo chí truyền thông của Việt Nam hiện đại, hội nhập ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực.

Các Bộ, ngành cần phải gắn bó hơn nữa với các cơ quan báo chí chủ động cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cơ quan báo chí, nhà báo tác nghiệp", Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định.

Bế mạc Hội Báo toàn quốc 2023
Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng Biên tập báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh phát biểu đáp từ chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà

Trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2023, Ban Tổ chức đã trao 6 giải A, 15 giải B, 27 giải C và 62 giải khuyến khích các giải "Bìa báo Tết ấn tượng" dành cho ấn phẩm báo in dịp Tết Nguyên đán có bìa hình thức đẹp, có bản sắc; Giải "Giao diện báo điện tử ấn tượng" dành cho Báo Điện tử dịp Tết Nguyên đán Quý Mão; Giải "Chương trình phát thanh ấn tượng"; Giải "Chương trình truyền hình ấn tượng" dịp Tết Nguyên đán Quỹ Mão và 3 giải "Ấn tượng Hội Báo toàn quốc năm 2023".

Ngoài ra, Ban Tổ chức còn trao giải "Gian trưng bày ấn tượng" dành cho tập thể, cá nhân tổ chức sự kiện, hoạt động hấp dẫn, có dấu ấn trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2023. Trong đó, Hội Nhà báo thành phố Hà Nội đã đạt giải C "Gian trưng bày ấn tượng".

Một số hình ảnh tại lễ bế mạc Hội báo toàn quốc 2023:

Bế mạc Hội Báo toàn quốc 2023
Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trao giải A "Chương trình Phát thanh Tết ấn tượng"
Bế mạc Hội Báo toàn quốc 2023
Các cơ quan báo chí, hội, liên chi hội, chi hội nhận giải B "Gian trưng bày ấn tượng"
Bế mạc Hội Báo toàn quốc 2023
Đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng Biên tập báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam và đồng chí Trần Đức Thắng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương trao giải B "Chương trình Phát thanh Tết ấn tượng"
Bế mạc Hội Báo toàn quốc 2023
Ông Trần Trọng Dũng - Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam trao giải cho các cơ quan báo chí nhận giải Ấn tượng báo chí 2023
Bế mạc Hội Báo toàn quốc 2023
Đại diện các cơ quan báo chí nhận giải Khuyến khích Bìa báo Tết ấn tượng
Đại diện các cơ quan báo chí, Liên chi hội, chi hội, hội...  nhận giải Khuyến khích Gian trưng bày ấn tượng
Đại diện các cơ quan báo chí, hội, Liên chi hội, chi hội nhận giải Khuyến khích Gian trưng bày ấn tượng
Bế mạc Hội Báo toàn quốc 2023
Đại diện các cơ quan báo chí, Hội, Liên chi hội, chi hội nhận giải C "Gian trưng bày ấn tượng"
Bế mạc Hội Báo toàn quốc 2023

Đồng chí Kiều Thanh Hùng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo TP Hà Nội nhận giải C "Gian trưng bày ấn tượng" của Hội nhà báo TP Hà Nội

Bế mạc Hội Báo toàn quốc 2023
Gian trưng bày của Hội Nhà báo Thành phố Hà Nội đạt giải C "Gian trưng bày ấn tượng"

Đọc thêm

Bài 5: Hóa giải tham nhũng bằng điểm tựa “hồn cốt” dân tộc Tiêu điểm

Bài 5: Hóa giải tham nhũng bằng điểm tựa “hồn cốt” dân tộc

TTTĐ - Sức mạnh của dân tộc Việt Nam trước hết được thể hiện ở sức mạnh của văn hóa, sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đại đoàn kết dân tộc, tạo nên sự thống nhất về lý trí và tình cảm trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc mà không có thế lực nào, dù mạnh đến đâu cũng không thể khuất phục. Trong bối cảnh ngày nay, văn hóa lại càng có vai trò rất quan trọng trong việc gìn giữ và phát triển đất nước, đặc biệt là công cuộc phòng chống tham, nhũng tiêu cực. Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng khẳng định: “Văn hóa là hồn cốt của dân tộc... văn hóa còn thì dân tộc còn”.
Bài 3: Tăng tốc, bứt phá để sớm đạt mục tiêu Emagazine

Bài 3: Tăng tốc, bứt phá để sớm đạt mục tiêu

TTTĐ - Mới đây, tại Cần Thơ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị triển khai Đề án "Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030".
Vì kỷ nguyên vươn mình của dân tộc: Khó đến mấy cũng phải làm Tiêu điểm

Vì kỷ nguyên vươn mình của dân tộc: Khó đến mấy cũng phải làm

TTTĐ - Như đã nói, tham nhũng, tiêu cực là vấn nạn đặc biệt nguy hiểm, không chỉ làm tha hóa những người có chức, có quyền, mà còn là trở lực lớn đối với khát vọng hùng cường của dân tộc, đe dọa sự tồn vong của chế độ. Do đó, công cuộc phòng, chống “giặc nội xâm” do Đảng ta khởi xướng, lãnh đạo là xu thế không thể đảo ngược, dù có gian nan, cam go, lâu dài và khó khăn đến mấy cũng phải làm, mà đã làm là phải chiến thắng.
Bài 2: Những tín hiệu tích cực… Emagazine

Bài 2: Những tín hiệu tích cực…

TTTĐ - Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Việt Nam là quốc gia đầu tiên thực hiện Chương trình sản xuất lúa giảm phát thải trên quy mô lớn, nhận được rất nhiều sự quan tâm của các đối tác quốc tế. Các mô hình thí điểm đã đạt những kết quả rất tích cực, tạo sự khích lệ rất lớn đối với nông dân và doanh nghiệp.
Sáng tạo trong giáo dục lịch sử Thủ đô Emagazine

Sáng tạo trong giáo dục lịch sử Thủ đô

TTTĐ - Di tích lịch sử, di tích cách mạng, nhân vật lịch sử là kho học liệu quý giá và sống động giúp những bài học lịch sử trở nên phong phú, hấp dẫn hơn…
“Chìa khoá” để “vùng đất Chín rồng”… “cất cánh”! Emagazine

“Chìa khoá” để “vùng đất Chín rồng”… “cất cánh”!

TTTĐ - Đề án "phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông cửu long (đbscl) đến năm 2030" có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong định hướng chuyển đổi phương thức canh tác lúa bền vững ở đbscl. đề án góp phần hình thành, phát triển các vùng nguyên liệu tập trung quy mô lớn ổn định lâu dài, đảm bảo chất lượng, canh tác bền vững và hiệu quả.
Bài 3: Kế thừa “di sản”, giữ “lò nóng” để giữ lòng dân Tiêu điểm

Bài 3: Kế thừa “di sản”, giữ “lò nóng” để giữ lòng dân

TTTĐ - Khi cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ra đi, nhiều người đặt vấn đề, thậm chí là nghi vấn là cuộc chống chiến chống tham nhũng sẽ nhạt dần khi vắng bóng người khởi xướng. Nhưng không, người kế nhiệm và giữ lửa tiếp theo - Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục làm quyết liệt, triệt để, làm sao chiến thắng được “giặc nội xâm”.
Bài 4: Gỡ "điểm nghẽn" tạo nguồn cán bộ trẻ cho Đảng Tiêu điểm

Bài 4: Gỡ "điểm nghẽn" tạo nguồn cán bộ trẻ cho Đảng

TTTĐ - Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trẻ được quan tâm thực hiện từ Trung ương tới địa phương, đặc biệt chú trọng việc đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, từng bước thực hiện việc chuẩn hóa cán bộ theo yêu cầu của Đảng, Nhà nước, góp phần đào tạo, bồi dưỡng, cung cấp nguồn cán bộ trẻ cho Đảng và hệ thống chính trị.
Bài 2: “Kiến trúc sư” hiệu triệu lòng dân chống tham nhũng, tiêu cực Tiêu điểm

Bài 2: “Kiến trúc sư” hiệu triệu lòng dân chống tham nhũng, tiêu cực

TTTĐ - Dẫu biết rằng cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực là lâu dài, cam go, phức tạp; nhưng khi cả hệ thống chính trị đã “trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt”, cùng thống nhất một ý chí, một quyết tâm để làm trong sạch bộ máy Đảng và chính quyền thì chắc chắn sẽ hiệu triệu được lòng dân và những cán bộ kiên trung trong cuộc chiến đấu này.
Bài 1: "Di sản" của người "đốt lò" vĩ đại Emagazine

Bài 1: "Di sản" của người "đốt lò" vĩ đại

TTTĐ - Tác phẩm “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” là "di sản" vĩ đại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Xem thêm