Tag

Thu Hà Nội - sống chậm trong mùa dịch

Văn hóa 12/08/2020 12:26
aa
TTTĐ - Nhiều người cứ kêu ca than phiền nhưng với một số người Hà Nội khác, mùa dịch Covid-19 lại là một dịp để sống chậm hơn. Sống chậm để cảm nhận thật đầy cuộc sống xung quanh, để thấy mùa thu đang về như một vòng quay bất tận của tạo hóa, như ngàn năm nay vẫn vậy.

Kyo York lần đầu “tỏ tình” với mùa thu Hà Nội trong MV song ngữ

Lùi xa để thấy yêu thêm Hà Nội

Ngọt, chua dịu dàng mãi như “mối tình đầu” ở Hà Nội

Lắng sâu những cảm xúc

Bắt đầu từ cơn bão số 2 mang những trận mưa kéo dài cả tuần, cái nắng dữ dội đổ lửa của mùa hè bỗng dung bay biến đi đâu mất. Cái nắng mùa thu trở lại dịu dàng hơn, ngọt ngào hơn cùng với sự đỏng đảnh của thời tiết khi thoắt lại sầm sì những đám mây, thoắt lại ào xuống một cơn mưa.

Ai đi ra đường vào sáng sớm sẽ cảm nhận rõ cái lạnh đã man mát trong hơi sương. Ấy là lúc ra đường, màu bằng lăng tím ngắt đã không còn. Những cánh phượng thấp thoáng trên vòm lá xanh rì. Loáng thoáng trong các vườn cây ngoại thành đã có hương hoa sữa thoảng đưa.

Mùa thu về, khắp phố phường bày bán những loại quả đặc trưng. Nhiều nhất là quả na. “Trái na mở mắt nhìn ngơ ngác / Đàn kiến trường chinh tự thuở nào’’ (Chiều thu - Nguyễn Bính).

5429 1822 18095249 421122748256979 1706806598837469184 n1
Nhiều người Hà Nội chọn sống chậm hơn trong mùa thu - mùa dịch Covid-19

Nhiều nữa là những chùm nhãn màu nâu vàng tròn xoe. Theo kinh nghiệm dân gian xưa, năm nào được mùa nhãn thì cũng mưa nhiều. Năm nay quả vậy, nhiều nhãn và cũng nhiều mưa lũ. Thứ quả kết tinh hương đất trời mùa xuân, trải qua mùa hè nắng lửa đến mùa thu mới chín nên đầy ngọt ngào, quyến rũ.

Dù chỉ được bày bán thấp thoáng ở các chợ nhưng lại khiến rất nhiều người mong ngóng, háo hức cứ chờ đến mùa thu là phải mua bằng được. Đó là những quả thị. “Quả thị thơm cô Tấm rất hiền’’ có trong cổ tích, trong ca dao, trong những bài thơ học từ tấm bé.

5434 d135c85d311bd845810a
Quả thị về cùng mùa thu Hà Nội

“Thị thơm thị rụng bị bà / Bà để bà ngửi chứ bà không ăn’’, sáng nào đi chợ thấy bên góc hàng quen có bầy một chiếc rổ nhỏ là chị em sà vào. Những quả thị nhỏ xinh lắm, chỉ như hòn cuội màu vàng ươm. Mang về nâng niu, chụp ảnh đưa lên mạng xã hội cho bạn bè xuýt xoa xong để trong phòng. Ban đêm, mùi thị thơm nồng nàn cả những giấc mơ. Quả thị, quả na, chùm nhãn, rất thu mà khiến cả tuổi thơ như ùa về trong giây lát.

Mùa thu Hà Nội cũng về với một thứ quả đặc trưng mà ai nghe thấy cũng thèm. Đó là sấu chín. Sấu Hà Nội đắt hàng quanh năm, được để ngăn đá để sử dụng quanh năm, rộ nhất vào mùa hè và “lên hương” nhất vào mùa thu.

Thứ quả chua giòn ấy ngậm đủ nắng gió Hà thành, nghe đủ chuyện tâm tình phố xá, vào ngày mùa thu đọng mật kết tinh lại thành vị chua ngọt rất đặc trưng. Lúc này toàn quả sấu ngả sang màu vàng. Thịt sấu trong lại, dẻo ra chứ không giòn tan như trước.

Thứ quả ấy ngâm mắm dầm ớt ăn cũng ngon nhưng thích nhất là món sấu dầm. Sấu cắt từng khoanh, vẫn còn để dính với hạt rồi trộn với đường, muối, ớt bột theo tỉ lệ nhất định. Nhìn vừa đẹp mắt ăn lại ngon miệng. Cứ vừa ăn vừa xuýt xoa nhưng ăn một lại muốn ăn hai, ăn mãi, ăn mãi.

5437 photo1534144990921 15341449909221845142275
Những quả sấu chín dầm

Cữ này hàng năm không bị dịch Covid-19, bờ Hồ, quanh phố Tràng Tiền các bà bán hàng bày từng mẹt, từng mẹt, ai đi ngang qua cũng phải ngoái đầu nhìn lại. Năm nay người bán vẫn bán nhưng người mua đã thưa vắng hơn. Dù vậy, chắc chắn lượng người mua cũng không giảm.

Bởi, thay vì thong dong dạo phố tận hưởng những cơn gió mùa thu cùng trời xanh nắng vàng, người ta rút vào ăn sấu, thưởng thức sấu dầm tại nhà, trong văn phòng… Thế mới biết, dẫu dịch giã cũng không thể thay đổi được thói quen sinh hoạt của người Hà Nội.

Bởi nét ẩm thực ấy, sự mong chờ mùa thu ấy cũng là nét văn hóa của xứ này. Nó tồn tại hàng ngàn năm nay, dễ gì thay đổi bởi dịch bệnh hay bất cứ thứ gì khác. Mọi sự vẫn diễn ra thường lệ, chỉ có bị tác động đôi chút. Để thấy rằng, người Hà Nội không chủ quan khi chống dịch, rất thận trọng và nghiêm túc nhưng cũng vẫn bình tâm đối mặt với dịch bệnh để duy trì tâm thế vững vàng trước cuộc sống của mình.

Để thấy yêu đời, yêu người hơn

Bớt tụ tập ồn ào, bớt những cuộc hẹn hò la cà nơi phố xá muộn màng, người Hà Nội dần tập sống chậm hơn. Sống chậm hơn để cảm nhận nhiều hơn những gì diễn ra xung quanh mình chứ không phải cứ ào ào cuốn theo dòng chảy náo nhiệt ngoài kia như thường lệ nữa.

Đó là lúc tại các sân trong khu tập thể người ta chăm tập thể dục hơn. Không tụ tập quá đông, từng tốp vài người đi bộ hoặc đánh cầu lông. Xóm ngõ nhỏ nếu ngày thường vắng lặng tiếng người bởi ai nấy lo đi ra ngoài làm ăn buôn bán thì nay mang màu sắc khác. Ở nhà nhiều hơn khiến ra vào chạm mặt nhau. Thế là phải chào, phải hỏi thăm, thành ra thân quen. Dăm ba câu chuyện thời tiết, cập nhật cho nhau tình hình dịch bệnh, nhắc nhở nhau vài câu về ăn uống vệ sinh phòng dịch, hàng xóm cũng mang lại những nguồn vui, khỏi cô đơn, vắng lặng trong mùa dịch này.

Các bà nội trợ ngại phải ra ăn ngoài quán xá, sợ mất vệ sinh, sợ lây nhiễm, sợ tiếp xúc đông người nên chăm chỉ vào bếp hơn. Điều đó thật đáng mừng bởi thời buổi hiện đại, thức ăn nhanh giao đến tận nơi, suất cơm văn phòng giao đến tận nơi thì có vẻ như nét nữ công gia chánh vốn đặc trưng cho con gái Hà Nội xưa đã phôi phai ít nhiều.

Bây giờ các chị, các mẹ chăm chỉ vào bếp, chăm chỉ nghiên cứu những món ngon của nhiều nước trên thế giới lại được dịp bổ sung thêm cho từ điển ẩm thực vốn đã rất phong phú của Hà Nội. Mỗi người một khẩu vị, mỗi người một cách chế biến, vậy là, những biến thể của các món Á, Âu tự nhiên trở thành một món ăn khác của người Hà Nội. Đó cũng chính là cách từ ngàn xưa người Hà Nội đã dồn tích tinh hoa trăm miền trở thành nét đặc sắc riêng của xứ mình.

Điều quan trọng nữa, trong mùa dịch, người ta có cảm giác thấy yêu đời hơn, yêu những người xung quanh và yêu chính bản thân mình hơn. Nếu như ngày thường, quay cuồng với những kế hoạch, với những bộn bề, với các cuộc hẹn hò tụ tập, rất ít khoảng trống len vào tâm hồn mỗi người thì giờ đây, những khoảng trống ấy nhiều hơn.

Nhiều đủ để người ta nghĩ đến việc mình sống vì cái gì, sống vì ai và nên sống như thế nào. Nhất là khi dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp, sự sống và cái chết mong manh. Bất cứ ai cũng có thể lây nhiễm nếu như không có ý thức phòng, chống một cách nghiêm túc và quyết liệt. Sức khỏe con người vốn đã quan trọng giờ đây lại càng quan trọng hơn.

5432 kham pha mua thu ha noi
Sống chậm hơn để cảm nhận mùa thu Hà Nội trở về như ngàn năm nay vẫn vậy

Chính bởi vậy, có lẽ dường như mỗi người đều cảm nhận được cần phải khỏe mạnh, cần phải sống chan hòa, yêu thương nhau hơn khi còn được ở bên nhau. Khi có bệnh nền, khi bị nhiễm virus Corona thì điều xấu nhất vẫn có thể xảy ra như với những bệnh nhân đã không may qua đời.

Trân trọng cuộc sống của mình chính là trân trọng cuộc sống của mọi người, chung tay đẩy lùi dịch bệnh để cuộc sống nhanh chóng ổn định lại như xưa. Bởi Hà Nội đang đón mùa thu, mùa đẹp nhất trong năm và cũng là dịp kỷ niệm 1010 mùa thu của thành phố này. Trong lịch sử có bao mùa thu trôi qua như thế, cũng có nhiều biến động, nhiều sự kiện nhưng rồi mùa thu vẫn đến, năm này tiếp năm khác cho chúng ta cuộc sống hòa bình như ngày nay.

Mong rằng, với tình yêu bản thân, yêu mọi người, yêu thành phố này, yêu những mùa thu, chúng ta sẽ nâng cao hơn nữa văn hóa ứng xử trong mùa dịch bệnh để Covid-19 sớm đi khỏi xứ này, trả lại cho chúng ta những mùa thu đẹp đến nao lòng.

Nhạc sĩ Hồng Đăng - Người “định vị” hoa sữa với Hà Nội Nhạc sĩ Hồng Đăng - Người “định vị” hoa sữa với Hà Nội
Thu về nhớ Nguyễn Đình Thi Thu về nhớ Nguyễn Đình Thi

Đọc thêm

Phong cách cuốn hút của sao Việt trên sân pickleball Thời trang - Làm đẹp

Phong cách cuốn hút của sao Việt trên sân pickleball

TTTĐ - Pickleball đang là môn thể thao nổi lên như một xu hướng mới nhờ tính linh hoạt, dễ tiếp cận và đầy hứng khởi được nhiều sao Việt yêu thích. Phong cách thời trang cuốn hút của các mỹ nhân trên sân tập cũng khiến khán giả quan tâm, theo dõi.
Giới thiệu di sản Việt Nam được UNESCO công nhận qua điện ảnh Nghệ thuật

Giới thiệu di sản Việt Nam được UNESCO công nhận qua điện ảnh

TTTĐ - Ngày 7/11, triển lãm ảnh “Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận - Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh” đã khai mạc tại Trung tâm Chiếu phim quốc gia, Hà Nội. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII năm 2024 - HANIFF VII.
Phát huy vai trò của các câu lạc bộ văn hóa nghệ thuật Văn hóa

Phát huy vai trò của các câu lạc bộ văn hóa nghệ thuật

10 năm qua, huyện Gia Lâm đã phát huy tốt vai trò của các câu lạc bộ, đội, nhóm văn hóa nghệ thuật quần chúng trong tuyên truyền, giáo dục, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, bồi dưỡng giá trị chân – thiện - mỹ cho Nhân dân.
Điểm tựa văn hoá, cầu nối nghệ thuật với giới trẻ Nghệ thuật

Điểm tựa văn hoá, cầu nối nghệ thuật với giới trẻ

TTTĐ - “Culture in You - Điểm tựa văn hoá, cầu nối nghệ thuật” mong muốn trang bị cho thế hệ trẻ hành trang văn hóa vững chắc thông qua các hoạt động nghệ thuật sáng tạo. Từ đó các bạn trẻ được hiểu rõ về cội nguồn, trân trọng giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam, đề cao sự hội nhập và đa dạng văn hóa, đồng thời khơi dậy niềm đam mê sáng tạo.
Triển lãm ảnh nghệ thuật “Đắk Lắk - Hội tụ và bản sắc” Nghệ thuật

Triển lãm ảnh nghệ thuật “Đắk Lắk - Hội tụ và bản sắc”

TTTĐ - Ngày 1/11, tại Quảng trường 10/3 TP Buôn Ma Thuột, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ trao giải và khai mạc triển lãm ảnh nghệ thuật “Đắk Lắk – Hội tụ và bản sắc” năm 2024.
Nguyễn Thị Huyền đăng quang Hoa hậu Yoga Việt Nam Thời trang - Làm đẹp

Nguyễn Thị Huyền đăng quang Hoa hậu Yoga Việt Nam

TTTĐ - Nguyễn Thị Huyền - cô gái đến từ Ninh Bình đã xuất sắc vượt qua 29 thí sinh đến từ khắp cả nước trong đêm chung kết để giành ngôi vị cao nhất, trở thành Hoa hậu Yoga Việt Nam 2024.
Hơn 250 nghìn tỷ đồng cho chương trình phát triển văn hóa Văn hóa

Hơn 250 nghìn tỷ đồng cho chương trình phát triển văn hóa

TTTĐ - Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 với tổng nguồn lực 256.250 tỷ đồng, thực hiện trong 11 năm.
Tình yêu ngọt ngào giữa nữ bác sĩ và chàng tình nguyện viên Văn học

Tình yêu ngọt ngào giữa nữ bác sĩ và chàng tình nguyện viên

TTTĐ - Trong cuốn tiểu thuyết thứ 2 mang tên "Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi", tác giả Hồ Điệp Thanh Thanh xây dựng nên một tình yêu thuần khiết, trong veo như cơn mưa rào mùa hạ nảy nở giữa cô bác sĩ Hạ Vũ với chàng tình nguyện viên, vốn là một bệnh nhân có nhiều ẩn ức trong quá khứ.
Thị xã Sơn Tây tôn vinh văn hóa đọc Văn học

Thị xã Sơn Tây tôn vinh văn hóa đọc

TTTĐ - Ban Tuyên giáo Thị ủy Sơn Tây (Hà Nội) cho biết, từ 31/10 đến 4/11 sẽ diễn ra Hội sách và văn hóa đọc lần thứ I năm 2024 tại Quảng trường Sân vận động thị xã Sơn Tây. Ngày hội có chủ đề: “Sách mở ra thế giới, tri thức mở ra tương lai” nhằm tôn vinh giá trị, ý nghĩa và tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc.
Họa sĩ Trần Lưu Mỹ và những "Khoảng trống" trong tâm hồn Nghệ thuật

Họa sĩ Trần Lưu Mỹ và những "Khoảng trống" trong tâm hồn

TTTĐ - Từ ngày 2 - 8/11 tại Art Space - Trung tâm Phát triển và Sáng tạo Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam (số 42 Yết Kiêu, Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm mỹ thuật cá nhân mang tên “Khoảng trống III” của họa sĩ Trần Lưu Mỹ.
Xem thêm