Tag

Thanh tra Chính phủ "sờ gáy", con trai Chủ tịch DIC Corp vẫn "vung tiền" nâng sở hữu công ty

Doanh nghiệp 22/03/2023 10:32
aa
TTTĐ - Bất chấp bối cảnh công ty đang bị Thanh tra Chính phủ "sờ gáy", ông Nguyễn Hùng Cường, con trai Chủ tịch Hội đồng quản trị Nguyễn Thiện Tuấn vẫn chi tiền nâng sở hữu tại DIC Corp lên 9,66% vốn điều lệ.
Thanh tra Chính phủ "gọi tên": Lãnh đạo DIC Corp nói gì? Trong "chớp nhoáng", DIC Corp từ tổng công ty Nhà nước về tay tư nhân "Chớp nhoáng" về tay tư nhân: DIC Corp bị thâu tóm ra sao?

Ngày càng nhiều cổ phần DIC Corp về tay gia đình Chủ tịch Nguyễn Thiện Tuấn

Ông Nguyễn Hùng Cường - Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp) vừa công bố báo cáo kết quả giao dịch cổ phiếu DIG.

Theo đó, ông Nguyễn Hùng Cường đã mua thành công 5 triệu cổ phiếu DIG trong ngày 17/3. Sau giao dịch, ông Cường tăng số lượng cổ phiếu nắm giữ lên gần 59 triệu cổ phiếu, tương ứng 9,66% vốn điều lệ của DIC Corp.

Theo giá đóng cửa phiên 17/3 là 12.450 đồng/cổ phiếu, ước tính ông Nguyễn Hùng Cường đã phải chi hơn 62 tỷ đồng để hoàn tất thương vụ. Bên cạnh vai trò Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị của DIC Corp, ông Cường còn được biết đến là con trai của Chủ tịch Hội đồng quản trị Nguyễn Thiện Tuấn.

Ở chiều ngược lại, nhằm giảm tỷ lệ sở hữu, Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Thiên Tân vừa bán ra thành công 2 triệu cổ phiếu DIG trong ngày 14/3. Sau giao dịch, doanh nghiệp này giảm số lượng cổ phiếu nắm giữ còn gần 53,77 triệu đơn vị, tương ứng 8,82% và không còn là cổ đông lớn nhất tại DIC Corp.

Như báo Tuổi trẻ Thủ đô đã thông tin, DIC Corp tiền thân là tổng công ty Nhà nước thuộc Bộ Xây dựng, ông Nguyễn Thiện Thuấn là người đại diện phần vốn Nhà nước.

Thanh tra Chính phủ
Ông Nguyễn Thiện Tuấn có 2 người con là ông Nguyễn Hùng Cường và bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, hiện đều là Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị của DIC Corp (Nguồn ảnh: DIC)

Sau đó, Nhà nước lần lượt thoái vốn. Trong khi đó, cá nhân ông Tuấn và những người thân trong gia đình ông lại tăng tỷ lệ sở hữu tại DIC Corp. Không những vậy, người nhà của ông Tuấn cũng vừa là cổ đông lớn, vừa nắm giữ nhiều vị trí chủ chốt tại công ty.

Tại thời điểm ngày 31/12/2022, ông Tuấn sở hữu hơn 46,8 triệu cổ phiếu DIG, tỷ lệ 7,68% vốn điều lệ, bà Lê Thị Hà Thành - vợ của ông Tuấn hiện đang là cổ đông của DIC Corp, sở hữu hơn 970 nghìn cổ phiếu. Con gái của ông Tuấn là bà Nguyễn Thị Thanh Huyền đang là Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty, sở hữu hơn 18 triệu cổ phiếu, tương đương 2,98% vốn.

Ngoài ra, ông Diệp Quang Tú (con rể ông Tuấn) cũng đang nắm hơn 673.000 cổ phiếu DIG, bà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (em gái ông Tuấn) sở hữu 17.763 cổ phiếu DIG, bà Hà Thị Thanh Châu (em dâu ông Tuấn) cũng sở hữu 339.151 cổ phiếu DIG, cả em rể ông Tuấn là Vũ Thanh Bình cũng đang sở hữu cổ phiếu tại DIC Corp.

Như vậy có thể thấy, từ chỗ chỉ sở hữu vài nghìn cổ phần, đến thời điểm hiện tại cha con ông Nguyễn Thiện Tuấn đang là cổ đông lớn và nắm giữ những chức vụ cao nhất tại DIC Corp.

Từ tổng công ty Nhà nước "chớp nhoáng" về tay tư nhân

Thời gian qua, dư luận và các nhà đầu tư đang xôn xao thông tin Thanh tra Chính phủ đang bắt đầu thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật trong cổ phần hóa và thoái vốn Nhà nước tại Tổng Công ty Đầu tư Phát triển DIC (DIC Corp). Việc thanh tra thực hiện theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái.

Ngay khi xuất hiện thông tin này, ông Nguyễn Thiện Tuấn - Chủ tịch Hội đồng quản trị DIC Corp đã có thư gửi cổ đông, khẳng định, quá trình cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại công ty là đúng quy định pháp luật và đã được thanh tra, kiểm toán nhiều lần trước đó.

Theo lãnh đạo DIC Corp, các nội dung liên quan đến công tác cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đã được thanh tra, kiểm toán… và đã được các cơ quan quản lý Nhà nước như Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Thanh tra Chính phủ kiểm tra, hướng dẫn, tham gia ý kiến cũng như điều tra của cơ quan công an kết luận thực hiện theo đúng quy định và đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Thanh tra Chính phủ
Tổng Công ty Đầu tư Phát triển DIC (DIC Corp)

Lãnh đạo DIC Corp đã lên tiếng khẳng định quá trình cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại công ty là đúng quy định pháp luật. Tuy nhiên, để rõ đúng sai, cần phải chờ thêm kết luận của Thanh tra Chính phủ trong đợt thanh tra mới nhất này.

Như báo Tuổi trẻ Thủ đô đã thông tin, Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng có lịch sử thành lập từ năm 1990, tiền thân là Nhà nghỉ Bộ Xây dựng. Vào đầu năm 2001, DIC Corp chính thức được thành lập và sang năm 2002 hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con.

Với lợi thế là doanh nghiệp của Bộ Xây dựng, DIC Corp sở hữu quỹ đất rất lớn, trải dài từ Nam ra Bắc gồm: Đồng Nai, Tiền Giang, Hậu Giang, Vĩnh Phúc, Hà Nam, đặc biệt là Bà Rịa - Vũng Tàu - nơi doanh nghiệp này đóng trụ sở.

Năm 2008, DIC Corp được chuyển đổi thành công ty cổ phần với vốn điều lệ 370 tỷ đồng. Trong đó, Nhà nước thông qua Bộ Xây dựng chiếm chi phối (65,06%), cổ đông chiến lược Vina Capital (7,84%), bán ưu đãi người lao động 2,91% và bán đấu giá công khai 24,19%.

Thời điểm này, ông Tuấn đại diện phần vốn Nhà nước, với tư cách là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc DIC Corp nắm giữ hơn 19,5 triệu cổ phần, tương đương 32,5% vốn của công ty nhưng cá nhân ông chỉ sở hữu 4.702 cổ phần.

Đến đầu năm 2009, DIC Corp tăng vốn lên 600 tỷ đồng thông qua phát hành cho cổ đông hiện hữu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Ngày 19/8/2009, 60 triệu cổ phiếu DIC Corp lên sàn chứng khoán TP HCM (HOSE) với mã DIG và trở thành hiện tượng của thị trường lúc đó.

Đáng chú ý, kể từ khi niêm yết, DIC Corp liên tục chào bán cổ phiếu riêng lẻ để tăng vốn. Cụ thể, cuối năm 2009, DIC Corp thực hiện phát hành riêng lẻ 10 triệu cổ phần cho 25 nhà đầu tư cá nhân/tổ chức để tăng vốn điều lệ từ 600 tỷ đồng lên 700 tỷ đồng, giá phát hành là 100.000 đồng/đơn vị.

Nếu tính theo mức giá này, 39 triệu cổ phần vốn Nhà nước trong DIC Corp vào thời điểm đó có giá trị lên tới 3.900 tỷ đồng. Trong trường hợp đấu giá trọn lô, số tiền thu về có thể sẽ còn cao hơn nhiều. Với nghiệp vụ phát hành riêng lẻ này đã làm giảm tỷ lệ sở hữu Nhà nước từ mức có quyền phủ quyết chi phối 65% về chỉ còn 55,7%.

Tiếp theo, vào tháng 8/2015, DIC Corp chào bán riêng lẻ 19,9 triệu cổ phiếu, trong đó phát hành 15 triệu cổ phiếu cho Vietnam Enterprise Investments Limited (một quỹ của Dragon Capital) và phát hành 4,9 triệu cho Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Thiên Tân với giá chào bán 10.600 đồng/cổ phiếu. Sau nghiệp vụ này, tỷ lệ sở hữu của Nhà nước thông qua Bộ Xây dựng tiếp tục giảm về 51,04%.

Hơn một năm sau, tức vào tháng 12/2016, DIC Corp tiếp tục phát hành riêng lẻ 6,5 triệu cổ phiếu với giá bán 10.000 đồng/cổ phiếu, phần lớn trong số đó (5 triệu đơn vị) bán cho chính ông Tuấn. Kết quả, tỷ lệ sở hữu Nhà nước tại DIC Corp tiếp tục giảm về còn 49,6% và lúc này Nhà nước (đại diện là Bộ Xây dựng) không còn là cổ đông chi phối tại doanh nghiệp này nữa.

Một năm sau, tháng 11/2017, khi không còn sở hữu chi phối DIC Corp, Bộ Xây dựng thoái hết 118,3 triệu cổ phần DIG bằng phương thức bán khớp lệnh trên sàn chứng khoán, qua đó chính thức chuyển từ công ty Nhà nước sang công ty tư nhân.

Đáng chú ý, phiên thoái vốn gây sốt thị trường chứng khoán Việt Nam lúc bấy giờ vì chủ yếu diễn ra trong phiên ATC (mua hoặc bán sẵn sàng chấp nhận mọi mức giá trong phiên giao dịch khớp lệnh định kỳ đóng cửa, diễn ra trong 15 phút cuối cùng) ngày 28/11/2017 khi chỉ trong 2 phút cuối giờ giao dịch, khoảng 121,7 triệu cổ phiếu DIG được khớp lệnh với giá chủ yếu 19.250 đồng/cổ phiếu. Nếu tính cả phiên hôm đó, có tới 128,4 triệu cổ phiếu được giao dịch khớp lệnh, phần lớn ở mức giá trần, với tổng giá trị 2.468 tỷ đồng.

Nếu tính theo giá khớp lệnh trên sàn, Bộ Xây dựng thu về khoảng 2.274 tỷ đồng. Như vậy, cộng cả khoảng 350 tỷ đồng cổ tức tiền mặt được chia trong giai đoạn 2009 - 2017, Bộ Xây dựng thu về khoảng 2.624 tỷ đồng từ DIC Corp, thấp hơn nhiều nếu so với mức định giá 65% vốn Nhà nước tính theo giá phát hành riêng lẻ năm 2009 (3.900 tỷ đồng).

Có thể thấy, việc liên tục phát hành cổ phiếu riêng lẻ để giảm tỷ lệ sở hữu Nhà nước, rồi thoái vốn Nhà nước ngay sau đó đặt ra nhiều dấu hỏi về tính hiệu quả cho cổ đông Nhà nước. Bởi, nếu Bộ Xây dựng thực hiện thoái trọn lô chi phối 55,7% cổ phần, hoặc thậm chí 51,04% cổ phần trong giai đoạn 2015 - 2016, có thể bằng đấu giá hoặc bán trên sàn, số tiền mà ngân sách thu về có thể sẽ cao hơn rất nhiều.

Đọc thêm

SABECO cùng Trung ương Đoàn hỗ trợ miền Bắc hồi phục sau bão Yagi Doanh nghiệp

SABECO cùng Trung ương Đoàn hỗ trợ miền Bắc hồi phục sau bão Yagi

TTTĐ - Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) đã triển khai hoạt động hỗ trợ sau thiên tai đối với 6 tỉnh phía bắc bị ảnh hưởng bởi bão Yagi, thông qua sự hợp tác với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (Trung ương Đoàn), các cơ quan địa phương, đối tác truyền thông và kinh doanh của công ty.
Agribank giảm tới 2%/năm lãi vay giúp khách hàng vượt qua tổn thất do bão Yagi Doanh nghiệp

Agribank giảm tới 2%/năm lãi vay giúp khách hàng vượt qua tổn thất do bão Yagi

TTTĐ - Agribank giảm tới 2%/năm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng bị thiệt hại do bão Yagi vượt qua khó khăn, ổn định đời sống, khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thỏa sức giải trí cùng thẻ tín dụng OCB Mastercard Lifestyle Doanh nghiệp

Thỏa sức giải trí cùng thẻ tín dụng OCB Mastercard Lifestyle

TTTĐ - Hoàn tiền 20% thanh toán giao dịch tại các hệ thống rạp phim và các gói ứng dụng nghe nhạc, xem phim trực tuyến, cùng hàng loạt các “đặc quyền” khác… OCB Mastercard Lifestyle là dòng thẻ tín dụng được thiết kế chuyên biệt giúp bạn thỏa sức với những nhu cầu giải trí của mình.
Công ty Cổ phần tập đoàn Eco Pearl City tiếp tục bị phạt Nhịp sống phương Nam

Công ty Cổ phần tập đoàn Eco Pearl City tiếp tục bị phạt

TTTĐ - Công ty Cổ phần tập đoàn Eco Pearl City vừa bị UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xử phạt 320 triệu đồng về hành vi vi phạm về môi trường.
PVCFC và Samsung: Đưa sản phẩm vươn ra thị trường thế giới Doanh nghiệp

PVCFC và Samsung: Đưa sản phẩm vươn ra thị trường thế giới

TTTĐ - Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC: Hose: DCM) và Công ty Samsung C&T (Samsung) vừa chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược. Với kinh nghiệm lâu năm và mạng lưới giao dịch toàn cầu, sản phẩm chất lượng cao từ hai bên sẽ được quảng bá và mở rộng phân phối đến khách hàng trên thị trường thế giới.
Luỹ kế 8 tháng, PNJ ghi nhận doanh thu gần 27.000 tỷ đồng Doanh nghiệp

Luỹ kế 8 tháng, PNJ ghi nhận doanh thu gần 27.000 tỷ đồng

TTTĐ - Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) công bố kết quả kinh doanh 8 tháng đầu năm 2024 với doanh thu thuần đạt 26.866 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 1.281 tỷ đồng.
Proparco nâng mức tài trợ cho HDBank lên 100 triệu USD Doanh nghiệp

Proparco nâng mức tài trợ cho HDBank lên 100 triệu USD

TTTĐ - Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank - mã chứng khoán: HDB) và Proparco (Tổ chức Tài chính Phát triển của Pháp) ký kết Hợp đồng tín dụng trị giá 50 triệu USD.
Vinamilk hỗ trợ, động viên người dân và trẻ em vùng ngập lụt sau bão Doanh nghiệp

Vinamilk hỗ trợ, động viên người dân và trẻ em vùng ngập lụt sau bão

TTTĐ - Vinamilk đã mang nhiều sản phẩm sữa, nước, quà tặng trao gửi đến tận tay người dân, trẻ em các huyện ngoại thành Hà Nội hiện vẫn còn bị ngập lụt kéo dài do ảnh hưởng sau bão.
PV GAS thuộc nhóm các doanh nghiệp dẫn đầu PROFIT500 Doanh nghiệp

PV GAS thuộc nhóm các doanh nghiệp dẫn đầu PROFIT500

TTTĐ - PV GAS vinh dự đạt thứ hạng cao, góp mặt trong đội ngũ 10 đơn vị thành viên của Petrovietnam trên bảng xếp hạng Top 500 doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam - PROFIT500 .
Ngân hàng lưu ký nội địa, đối tác hàng đầu cho nhà đầu tư Doanh nghiệp

Ngân hàng lưu ký nội địa, đối tác hàng đầu cho nhà đầu tư

TTTĐ - Tháng 8 vừa qua, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) chính thức được cấp phép trở thành thành viên lưu ký của Tổng công ty Lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, là một trong số ít các ngân hàng lưu ký nội địa tại Việt Nam cung cấp dịch vụ hỗ trợ các tổ chức, định chế tài chính trong hoạt động đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam, góp phần vào sự phát triển của thị trường vốn.
Xem thêm