Tag

Thành phố Hà Nội thúc đẩy sản xuất nông nghiệp tập trung, quy mô lớn

Nông thôn mới 26/11/2024 00:00
aa
TTTĐ - Thời gian qua, ngành Nông nghiệp Thủ đô đã tích cực phối hợp với các địa phương hỗ trợ hợp tác xã, nông dân xây dựng, mở rộng những vùng sản xuất nông nghiệp an toàn tập trung, quy mô lớn. Nhiều mô hình không chỉ cho hiệu quả kinh tế cao mà còn hỗ trợ các cơ quan chức năng trong truy xuất nguồn gốc xuất xứ sản phẩm.
Huyện Gia Lâm nỗ lực phục hồi sản xuất nông nghiệp Kiện toàn hệ thống tổ chức khuyến nông theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại Nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp theo chuỗi, công nghệ cao Sản xuất nông nghiệp vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ

Hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh, tập trung

Hà Nội có nền nông nghiệp đặc thù - nông nghiệp nằm trong đô thị. Do đó, để phát triển nông nghiệp bền vững phù hợp với đặc thù riêng, giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 thành phố Hà Nội đề ra nhiều giải pháp đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, sạch, hữu cơ, hướng tới chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn gắn với công nghiệp chế biến nông sản và kết nối bền vững với chuỗi giá trị toàn cầu.

Theo đó, giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Hà Nội sẽ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng cơ cấu lại ngành, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô. Đẩy mạnh phát triển nền nông nghiệp hiện đại, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, kinh tế tuần hoàn gắn với phát triển công nghiệp chế biến nông sản, thích ứng với biến đổi khí hậu và kết nối bền vững với chuỗi giá trị nông sản toàn cầu; tiếp tục đẩy mạnh phát triển sản xuất cây, con giống.

Cùng với đó, thành phố cũng định hướng phát triển nông nghiệp xanh, sinh thái thông minh, gắn với phát triển đô thị, dịch vụ, du lịch nông thôn, giáo dục trải nghiệm... Phát huy tối đa những lĩnh vực, sản phẩm nông nghiệp có giá trị gia tăng cao; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

Thành viên Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Đông Cao (huyện Mê Linh) thu hoạch rau củ. Ảnh: Lâm Nguyễn
Thời gian qua, ngành Nông nghiệp Thủ đô đã tích cực phối hợp với các địa phương hỗ trợ hợp tác xã, nông dân xây dựng, mở rộng những vùng sản xuất nông nghiệp an toàn tập trung, quy mô lớn

Thời gian qua, ngành Nông nghiệp Hà Nội tích cực phối hợp với các địa phương hỗ trợ hợp tác xã, nông dân xây dựng, mở rộng những vùng sản xuất nông nghiệp an toàn tập trung, quy mô lớn. Nhiều mô hình không chỉ cho hiệu quả kinh tế cao mà còn hỗ trợ các cơ quan chức năng trong truy xuất nguồn gốc xuất xứ sản phẩm.

Đơn cử, tại huyện Chương Mỹ (Hà Nội) đã hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung, như: Vùng sản xuất lúa; nuôi trồng thủy sản; trồng cây ăn quả; chăn nuôi tập trung, quy mô ngày càng tăng. Vùng sản xuất lúa chuyên canh chất lượng cao đạt hơn 5.000ha, vùng cây ăn quả chuyên canh bưởi Diễn 800ha, vùng chăn nuôi tập trung đã phát triển được 582 trang trại quy mô lớn ngoài khu dân cư, bước đầu hình thành một số mô hình chuỗi sản xuất - tiêu thụ sản phẩm nông sản chủ lực (rau, gạo và sản phẩm chăn nuôi), góp phần nâng cao giá trị ngành Nông nghiệp.

Cùng với đó, huyện cũng xây dựng, phát triển nhãn hiệu tập thể cho 5 sản phẩm: Bưởi Chương Mỹ, gạo hữu cơ Đồng Phú và gạo hữu cơ Japonica Nam Phương Tiến - Chương Mỹ, rau an toàn Chúc Sơn, bưởi Nam Phương Tiến.

Theo Trưởng phòng Kinh tế huyện Chương Mỹ Tống Văn Thái, huyện đã hình thành các mô hình ứng dụng công nghệ cao đạt hiệu quả tốt, như: Mô hình ứng dụng nuôi cấy mô và hệ thống điều hòa điều khiển nhiệt độ trong nhà kính sản xuất hoa lan hồ điệp tại xã Thụy Hương; mô hình sản xuất bưởi Diễn và mô hình sản xuất rau, quả công nghệ cao, đáp ứng nhu cầu thị trường, mang lại thu nhập cao cho người dân 500 - 600 triệu đồng/ha/năm...

Từng bước thay đổi tập quán sản xuất của nông dân

Hiện nay, việc xây dựng những vùng sản xuất nông nghiệp tập trung không những tạo điều kiện cho người dân nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm mà còn thuận lợi cho các cơ quan chức năng trong truy xuất nguồn gốc xuất xứ.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông Hà Nội, thành phố đang tiến hành chuyển đổi hơn 40.227ha đất lúa sang các mô hình sản xuất nông nghiệp mới, gồm lúa chất lượng cao (hơn 15.600ha), rau an toàn (gần 3.000ha), cây ăn quả (gần 7.400ha)...

Thành phố Hà Nội thúc đẩy sản xuất nông nghiệp tập trung, quy mô lớn
Nông nghiệp Thủ đô chủ động thích ứng linh hoạt để duy trì tăng trưởng

Chi Cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội Nguyễn Văn Chí cho biết: Toàn thành phố có 285 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trong đó có 185 mô hình thuộc lĩnh vực trồng trọt, 45 mô hình thuộc lĩnh vực chăn nuôi, 54 mô hình thuộc lĩnh vực thủy sản và 1 mô hình kết hợp trồng trọt, chăn nuôi.

Các mô hình nông nghiệp công nghệ cao tập trung ở các huyện: Mê Linh, Gia Lâm, Thường Tín, Đông Anh, Thanh Oai, Đan Phượng… Một số mô hình bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp tình hình thực tế của Hà Nội, đang khẳng định vị thế trên thị trường. Ngoài ra, Hà Nội cũng hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung, quy mô lớn, bảo đảm an toàn dịch bệnh.

Thực tế cho thấy, sản xuất nông nghiệp an toàn, quy mô lớn đã thay đổi tập quán sản xuất của nông dân, giúp họ tuân thủ quy trình kỹ thuật, mang lại giá trị hiệu quả kinh tế cao 10-15% so với sản xuất truyền thống...

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Nguyễn Xuân Đại cho biết, Sở tiếp tục phối hợp với các địa phương thực hiện tốt quy hoạch phát triển nông nghiệp, quy hoạch giết mổ; quản lý, phát triển sản xuất - tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn thành phố; mở rộng tổ chức sản xuất tập trung gắn với ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ và hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến.

Ngoài ra, Hà Nội đẩy mạnh thực hiện cơ cấu lại sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt theo mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng đất, giảm diện tích trồng lúa, tập trung phát triển lúa gạo theo hướng tăng cơ cấu giống lúa chất lượng tốt; mở rộng diện tích trồng rau, tăng diện tích hoa, cây cảnh; chuyển đổi diện tích sản xuất lúa tại vùng khó khăn về tưới tiêu sang cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn; cơ cấu lại nông nghiệp, phục hồi tốc độ tăng trưởng thông qua nâng cao hiệu quả sản xuất, gia tăng giá trị sản phẩm, mở rộng thị trường... nhằm nâng cao chất lượng đời sống người dân, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực, thực phẩm trong tình hình mới.

Trang thông tin có sự phối hợp của Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

"Chìa khóa" chiến thắng "giặc nghèo", xây “giấc mơ” an cư Nông thôn mới

"Chìa khóa" chiến thắng "giặc nghèo", xây “giấc mơ” an cư

TTTĐ - Ở Bình Phước, những ngôi nhà không chỉ là nơi che mưa che nắng mà còn là "bệ phóng" cho những ước mơ. Những mái nhà dột nát, bức tường xiêu vẹo giờ đây đã nhường chỗ cho các căn nhà khang trang, vững chãi. Đó không chỉ là sự thay đổi về vật chất, mà còn là sự "lột xác" về tinh thần, là "liều thuốc" tiếp thêm sức mạnh cho những hộ gia đình còn khó khăn.
Bước chuyển mình trong thời đại công nghệ số Nông thôn mới

Bước chuyển mình trong thời đại công nghệ số

TTTĐ - Làng nghề truyền thống từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong bức tranh văn hóa của Thủ đô Hà Nội. Những nghề thủ công tinh xảo, từ làm gốm, dệt lụa, đan lát, đến sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ... đã gắn bó với đời sống của người dân hàng trăm năm qua. Bằng những sản phẩm độc đáo, các làng nghề Hà Nội đã đóng góp rất lớn vào sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô và đất nước.
Bình Định: Cấm biển đối với tàu cá "3 không" Nông thôn mới

Bình Định: Cấm biển đối với tàu cá "3 không"

TTTĐ - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn đưa ra “tối hậu thư” cấm biển đối với những tàu cá “3 không” và tàu cá “lưu vong” nguy cơ vượt biên đánh bắt hải sản trái phép ở các tỉnh miền Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự khánh thành dự án đập dâng Phú Phong Kinh tế

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự khánh thành dự án đập dâng Phú Phong

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu tỉnh Bình Định khai thác hiệu quả, bền vững đập và hồ chứa Phú Phong; phát huy tối đa các công năng của công trình, hoàn thành dứt điểm việc thanh quyết toán, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.
Thành lập Trung tâm Công nghệ thông tin và Chuyển đổi số nông nghiệp và môi trường Nông thôn mới

Thành lập Trung tâm Công nghệ thông tin và Chuyển đổi số nông nghiệp và môi trường

TTTĐ - Trung tâm Công nghệ thông tin và Chuyển đổi số nông nghiệp và môi trường Hà Nội trực thuộc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội.
Ngọn lửa thiêng - Niềm tự hào dân tộc được tiếp nối qua các thế hệ, góp sức dựng xây đất nước Nông thôn mới

Ngọn lửa thiêng - Niềm tự hào dân tộc được tiếp nối qua các thế hệ, góp sức dựng xây đất nước

TTTĐ - Hình ảnh ngọn lửa thiêng được xin từ Đền Hùng (Phú Thọ) truyền đến tay Phó Chủ tịch HĐQT SHB Đỗ Quang Vinh và Phó Chủ tịch HĐQT T&T Group Đỗ Vinh Quang và thắp sáng trên đài đuốc tại sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, là những giây phút xúc động và tự hào với 15.000 người có mặt.
Tổ chức lại Trung tâm Khuyến nông Hà Nội Nông thôn mới

Tổ chức lại Trung tâm Khuyến nông Hà Nội

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 1594/QQD-UBND về việc “Tổ chức lại Trung tâm Khuyến nông Hà Nội”.
Làng nghề gỗ Thiết Úng được công nhận là Điểm du lịch Nông thôn mới

Làng nghề gỗ Thiết Úng được công nhận là Điểm du lịch

TTTĐ - UBND thành phố ban Hà Nội đã hành Quyết định số 1567 về việc công nhận Điểm du lịch làng nghề gỗ mỹ nghệ Thiết Úng, xã Vân Hà, huyện Đông Anh (Hà Nội).
Quảng Nam: Đẩy mạnh kinh tế tập thể, giảm nghèo và xóa nhà tạm Nông thôn mới

Quảng Nam: Đẩy mạnh kinh tế tập thể, giảm nghèo và xóa nhà tạm

TTTĐ - Chiều 18/3, Thứ trưởng Võ Văn Hưng dẫn đầu đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có buổi làm việc với tỉnh Quảng Nam để đánh giá tình hình phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã nông nghiệp, liên kết chuỗi giá trị và tiến độ các chương trình giảm nghèo, xóa nhà tạm, nhà dột nát.
Nông dân Thủ đô nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính Kinh tế

Nông dân Thủ đô nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính

TTTĐ - Sáng 18/3, tại xã Liên Hà, huyện Đông Anh (Hà Nội) Hội nông dân thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội thi tuyên truyền viên giỏi Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế”.
Xem thêm