Tag

Thuận theo hương ước, làng nước an yên - Bài 3: "Đất có lề, quê có thói” thời hiện đại

Nhịp điệu cuộc sống 21/09/2021 12:41
aa
TTTĐ - Từ thực tế cho thấy, hương ước vẫn có những tác dụng to lớn đối với đời sống văn hóa, xã hội của làng xã. Đặc biệt trong thời hiện đại, chúng ta càng phải kế thừa phát triển những tinh hoa cũ làm nền tảng cho văn hóa ngày nay.
Thuận theo hương ước, làng nước an yên - Bài 2: Vận dụng hương ước, rào làng chống dịch Thuận theo hương ước, làng nước an yên - Bài 1: Nền tảng từ ngàn năm giữ làng

Những xung đột khó tránh

Trên thực tế, không phải việc “rào làng chống dịch”, đóng cửa cài then với bên ngoài như thời gian giãn cách chặt chẽ theo quy định và chiểu theo hương ước vừa rồi không tạo nên những mâu thuẫn, thậm chí xung đột nhẹ giữa những người trong cùng cộng đồng. Tất cả những điều này đều tạo nên bức tranh muôn màu trong công cuộc chống dịch bệnh của Nhân dân ta. Dù vậy, cũng bởi những điều đó mà ta càng thấy, hương ước tồn tại đến ngày nay dù đươc gọi với tên như thế nào thì vẫn là thể hiện mong muốn của cộng đồng, vì lợi ích của cộng đồng làng xã.

Chị Lê Thị Minh, một công dân trong ngõ 18 phố Định Công Thượng (Hoàng Mai, Hà Nội) có chồng của người bạn thân không may phải đi bệnh viện điều trị hai tuần. Khi chồng bạn khỏi bệnh về nhà ở khu vực Kim Giang, chị muốn đi thăm. Nghe chị “trình bày mục đích”, những người thân và cả hàng xóm đều khuyên can không nên đi. Lý do là bệnh nhân đi bệnh viện về, rất có thể tiếp xúc với nhiều người, chẳng may mang mầm bệnh thì rất nguy hiểm. Chị sang thăm có thể mang theo nguồn bệnh về ngõ, đe dọa sự bình yên của con ngõ vốn được chốt chặn canh gác nghiêm ngặt này.

Những ai ở khu vực này đều biết, ngõ 18 nhỏ nhưng dài, ngoắt nghoéo, nhiều ngách, dân bản địa là người làng khu Thượng xưa đông đúc nhiều thế hệ. Người dân nơi đây đa phần đều là họ hàng anh em thân thiết, có phong tục, tập quán từ nhiều đời nay, có truyền thống bảo vệ làng nước rất cao. “Chị mà cố tình đi em báo chốt trực chặn chị lại. Rồi sau này có vấn đề gì chị đừng trách người làng người nước không thèm quan tâm đến”, một cô em họ “đe”. Chị Minh nghe ra, đành lựa lời nói với bạn thân, gửi chút quà qua tài khoản để bạn mua thức ăn bồi dưỡng cho chồng.

“Rất may, cô bạn tôi cũng thông cảm, bảo dịch bệnh không phải đến thăm. Tấm lòng của tôi bạn cũng nhận, thế là mình đỡ áy náy. Đúng là mùa dịch bệnh mọi quan niệm đều có thể thay đổi, miễn sao giữ an toàn cho mình, cho người thân là được”, chị Minh tâm sự.

Dù có một vài xung đột không tránh khỏi khi người dân muốn đi qua chốt theo nhu cầu cá nhân nhưng mọi người đều sớm nhận thức được việc bảo vệ sự an toàn cho mình và người thân
Dù có một vài xung đột không tránh khỏi khi người dân muốn đi qua chốt theo nhu cầu cá nhân nhưng mọi người đều sớm nhận thức được việc bảo vệ sự an toàn cho mình và người thân

Chị Phạm Thị Thủy (ở Khê Ngoại, Mê Linh, Hà Nội) kể ban đầu chị khá ấm ức do ngày giỗ bà ngoại ở làng Văn Khê cách nhà chị tầm một cây số mà khi chị mang lễ đến, chốt trực đầu làng nhất định không cho chị vào. Chị là người Văn Khê, lấy chồng trên Khê Ngoại. Nhà chồng với nhà bà ngoại chị nằm dọc hai bên thân đê sông Hồng. Cả hai làng đều là ngôi làng ven sông lâu đời của vùng châu thổ sông Hồng màu mỡ nhưng cũng thấm đẫm văn hóa, giàu truyền thống. Làng vẫn còn những quy định từ thuở mấy trăm năm trước, dòng họ Phạm nhà chị cũng có những quy tắc riêng dành cho con gái lấy chồng bên ngoài.

“Không vào lễ bà ngoại được thì không tròn đạo con cháu mà mình là thân gái lấy chồng làng khác nếu cứ cố xin rồi gây điều tiếng cho làng chồng, mang tiếng cho dòng họ mình thì cũng ngại. Cuối cùng, mình gọi điện cho các bác, chưa kịp trình bày các bác đã nói ngay rằng đang dịch bệnh phức tạp, giỗ bà năm nay bác cũng chỉ thắp hương đơn giản, chắc bà cũng thể tất cho. Thế là mình yên tâm phần nào”, chị Thủy cho biết.

Ông Nguyễn Vũ Hán, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện Quốc Oai cho biết, người làng giữ chốt, bảo vệ làng theo quy định, theo hương ước chặt chẽ đến nỗi có những trường hợp muốn vào làng, kể cả xã xuống làm việc, dân làng vẫn nhất quyết không mở chốt.

Anh Phan Ngọc Hải kể anh cùng hai người đi viếng đám ma người thân một đồng nghiệp ở huyện Chương Mỹ mà phải đứng ngoài chốt, gửi lễ vào bên trong chứ nhất quyết người dân không cho vào. Cất công đi xa, “nghĩa tử là nghĩa tận”, không được vào tận nơi phúng viếng chia buồn với tang quyến, bản thân anh cũng cảm thấy không được chu đáo nhưng do quy định, do truyền thống bảo vệ làng xã của người dân nơi đây, “nhập gia tùy tục”, anh không có cách nào khác được.

Những “hàng rào mềm” giữ cuộc sống bình yên

Mỗi ngôi làng của Việt Nam xưa kia đều có cổng làng, có hàng rào tre vững chắc để vừa tạo cảnh quan, vừa có tác dụng đóng kín, bảo vệ làng khỏi các nguy cơ giặc giã, đạo tặc, dịch bệnh… Đó là những hàng rào cứng, tương tự như những cách mà người dân các vùng của Hà Nội mang cánh cửa, tấm gỗ, bàn ghế, khung sắt… ra để chặn luôn lối ra vào của ngõ ngách, làng xóm ở những nơi không đặt chốt trực hiện nay.

Còn hàng rào mềm, một thứ hàng rào vô cùng quan trọng của ý chí cộng đồng, đại diện cho sự đoàn kết, nhất trí chung lòng của người dân, bằng mọi cách ngăn chặn nguy cơ từ bên ngoài, bảo vệ vững chắc sự bình yên của xóm thôn, đó chính là hương ước. Trải bao năm thăng trầm của lịch sử, nhiều nguy cơ đến từ thiên tai nhân tai, làng xã Việt Nam bình yên đến nay, tồn tại đến nay cũng là một phần nhờ cái hàng rào mềm mại mà vững chắc ấy.

Nó là một phần tính chất, cốt cách và văn hóa đặc trưng của mỗi ngôi làng và cho đến ngày nay, nó tiếp tục phát huy sự đúng đắn, tác dụng thiết thực với đời sống người dân nơi đó.

Dù còn nhiều bất tiện, xung đột khi làng nọ không được sang làng kia, tang ma không được tổ chức rộn rịch như trước, nhu cầu tập thể dục, thư giãn trong làng.... bị hạn chế nhưng rõ ràng, chúng ta càng thấy trong đời sống hiện đại ngày nay, hương ước đã góp phần giữ vững "đất có lề, quê có thói" để làng quê vẫn tồn tại trong tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ.

Cùng với lũy tre, cổng làng, hương ước cũng chính là một hàng rào để bảo vệ làng xã khỏi dịch bệnh, giặc giã
Cùng với lũy tre, cổng làng, hương ước cũng chính là một hàng rào để bảo vệ làng xã khỏi dịch bệnh, giặc giã (Ảnh minh họa)

Đây chính là những dải phân cách mềm, hàng rào mềm để mỗi người tự điều chỉnh hành vi sao cho mình sống đúng với nhịp sống, yêu cầu của xã hội xung quanh. “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”, khi có dịch thì làng quê có lợi thế hơn phố phường chính là ở sự có lề, có thói, có hương ước, có quy định riêng của mình, như thêm một vũ khí hữu hiệu và mạnh mẽ để chống dịch.

Có lẽ chính vì thế mà trong suốt thời gian giãn cách xã hội để chống dịch như vừa qua, tại các huyện ngoại thành, nơi văn hóa làng xã vẫn thấm đượm, nơi người dân thuận theo hương ước, áp dụng triệt để các quy định chống dịch thì cuộc sống tương đối an yên hơn, các ca bệnh dù có cũng nhanh chóng được khoanh vùng, không bị bùng phát và lây lan rộng như tại một số nơi trong nội thành. Đây là thành quả rất đáng ghi nhận và tự hào.

Qua đó, một lần nữa chúng ta khẳng định, hương ước, tinh hoa của ý chí người dân làng xã trong cộng đồng vẫn có tác dụng thiết thực với đời sống hiện đại. Đó là lý do chúng ta nên gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa này.

Đọc thêm

Nhà thầu "tranh thủ" thảm nhựa 300m đường khi thời tiết đang mưa Giao thông

Nhà thầu "tranh thủ" thảm nhựa 300m đường khi thời tiết đang mưa

TTTĐ - 300m đường Trần Cao Vân tại thị xã Điện Bàn được nhà thầu tại TP Đà Nẵng "tranh thủ" thảm nhựa cho kịp tiến độ trong lúc đang có mưa.
Ấn tượng đêm khai mạc Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2024 Du lịch

Ấn tượng đêm khai mạc Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2024

TTTĐ - Tối 4/10, dưới sự chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội, Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội năm 2024 với chủ đề “Hà Nội - Tinh hoa áo dài” do Sở Du lịch Hà Nội tổ chức đã khai mạc tại sân khấu Quảng trường Đoan Môn - Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long. Sự kiện Nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Cao Bằng: 27 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông bị "phạt nguội" Giao thông

Cao Bằng: 27 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông bị "phạt nguội"

TTTĐ - Thông qua Hệ thống camera giám sát giao thông, Công an tỉnh Cao Bằng đã phát hiện 27 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông. Trong đó, 26 trường hợp điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ quy định; 1 trường hợp điều khiển xe ô tô không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.
Nghiên cứu, triển khai phương án đầu tư Dự án Cảng hàng không Côn Đảo theo phương thức PPP Giao thông

Nghiên cứu, triển khai phương án đầu tư Dự án Cảng hàng không Côn Đảo theo phương thức PPP

TTTĐ - Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 7178/VPCP-CN ngày 4/10/2024 truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà về phương án đầu tư Cảng hàng không Côn Đảo.
Giảm thời gian cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới sau khi bị thu hồi Giao thông

Giảm thời gian cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới sau khi bị thu hồi

TTTĐ - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 121/2024/NĐ-CP ngày 3/10/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 139/2018/NĐ-CP ngày 8/10/2018 quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới, được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 30/2023/NĐ-CP ngày 8/6/2023 của Chính phủ.
Đánh thức một tình yêu… Hà Nội Người Hà Nội

Đánh thức một tình yêu… Hà Nội

TTTĐ - “Trùng trùng quân đi như sóng/ Lớp lớp đoàn quân tiến về/ Chúng ta đi nghe vui lúc quân thù đầu hàng, cờ ngày nào tung bay trên phố…/ Năm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về/ Như đài hoa đón mừng nở năm cánh đào…”.
Thị xã Sơn Tây tổ chức triển lãm tranh cổ động tấm lớn Người Hà Nội

Thị xã Sơn Tây tổ chức triển lãm tranh cổ động tấm lớn

TTTĐ - Hướng tới kỷ niệm 70 Ngày Giải phóng Thủ đô, sáng 4/10, thị xã Sơn Tây (Hà Nội) khai mạc Triển lãm tranh cổ động tấm lớn. Sự kiện do Cục Văn hóa cơ sở phối hợp Sở Văn hóa và Thể Thao Hà Nội, UBND thị xã Sơn Tây thực hiện.
Tái hiện sống động không khí "cờ ngày nào tung bay trên phố" Người Hà Nội

Tái hiện sống động không khí "cờ ngày nào tung bay trên phố"

TTTĐ - Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và 25 năm Hà Nội được UNESCO vinh danh “Thành phố vì hòa bình”, sáng 4/10, tại không gian bích họa phố Phùng Hưng, UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức chương trình “Ký ức Hà Nội - 70 năm” nhằm tái hiện không gian Hà Nội giai đoạn 1947 - 1954.
Ẩm thực cao cấp tại Nhà hàng vi cá Thai Village Ẩm thực

Ẩm thực cao cấp tại Nhà hàng vi cá Thai Village

TTTĐ - Tọa lạc tại trung tâm thành phố, Nhà hàng Bào ngư vi cá Thai Village đã trở thành điểm đến lý tưởng cho những ai đam mê ẩm thực cao cấp. Với sự kết hợp hoàn hảo giữa không gian sang trọng và những món ăn bổ dưỡng cao cấp, Thai Village mang đến cho thực khách trải nghiệm ẩm thực Á Đông hoàn hảo.
Chi tiết phân luồng nhiều tuyến đường ở Hà Nội từ ngày 4-6/10 Nhịp điệu cuộc sống

Chi tiết phân luồng nhiều tuyến đường ở Hà Nội từ ngày 4-6/10

TTTĐ - Công an thành phố Hà Nội vừa thông báo kế hoạch phân luồng giao thông từ ngày 4 - 6/10. Nhiều tuyến đường bị cấm, tạm cấm trong 3 ngày này.
Xem thêm