Thị trường thực phẩm “nhảy múa” theo giá thịt lợn
Giá thịt lợn hơi những tháng cuối năm tăng mạnh, gần chạm mốc kỉ lục 80.000 đồng/kg.
Bài liên quan
Giá thịt lợn liên tục tăng gây áp lực cho dân và doanh nghiệp
Đất nước tỷ dân: Mua thịt lợn như thời bao cấp
Thịt nhập tăng mạnh, thịt mát nội địa cạnh tranh giành lại thị phần
Cần cấp đông thịt lợn dự trữ, tránh bất ổn cung cầu
Thịt lợn hơi gần chạm mốc 80.000 đồng/kg
Giấ thịt lợn hơi những tháng cuối năm tăng mạnh |
Hiện giá thịt lợn hơi tại các tỉnh phía Bắc đang ở mức 66.000 đồng – 78.000 đồng/kg. Ở miền Trung, dao động 65.000 – 76.000 đồng/kg. Còn các tỉnh phía Nam, thịt lợn hơi đang tiệm cận ở mức 74.000 đồng/kg.
Cụ thể, tại chợ Thành Công (quận Đống Đa – Hà Nội), giá giò xào trước đây là 120.000 đồng/kg nay lên 150.000 đồng/kg; giò lụa loại ngon trước là 150.000 nay lên 210.000 đồng/kg. Lạp xưởng tươi thay vì trước đây 160.000 đồng, nay tăng thêm 20.000 đồng/kg. Các loại ruốc làm từ thịt lợn, răm bong cũng tăng thêm 30.000 – đến 50.000 đồng/kg so với trước.
Thịt lợn tăng, nhiều người tiêu dùng chuyển sang tiêu thụ thịt bò, thủy hải sản nên giá các mặt hàng này cũng tăng từ 5-10%. Cụ thể: Thịt bò thăn trước đây 280.000 đồng/kg nay lên 290.000 – 300.000 đồng/kg; thịt bò đùi 240.000 đồng nay là 260.000 đồng/kg; bò gân cũng tăng 20.000 đồng/kg, giá hiện nay phổ biến là 220.000 đồng.
Còn giá bò nhập cũng được các tiểu thương điều chỉnh từ 380.000 đồng/kg lên 400.000. Cụ thể với bò đùi là 350.000 đồng/kg. Các loại bò gân, nạm tăng từ 200.000 đồng lên 250.000 đồng/kg.
Cùng với thịt lợn, bò, một số mặt hàng thủy hải sản cũng tăng nhẹ. Trong đó, tôm sú, tôm bạc tăng thêm 10.000 đồng – 20.000 đồng/1 kg mỗi loại. Cụ thể: Cá điêu hồng tại chợ Thành Công (Hà Nội) tăng thêm 5.000 – 10.000 đồng/1 kg. Riêng tôm sú tăng từ 10.000 đồng – 20.000 đồng/kg mỗi loại. Các loại cá biển cũng tăng thêm 10.000 – 15.000 đồng mỗi kg. Mực ống từ 240 đồng lên 260.000 – 280.000 đồng (tùy vào độ tươi), mực nang từ 280.000 lên 300.000/kg.
Chị Nguyễn Thị Phương, tiểu thương kinh doanh thủy hải sản tại chợ có Đổng Chi (phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết: “Hơn tuần nay, giá thực phẩm ở chợ “nhảy múa” liên tục. Tháng trước, mặt hàng thủy hải sản giảm nhẹ nhưng hơn tuần nay đã tăng từ 10.000 – 30.000 đồng/kg cho mỗi loại. Nguyên nhân là do giá thịt lợn tăng nên nhiều người tiêu dùng chuyển sang tiêu thụ thủy hải sản. Mặt khác, một số sản phẩm tôm, mực đang được các doanh nghiệp mua nhiều hơn để chế biến sản phẩm phục vụ mùa Tết Nguyên đán 2020 nên nguồn cung giảm".
Nhà hàng, quán ăn nếu không cẩn thận sẽ mất khách
Giá thịt lợn tăng nhiều người chuyển sang dùng thủy hải sản nên mặt hàng này cũng tăng theo |
Không chỉ sản phẩm làm từ thịt heo và thủy hải sản tăng giá mà 2 tuần nay một số nhà hàng, quán ăn trên địa bàn Hà Nội cũng đã tăng giá bán.
Chị Đặng Thúy Anh, quán bún riêu cua trên đường Lê Đức Thọ (quận Nam Từ Liêm Hà Nội) cho biết: “Hơn tháng nay, giá xương lợn và thịt bò tăng cao nên thay vì bát bán bún riêu thường là 30.000 đồng nay lên 35.000, loạt đặt biệt 40.000 giờ lên 45.000 đồng”.
Còn tại một quán cơm sườn, phố Mai Dịch (quận Cầu Giấy – Hà Nội), trước đây một suất cơm tấm sườn là 35.000 đồng nay 40.000 đồng. Tuy nhiên, theo anh Nguyễn Đăng Minh, chủ quán, mức tăng này vẫn còn thấp.
“Mặc dù đã tăng giá nhưng doanh thu của chúng tôi không bằng trước đây. So với giá thực hiểm hiện nay để đủ chi phí và có một chút lãi thì một suất cơm tấm sườn phải là 50.000 đồng. Tuy nhiên, vì khách ăn quen mức giá trước đây nên tăng nhiều gây “sốc” sẽ mất khách. Nhằm cân đối, tôi buộc phải cắt miếng sườn mỏng hơn và tìm mối cũng cấp thực phẩm với giá hợp lý để đảm bảo sản phẩm vẫn chất lượng mà hợp túi tiền khách hàng”, anh Minh chia sẻ.
Ngoài quán ăn nhanh như: Cơm, phở, bún… các nhà hàng chủ quán đều cho biết sẽ điều chỉnh mức giá, cho phù hợp với thị trường.
Theo dự báo của các tiểu thương, từ nay đến Tết Nguyên đán 2020 thị lợn, bò, thủy hải sản… và các sản phẩm chế biến từ nguyên liệu trên còn tăng. “Nếu có kho dự trữ thì nên lấy số lượng lớn vì dự báo tháng tới giá các sản phẩm này sẽ còn điều chỉnh theo chiều hướng tăng, do nhu cầu tiêu thụ tăng cao, trong khi nguồn cung lại khai hiếm