eMag azine
27/10/2024 07:00
Bài 2: Những tín hiệu tích cực…

27/10/2024 07:00

TTTĐ - Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Việt Nam là quốc gia đầu tiên thực hiện Chương trình sản xuất lúa giảm phát thải trên quy mô lớn, nhận được rất nhiều sự quan tâm của các đối tác quốc tế. Các mô hình thí điểm đã đạt những kết quả rất tích cực, tạo sự khích lệ rất lớn đối với nông dân và doanh nghiệp.

tích cực

tin-hieu-tich-cuc

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Việt Nam là quốc gia đầu tiên thực hiện Chương trình sản xuất lúa giảm phát thải trên quy mô lớn, nhận được rất nhiều sự quan tâm của các đối tác quốc tế. Các mô hình thí điểm đã đạt những kết quả rất tích cực, tạo sự khích lệ rất lớn đối với nông dân và doanh nghiệp.

tin-hieu-tich-cuc

Chiều 2/5 tại Cần Thơ, Bộ NN&PTNT tổ chức Hội nghị triển khai mô hình thí điểm Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp ở 5 địa phương với tổng diện tích khoảng 250ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp và làm liên tục trong 3 vụ hè thu, thu đông 2024 và đông xuân 2025 – 2026.

5 địa phương được chọn để thực hiện mô hình điểm trong đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao vùng ĐBSCL là điển hình ở 5 vùng đất có đặc thù khác nhau. Cụ thể gồm TP Cần Thơ, Sóc Trăng, Kiên Giang (đất phèn mặn), Đồng Tháp (đất đầu nguồn), Trà Vinh (đất bồi, phù sa). Mô hình sẽ thực hiện từ quy trình canh tác đến đo lượng phát thải ra và thực hiện ngay từ vụ hè thu năm nay.

tin-hieu-tich-cuc tin-hieu-tich-cuc
Hội nghị triển khai Đề án "phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030"

Tại Sóc Trăng, ông Trần Tấn Phương Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng cho biết địa phương đăng ký thí điểm mô hình tại Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp Hưng Lợi, xã Long Đức huyện Long Phú. “Hưng Lợi này có điều kiện thuận lợi, nền đất cao, thoát nước tốt; đã có doanh nghiệp đầu tư nhà kho cạnh bên kho HTX. Các xã viên đã quen với việc sạ hàng”, ông Trần Tấn Phương cho biết.

Để triển khai thực hiện thí điểm, các cánh đồng tham gia phải thực hiện theo quy trình canh tác đề ra theo hướng dẫn của Cục Trồng trọt. Trong đó cánh đồng thực hiện thí điểm sử dụng giống xác nhận, áp dụng quản lý nước ướt khô xen kẽ, bón phân chuyên vùng chuyên biệt, sạ hàng bằng máy kết hợp vùi phân. Nơi đây sẽ quản lý dịch hại bằng phương pháp IPM, đứa máy gặt đập liên hợp cho thu hoạch, thu gom rơm ra khỏi đồng làm nấm rơm và phân bón từ rơm; đồng thời với đó, lượng lúa giống gieo sạ sẽ giảm đáng kể và lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực hiện cũng giảm theo.

“Các giải pháp kỹ thuật thực hiện theo quy trình của Cục trồng trọt ban hành, có đo mực nước và thu gom rơm rạ ở vụ đông xuân vừa qua. Chúng tôi đã phân công cán bộ khuyến nông cùng xây dựng tôt khuyến nông cộng đồng để hỗ trợ nông dân. Hiện chúng tôi đang rà soát để đầu tư hệ thống hạ tầng thủy lợi đồng bộ hơn cho mô hình”, ông Trần Thái Nghiêm, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT TP Cần Thơ, nói.

tin-hieu-tich-cuc
Ông Trần Thanh Nam - Thứ trưởng Bộ NNPTNT

Theo lãnh đạo Bộ NN&PTNT, đây là dự án có thể giúp chuyển đổi căn bản phương thức sản xuất của ĐBSCL trong ngành lúa gạo nên được rất nhiều tổ chức quốc tế chú ý và người nông dân cũng rất đồng tình. Ngân hàng Thế giới đã xác định dự án này là dự án trọng điểm ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương để từ đó nhân rộng ra các nước châu Á.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam cho biết, Bộ đã phê duyệt kế hoạch và phân công nhiệm vụ thực hiện mô hình thí điểm. Trong đó, các đơn vị như Cục Trồng trọt, Cục kinh tế hợp tác, Trung tâm khuyến nông Quốc gia... sẽ tham gia phối hợp chặt chẽ với các địa phương để chỉ đạo, tổ chức sản xuất, đánh giá, rà soát quy trình canh tác trên cơ sở rút kinh nghiệm từ các mô hình.

“5 mô hình điểm này điểm ở các mặt. Điểm về quy trình sản xuất bền vững, điểm về đo đếm hệ phát thải, điểm về nâng cao năng lực HTX. Hiện tôi đã chỉ đạo Viện Khoa học Thủy lợi là đến các địa phương làm thiết kế mẫu về hệ thống thủy lợi nội đồng. Mô hình này là toàn diện để tháng 8, 9 có mô hình, ra được gạo giảm phát thải, sau đó làm tiếp vụ thu đông và đông xuân. Sau 3 vụ như vậy thì chúng ta mới có đáp số chính thức cho hệ số giảm phát thải”, Thứ trưởng Trần Thanh Nam nhấn mạnh.

tin-hieu-tich-cuc

Ngày 8/7, tại Cần Thơ diễn ra hội thảo sơ kết mô hình thí điểm thực hiện Đề án Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030.

Trước khi thực hiện rộng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) thực hiện cánh đồng thí điểm ở 5 địa phương, gồm Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang và Đồng Tháp.

Trong đó, Cần Thơ là địa phương thực hiện đầu tiên tại vụ Hè Thu năm nay với diện tích 50ha tại Hợp tác xã Tiến Thuận (xã Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh), xuống giống ngày 5/4.

tin-hieu-tich-cuc tin-hieu-tich-cuc
Nông dân thăm mô hình “Canh tác lúa thông minh, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL” Agribank và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hợp tác cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng thuộc Đề án

Ông Nguyễn Ngọc Hè – Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ cho biết, mô hình đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của Đề án 1 triệu ha. Đó là sử dụng giống xác nhận với lượng 60kg/ha, sạ hàng bằng máy kết hợp vùi phân; áp dụng quản lý nước ướt khô xen kẽ, bón phân theo vùng chuyên biệt; quản lý dịch hại tổng hợp, thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp, thu gom rơm ra khỏi đồng làm nấm rơm hoặc làm phân bón hữu cơ.

Mô hình đã giảm sử dụng lượng lúa giống từ 140kg/ha xuống còn 60kg/ha, giảm số lần bón phân từ 3-4 lần/vụ xuống còn 2 lần/vụ, giảm tối thiểu 20% lượng phân bón vô cơ; giảm đáng kể lượng nước tưới, giảm rủi ro dịch bệnh, giảm cây lúa bị đổ ngã và giảm tổn thất sau thu hoạch...

“Kết quả mô hình là nền tảng, cơ sở để ngành nông nghiệp Cần Thơ nhân rộng đến toàn bộ các vùng tham gia thực hiện Đề án 1 triệu ha như đã cam kết”, ông Hè nói.

Là HTX được ngành nông nghiệp huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) lựa chọn thực hiện thí điểm Đề án 1triệu hecta lúa chất lượng cao trong vụ hè thu năm 2024, bà con xã viên tại HTX dịch vụ nông nghiệp (DVNN) Quyết Tâm, xã Ba Sao, huyện Cao Lãnh cảm thấy rất phấn khởi trước những hiệu quả bước đầu mô hình mang lại.

tin-hieu-tich-cuc
Mô hình trồng lúa giảm phát thải tại Đồng Tháp giảm chi phí, tăng lợi nhuận

Ông Nguyễn Văn Cường - Giám đốc HTX DVNN Quyết Tâm, xã Ba Sao, huyện Cao Lãnh, chia sẻ: “Ban đầu khi được cán bộ nông nghiệp hướng dẫn giảm lượng giống gieo sạ, giảm phân bón hóa học, giảm số lần phun thuốc bảo vệ thực vật... nhiều xã viên lo lắng. Tuy nhiên, trong quá trình canh tác, bà con nhận thấy cây lúa phát triển rất khỏe, ít sâu bệnh hơn so với trước đây... Nhờ vậy, năng suất vụ hè thu này đạt khá hơn so với cùng kỳ những năm trước”.

Thông tin về việc triển khai thực hiện Đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao tại địa phương, đại diện Phòng NN&PTNT huyện Cao Lãnh, cho biết: Huyện xây dựng kế hoạch và đề ra mục tiêu đến năm 2025, toàn huyện phấn đấu có 11.100ha diện tích canh tác vùng chuyên canh lúa chất lượng cao; phấn đấu diện tích canh tác vùng chuyên canh lúa chất lượng cao 22.760ha. Vụ hè thu năm 2024 cùng sự hỗ trợ của ngành nông nghiệp tỉnh, huyện Cao Lãnh triển khai thực hiện “Mô hình canh tác lúa bền vững tại HTX DVNN Số 1” và “Mô hình sử dụng giống lúa chất lượng cao gắn với liên kết tiêu thụ và ứng dụng thiết bị bay phun thuốc bảo vệ thực vật” tại HTX DVNN Quyết Tâm (xã Ba Sao) với tổng diện tích 526ha. Bước đầu, các mô hình nhận được sự đồng tình rất cao từ người nông dân.

Tại 2 mô hình đang được triển khai ở xã Ba Sao, nông dân được hướng dẫn sản xuất lúa theo quy trình: ứng dụng giống lúa chất lượng cao cấp xác nhận, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về quy trình canh tác lúa bền vững (SRP), áp dụng “1 phải 5 giảm”, “3 giảm 3 tăng”, ứng dụng phương pháp tưới tiết kiệm nước ngập khô xen kẽ, ứng dụng Drone vào quy trình canh tác, ứng dụng cơ giới hóa... Các giải pháp nhằm giúp nông dân xây dựng chuỗi sản xuất ngành hàng lúa gạo theo hướng giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải, nâng cao hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường sinh thái.

Mặc dù các mô hình thực hiện theo Đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao chỉ mới được triển khai thí điểm tại một số HTX trên địa bàn tỉnh nhưng bước đầu đạt được nhiều tín hiệu tích cực. Các mô hình giúp nông dân thay đổi tập quán sản xuất, tạo ra sản phẩm đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu của thị trường, đảm bảo sức khỏe cho bà con, người tiêu dùng và môi trường...

tin-hieu-tich-cuc
Lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng khảo sát diện tích trồng lúa trong mô hình điểm trong Đề án 1 triệu ha canh tác lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030

TS Nguyễn Văn Hùng, chuyên gia cao cấp của Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế (IRRI) cho biết, việc giảm lượng lúa giống còn 60kg/ha tương đương giảm được chi phí về giống 1,2 triệu đồng/ha, phân bón giảm 0,7 triệu đồng/ha; năng suất đạt từ 6,3-6,5 tấn/ha, trong khi cách thức sạ lan và sạ hàng không vùi phân chỉ đạt từ 5,8-6,1 tấn/ha (năng suất thực tế của ruộng mô hình còn cao hơn nữa nhờ tránh tổn thất do đổ ngã).

Về hiệu quả kinh tế, lúa thực hiện đề án tăng lợi nhuận ròng từ 1,3 - 6,2 triệu đồng/ha. Còn về giảm phát thải khí nhà kính, mô hình giảm từ 2-6 tấn CO2/ha so với ruộng đối chứng…

Theo ông Lê Thanh Tùng – Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), bên cạnh những yếu tố tiêu chí của đề án, một yếu tố quan trọng khác là sự liên kết rất chặt chẽ giữa các doanh nghiệp đầu vào, vật tư nông nghiệp và các doanh nghiệp thu mua gạo cho nông dân, liên kết chân thực hơn và có trách nhiệm hơn, thực hiện đúng cam kết của các bên.

"Đó là những yếu tố thành công của mô hình ban đầu mà chúng ta thấy rằng là có thể lan tỏa cho địa bàn Cần Thơ và các cái tỉnh khác khi triển khai thực hiện đề án của địa phương..." - ông Tùng nói.

Ông Cao Đức Phát – Chủ tịch HĐQT IRRI, nguyên Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết, Đề án 1 triệu ha đề ra mục tiêu hướng tới năm 2030 vùng ĐBSCL có 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao phát thải thấp. Với kết quả thực hiện thí điểm hôm nay, kỳ vọng mô hình được lan tỏa ra khắp vùng ĐBSCL, giúp bà con nông dân có thu nhập và cuộc sống tốt hơn, đồng thời thực hiện cam kết của Việt Nam với quốc tế trong giảm phát thải khí nhà kính, chống biến đổi khí hậu…

(Còn nữa)

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cần Thơ, thành phố xây dựng vùng sản xuất chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp, gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL tại huyện Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh và Thới Lai với tổng diện tích 50.000 ha.

Việc triển khai đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp mang lại ý nghĩa rất lớn đối với Cần Thơ cũng như các địa phương trong vùng ĐBSCL, góp phần chuyển đổi từ canh tác truyền thống sang cơ giới hóa đồng bộ, giảm lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và nâng cao thu nhập cho người trồng lúa.

Để thực hiện đề án 1 triệu ha lúa, Cần Thơ sẽ lấy kết quả của dự án VNSAT làm nền tảng ban đầu. Cho đến nay, những diện tích tham gia dự án VNSAT trên địa bàn Cần Thơ đã tập trung cơ cấu giống theo hướng chất lượng cao, đặc sản gần 100%; lượng giống gieo sạ được người dân giảm đáng kể, có những vụ chưa tới 60/kg/ha. Về vấn đề phân bón, thuốc bảo vệ thực vật sử dụng có nguồn gốc sinh học chiếm đến 50%.

Hiện những diện tích lúa mà Cần Thơ đăng ký tham gia vào đề án 1 triệu ha trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, Thới Lai cũng đã áp dụng tưới ngập khô xen kẽ đạt khoảng 75% diện tích. Ngoài ra, đã có 34 tổ hợp tác của nông dân được thành lập, liên kết với 8 doanh nghiệp để sản xuất và tiêu thụ được gần 26.000 ha lúa. Bên cạnh đó, các khâu cơ giới hóa trong sản xuất, thu hoạch đều đạt từ 90 đến 100%. Đặc biệt, Cần Thơ có đến 30% cánh đồng đã sử dụng máy bay không người lái áp dụng vào phun thuốc, bón phân, gieo sạ.

Lãnh đạo Hội Nông dân huyện Vĩnh Thạnh chia sẻ, đề án được người dân đánh giá cao khi giảm chi phí đầu vào, tăng thu nhập của người trồng lúa, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính.

Hội nông dân huyện Vĩnh Thạnh rất là quan tâm đến chất lượng và sản lượng. Vì vậy, khi nông dân có hợp đồng với các công ty theo yêu cầu sản xuất thì Hội tăng cường công tác tuyên truyền, vận động làm sao cho mỗi hội viên, nông dân khi tham gia hợp đồng bao tiêu theo chuỗi giá trị cũng như theo quy trình của hai bên thì thực hiện đúng quy trình, để làm sao đảm bảo chất lượng sản xuất, cũng như trong thu hoạch để hai bên cùng nhau có lợi.

Cần Thơ cũng đã nhận ra những thách thức khi thực hiện đề án 1 triệu ha. Theo đó, giai đoạn 1 từ năm 2024 đến hết năm 2025 Cần Thơ tập trung củng cố, duy trì các hoạt động sản xuất hiệu quả trên diện tích khoảng 38.000 ha với 25 xã tham gia và hỗ trợ phát triển 34 hợp tác xã. Giai đoạn 2 từ năm 2026 đến 2030 sẽ tập trung đầu tư cho các khu vực trọng tâm và đạt 50.000ha theo kế hoạch.

Để phục vụ cho đề án thì Cần Thơ sẽ tiến hành nạo vét kênh mương, xây dựng thêm trạm bơm điện, xây mới cầu và mở rộng đường giao thông nông thôn để phục vụ hạ tầng kỹ thuật của đề án.

Thực hiện: Tuấn Anh - Minh Quang

Bài viết liên quan:

Bài 1: Khai phá tiềm năng
Bài 3: Tăng tốc, bứt phá để sớm đạt mục tiêu
tin-hieu-tich-cuc

PV