Tag

Thêm yêu Hà Nội qua những góc nhìn từ Hồ Gươm

Văn hóa 03/11/2019 09:09
aa
TTTĐ- Từ điểm nhìn Hồ Gươm, các nhà văn, nhà thơ, nhà báo ở nhiều thế hệ đã dẫn người đọc đi qua những thăng trầm của Hà Nội, đi trong những rung cảm của tiết mùa để thấy Hà Nội lúc nào cũng có những nét đẹp và những điều cần hoàn thiện để đẹp hơn.

Thêm yêu Hà Nội qua những góc nhìn từ Hồ Gươm

Bài liên quan

Hà Nội: 15 quận, huyện phải kiểm điểm vì tồn đọng vi phạm trật tự xây dựng

Sôi động chung kết hội thi “Tôi yêu Hà Nội”

Hà Nội FC đã lôi kéo khán giả trở lại thế nào?

Công ty TNHH Corning Việt Nam ra mắt Văn phòng đại diện tại Hà Nội

Cẩm nang nhỏ nhắn đong đầy tình cảm về Hà Nội

Kỷ niệm 30 năm ấn phẩm Hànộimới Cuối tuần của báo Hà Nội mới ra số đầu tiên, NXB Thanh Niên và Báo Hànộimới vừa phối hợp xuất bản cuốn “Nhìn từ Hồ Gươm” hợp tuyển những bài ký, ghi chép và tạp văn tương đối tiêu biểu đã in trong thời gian qua. Cuốn sách như một cẩm nang nhỏ nhắn đong đầy tình cảm về Hà Nội…

Có thể gặp ở đây nhà văn Tô Hoài với nhận xét tinh tế về “Người Thủ đô”: “Hà Nội là một thành phố khác các thành phố, các trung tâm dân cư trong cả nước. Ở đây mỗi tên phố, tên đường, mỗi quận, huyện, thị trấn, mỗi phường xã, một dòng sông, hay một đầm hồ, một gò đống, thậm chí đến một dòng họ, một nghề cũ cũng đều dính dấp đến mọi mặt lai lịch, lịch sử”.

Thêm yêu Hà Nội qua những góc nhìn từ Hồ Gươm

Cũng có thể gặp Đỗ Phấn khi ông chỉ ra một thực tế, “Hà Nội là nơi tập trung nhiều sắc dân vào loại nhất nước. Chỉ riêng điều đó thôi đã nói lên tính cách hòa đồng tôn trọng không phân biệt. Nhưng nó cũng chính là một yếu điểm trong tâm lý của người Hà Nội. Không bằng lòng đấy nhưng cũng chỉ nhẹ nhàng góp ý mà thôi. Chẳng gay gắt bao giờ.

Ngày trước khi ai đó nhắc đến chợ Đồng Xuân thì đều có chung suy nghĩ là một nơi hổ lốn ô hợp và tệ nạn trộm cắp lừa đảo. Hà Nội chung quy chỉ có hai loại người xưa nay mà thôi. Đó là tầng lớp trí thức và doanh nhân. Lớn nhỏ tùy theo điều kiện mỗi nhà. Hai tầng lớp này hòa đồng, đổi chỗ cho nhau liên tục qua các thời kỳ. Không hiếm trí thức đi buôn và con cái doanh nhân trở thành những trí thức tiêu biểu” (Đô thị đáng sống).

Trong khi đó, nhà báo Trọng Quang lại khiến người ta nhớ quá về một Hà Nội của những tiếng rao. Bây giờ, trong ồn ào phố xá, ta vẫn thấy tiếng rao của những người đi thu mua đồ điện cũ, hỏng; bán xôi, bán bánh; thậm chí cả thu mua tóc rối… Nhưng tất cả những âm thanh phát ra đó được nói qua chiếc loa gắn đầu chiếc xe đạp. Tiếng rao ngày xưa ở Hà Nội thì khác. Nó trầm bổng, mang theo nhiều âm sắc mà đến nay, trong ký ức nhiều người vẫn còn vang vọng.

“Trong ký ức của người Hà Nội xưa còn văng vẳng tiếng rao thời trước. Tiếng rao dường như là toàn bộ âm thanh của những đêm Hà Nội thanh vắng, dài và buồn. Hồi đó, những người bán hàng đêm ở khu phố cổ Hà Nội chủ yếu là Hoa kiều. Trời nhá nhem tối đã vang lên từ đầu ngõ tiếng rao "phàn sôi, phá sa" uể oải của người bán lạc rang nóng, "chí ma phù", của người bán chè vừng đen.

Thêm yêu Hà Nội qua những góc nhìn từ Hồ Gươm

Quãng 8h tối, khi những nhộn nhịp của ban ngày đã lắng xuống là lúc bắt đầu điệu nhịp chậm rãi trong tĩnh lặng của buổi đêm. Người ta lại nghe thấy tiếng rao "lục tào sá" kéo dài. Đó là tiếng của ông bán chè đỗ xanh. Còn nếu đáp lại lời rao "suỵt chế, suỵt chế...", người bán sẽ ngừng bước, đặt gánh xuống đất mở vung nồi và đưa cho khách những khẩu mía hấp nóng hổi, ngọt lịm.

Những ai đau lưng, mỏi người, vào giờ này lại mong chờ tiếng rao "tầm quéc" với tiếng khua gậy lộc cộc của máy anh chàng tẩm quất. Khi đêm đã khuya, ai đó còn thức thì nghe thấy tiếng "tỉm săm bao" (bánh bao nóng)...”- nhà báo Trọng Quang kể.

“Đêm càng về khuya, tiếng rao càng nhỏ, nhưng lại vang xa, ngân dài từ đầu đến cuối phố, nhẫn nại và chậm chạp. Tiếng rao nối những con phố dài vắng lặng hun hút với những ánh đèn dầu leo lét làm cho đêm sâu hơn. Sự tĩnh lặng vốn có của phố đêm Hà Nội càng rõ hơn. Quãng gần về sáng là thời gian cho người bán bánh cuốn nhân thịt, cháo gà, mì vằn thắn. Khi những tiếng "lò mải phàn" của người bán lạp xường nóng cất lên là lúc bình minh bắt đầu.

Thêm yêu Hà Nội qua những góc nhìn từ Hồ Gươm

Rồi tiếng rao “bánh mì, lạc rang, ngô rang, hạt dẻ” lẫn với tiếng guốc loẹt quẹt trên hè phố, đôi lúc kèm theo tiếng chổi tre quét đường xào xạc... tạo thành một âm thanh xôn xao đánh thức mọi người sau một đêm yên giấc, báo hiệu một ngày mới bắt đầu. Phố cổ càng duyên dáng thêm bởi những bước chân mềm mại, ăn nhịp với giọng rao ngọt ngào của những cô hàng bánh, hàng quà trên đất Hà thành…”

Từ Hồ Gươm, ký ức của KTS Vũ Hoài Đức còn dẫn người đọc về với tiếng leng keng của tàu điện. “Với nhiều thế hệ người Hà Nội xưa, những chuyến tàu điện thong dong trên 5 tuyến đường hướng về Bờ Hồ - trái tim của thành phố, đã trở thành một biểu tượng văn hóa thực sự của Thủ đô. Hình ảnh những toa tàu nhuốm đầy bụi thời gian mỗi khi tái hiện qua những thước phim tư liệu, hay trên sân khấu và các tác phẩm nghệ thuật... lại khơi dậy nỗi nhớ khôn nguôi về một thời đã qua”- KTS Vũ Hoài Đức viết.

Ngược xuôi ra những miền ngoại thành

Nhìn từ Hồ Gươm, không chỉ thấy phố cổ, thấy tiếng tàu điện và những tiếng rao vang vọng,mà còn như được tham gia các cuộc du ngoạn. Các nhà văn, nhà báo còn đưa độc giả ngược xuôi ra những miền ngoại thành. Ở đó có bãi Giữa sông Hồng, có những triền đề, và một xứ Đoài với nhiều trầm tích văn hóa.

Nhà báo Tân Linh, trong bài “Ký ức Cầu Đơ” viết: “Tôi đã tiễn cái thị xã - thành phố nhỏ bé ấy về Thủ đô trong niềm vui phát triển và một chút ngậm ngùi. Để ký ức không bị vùi chôn giữa bao la thời gian, tôi đi tìm lịch sử vùng đất Cầu Đơ…

Giở lại lịch sử Hà Nội thời Pháp, thấy tỉnh Hà Nội bao gồm một phần tỉnh Hà Nam, toàn bộ tỉnh Hà Đông và Hà Nội gần đây… Năm 1888, Hà Nội thất thủ, người Pháp lấy thành Hà Nội, phần còn lại cắt về tỉnh Hà Nam và lập tỉnh Cầu Đơ. Tỉnh Cầu Đơ ra đời năm 1902, thủ phủ là thị xã Cầu Đơ.

Chùa Tây Phương, Thạch Thất, Hà Nội
Chùa Tây Phương, Thạch Thất, Hà Nội

Năm 1904, người ta bỏ cái tên dân dã ấy đi, thị xã từ đó mang tên Hà Đông, nghe đâu từ một điển tích nào đó. Đất Hà Đông một dạo còn chạy ra tận đầu phố Khâm Thiên giáp với phố Lê Duẩn bây giờ. Ngay cả các làng hoa Yên Phụ, Nhật Tân, Quảng An bên hồ Tây xưa cũng thuộc tổng Hà Đông…

Trong khi đó, nhà thơ Nguyễn Quang Hưng lại dẫn ta đi gặp một “Nhân sĩ Hà Đông” với những tên tuổi gắn liền với đời sống văn hóa Hà Nội đương đại như họa sĩ - NSƯT rối nước Chu Lượng, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, nhà thơ - đạo diễn chèo Lương Tử Đức…

Còn nhà văn Hà Nguyên Huyến như một hướng dẫn viên, dẫn người đọc hiểu sâu hơn về “Dấu ấn văn hóa qua kiến trúc cổ xứ Đoài”. “Xứ Đoài vẫn còn nguyên vẹn những đình làng nổi tiếng".

Đình lãng Hữu Bằng, Thạch Thất, Hà Nội
Đình lãng Hữu Bằng, Thạch Thất, Hà Nội

Có thể kể đến như: Đình Thụy Phiêu (xã Tích Giang, huyện Phúc Thọ) - một ngôi đình mới được phát hiện gần đây nhưng có niên đại cổ nhất xứ Đoài cũng như cả nước nói chung, từ thời Lê Trung hưng; đình Chàng (xã Chu Quyến, huyện Ba Vì) là ngôi đình to nhất (“Đẹp đình So, to đình Chàng”); đình Tây Đằng (xã Tây Đằng, huyện Ba Vì) có cách đây hơn 400 năm với những chạm khắc độc đáo, không thấy xuất hiện ở bất cứ đình làng nào trong hệ thống đình Việt Nam, mới đây được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đầu tư kinh phí bảo tồn, tôn tạo…

Đó là những ngôi đình tiêu biểu, mỗi ngôi đại diện cho hệ thống đình Việt Nam về một phương diện nào đó. Những ngôi đình làng chính là bằng chứng sống động, biểu trưng cho văn hóa truyền thống đặc sắc của xứ Đoài”- nhà văn Hà Nguyên Huyến quả quyết.

Chuyến lãng du về miền kí ức

Gần 300 trang “Nhìn từ Hồ Gươm” là một hành trình khám phá, một chuyến lãng du tìm hiểu những câu chuyện về vùng đất, con người, về những ký ức ẩn khuất trong tâm hồn mỗi nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu, hay có thể đơn giản, chỉ là những người đã sống, gắn bó với mảnh đất Kinh kỳ - Kẻ Chợ.

Phần tạp văn trong cuốn sách, đong đầy những nhớ thương, kỷ niệm. Bên cạnh những bài viết “Bài thơ áo dài” (Băng Sơn), “Thời khắc xuân” (Tạ Việt Anh), “Vỉa hè lang thang” (Trúc Thông), “Tết ngày xa xưa” (Nguyễn Việt Hà)… ta có thể gặp nhà thơ Hoàng Cát trong “Chiều ngoại ô bên bãi sông Hồng”.

Thêm yêu Hà Nội qua những góc nhìn từ Hồ Gươm

Ở đó, nhà thơ viết: “Muốn thấy được hết cái hùng vĩ của sông Hồng, muốn cảm nhận được sâu cái bao la, cái mênh mang của đất trời Hà Nội, cái hùng khí của đế đô, nhất thiết ta nên có những lần đi thăm thú, rong chơi thoải mái khắp ngoại thành Hà Nội. Nếu cả Hà Nội là một đóa hoa rực rỡ, thì ngoại ô là những cánh hoa xòe rộng đểôm ấp và bảo vệ nhị hoa nội thành…”

Tương tự, nhà văn Nguyễn Văn Học đưa ra một cảm nhận: “Ngoại thành Hà Nội giờ vẫn còn nhiều ngôi làng cổ hoặc ít nhiều mang dấu ấn xưa cũ, để cho mỗi chuyến trở về làng ta lại tìm thấy ở đó sự êm ái, bình dị, để ta có dịp soi mình vào gương mặt làng…”

Thêm yêu Hà Nội qua những góc nhìn từ Hồ Gươm

Mỗi người sống ở Hà Nội hay đến với Hà Nội như một lữ khách đều có những cảm nhận riêng. Trong cuốn sách “Nhìn từ Hồ Gươm” là rất nhiều những góc nhìn, góc tâm trạng của các nhà văn, nhà thơ, nhà báo. Họ đã nhìn ngắm Hà Nội xưa và nay, nhìn gần nhìn xa để thấy những vẻ đẹp của Hà Nội và cả những nét cần điều chỉnh, để mảnh đất này trở nên hoàn thiện hơn…

Đọc thêm

Đường đến TikTok của một cựu học sinh trường Hà Nội - Amsterdam Văn hóa

Đường đến TikTok của một cựu học sinh trường Hà Nội - Amsterdam

TTTĐ - Nguyễn Trọng Phan khiến nhiều người ngưỡng mộ với bài luận hoàn hảo chinh phục học bổng toàn phần NTU Singapore. Ngay từ khi là sinh viên năm thứ ba, Phan đã trúng tuyển thực tập sinh tại TikTok nhờ kinh nghiệm tích luỹ sau lần đứng lên từ thất bại.
“Hãy sống hết mình vì đời ngắn lắm” Văn học - Nghệ thuật

“Hãy sống hết mình vì đời ngắn lắm”

TTTĐ - Khi ở giữa ranh giới mỏng manh của sự sống và cái chết, cô gái trẻ Phạm Ngọc Phương Thảo đã quyết định viết một cuốn sách kể về câu chuyện của cuộc đời mình. "Hãy sống hết mình vì đời ngắn lắm" là một cuốn sách đầy cảm hứng, đưa độc giả vào hành trình của những con người không ngừng nỗ lực, không ngừng yêu thương và không ngừng sống một cuộc đời đầy ý nghĩa.
Khắc sâu tình dân tộc, nghĩa đồng bào, cùng vượt qua thiên tai Văn hóa

Khắc sâu tình dân tộc, nghĩa đồng bào, cùng vượt qua thiên tai

TTTĐ - Tối 17/9, chương trình nghệ thuật “Chung tay vì đồng bào vùng bão lũ” với chủ đề “Việt Nam kiên cường” diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ (Hà Nội). Chương trình đã khắc sâu tình dân tộc, nghĩa đồng bào, đoàn kết, tương thân tương ái để vượt qua thiên tai, hoạn nạn.
Huyền Linh làm Đại sứ cho Tuần lễ thời trang sinh viên toàn cầu Văn hóa

Huyền Linh làm Đại sứ cho Tuần lễ thời trang sinh viên toàn cầu

TTTĐ - Người mẫu Huyền Linh nhận lời mời làm đại sứ nhí cho Tuần lễ thời trang sinh viên toàn cầu diễn ra tại Việt Nam trong thời gian tới.
Chuyên gia John Kim chia sẻ về xu hướng váy cưới thu đông 2024 Văn hóa

Chuyên gia John Kim chia sẻ về xu hướng váy cưới thu đông 2024

TTTĐ - Chuyên gia trang điểm John Kim khai trương cửa hàng thời trang váy cưới JohnKim Hana Bridal tại Hà Nội sau nhiều năm tâm huyết ấp ủ. Đồng thời, anh cũng tiết lộ xu hướng trang phục mùa thu đông năm nay để các cô dâu lựa chọn trong ngày trọng đại của cuộc đời.
Trở thành Idol Social khó hay dễ? Giải trí

Trở thành Idol Social khó hay dễ?

TTTĐ - Đây là một trong những câu hỏi đặt ra thu hút nhiều sự quan tâm trong buổi lễ ra mắt khoá đào tạo “Nhân hiệu thực chiến - Idol Social”, được tổ chức tại TP HCM mới đây.
NSƯT Hoàng Tùng động viên quê hương khắc phục hậu quả cơn bão Điện ảnh - Âm nhạc

NSƯT Hoàng Tùng động viên quê hương khắc phục hậu quả cơn bão

TTTĐ - NSƯT Hoàng Tùng - Quán quân Sao Mai 2003 giới thiệu tới người yêu nhạc tác phẩm mang đậm âm hưởng dân gian trữ tình “Cha mẹ tôi già”. Ca khúc ra mắt đúng dịp Trung thu - Tết của tình thân và cũng là lời tri ân bố mẹ già, người dân quê hương Quảng Ninh đang nỗ lực khắc phục thiệt hại cơn bão số 3 vừa qua.
Các chương trình nghệ thuật quyên góp ủng hộ đồng bào vùng bão, lũ Văn học - Nghệ thuật

Các chương trình nghệ thuật quyên góp ủng hộ đồng bào vùng bão, lũ

TTTĐ - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức 6 chương trình nghệ thuật nhằm quyên góp, ủng hộ đồng bào bị thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra.
Việt Nam kiên cường - Chung tay vì đồng bào vùng bão lũ Văn hóa

Việt Nam kiên cường - Chung tay vì đồng bào vùng bão lũ

TTTĐ - Trong những ngày qua, chứng kiến những đau thương, mất mát của đồng bào các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc chịu ảnh hưởng của bão số 3 (bão Yagi), với tinh thần “Tương thân tương ái”, “Lá lành đùm lá rách”, Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, Oscar Media và Báo Hànộimới tổ chức thực hiện chương trình nghệ thuật “Chung tay vì đồng bào vùng bão lũ”. Với chủ đề “Việt Nam kiên cường”, sự kiện sẽ diễn ra lúc 20h10 ngày 17/9 tại Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ (8 Huỳnh Thúc Kháng, Ba Đình, Hà Nội).
“An toàn cho con" - chùm phim hoạt hình về phòng, chống thiên tai Văn hóa

“An toàn cho con" - chùm phim hoạt hình về phòng, chống thiên tai

TTTĐ - Từ thứ Bảy (14/9), trên kênh VTV3, chương trình “An toàn cho con” bắt đầu phát sóng chùm phim đặc biệt gồm 10 tập về chủ đề phòng, chống thiên tai.
Xem thêm