Tag

Huyện Gia Lâm nỗ lực phục hồi sản xuất nông nghiệp

Kinh tế 17/10/2024 17:29
aa
TTTĐ - Ngay sau bão lũ, cùng với sự hỗ trợ của các cấp, ngành, địa phương, nông dân huyện Gia Lâm (Hà Nội) đã nhanh chóng phục hồi sản xuất nông nghiệp.
Huyện Gia Lâm đẩy mạnh khắc phục hậu quả do mưa lũ Huyện Gia Lâm huy động lực lượng, ra quân dọn vệ sinh môi trường Gắn biển công trình chào mừng 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô Huyện Gia Lâm: Nhiều mô hình chuyển đổi số hiệu quả Xây dựng hình ảnh doanh nghiệp, doanh nhân Gia Lâm năng động, sáng tạo

Ngành nông nghiệp thiệt hại nằng nề sau mưa bão

Thống kê của ngành nông nghiệp huyện Gia Lâm cho thấy, cơn bão số 3 và mưa lũ đã gây thiệt hại toàn bộ diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện. Theo đó, toàn huyện có 2096,49ha trồng lúa, ngô, rau màu, cây công nghiệp, cây ăn quả; 115,72ha nuôi trồng thủy sản; 12.017 con gia súc, gia cầm bị thiệt hại; 209 nhà, công trình bị đổ tường, tốc mái, ước tính thiệt hại gần 7,9 tỷ đồng; 5.274 cây xanh bị gãy, đổ; 13.757m dây cáp điện bị đứt, trũng võng; mất điện 30/40 lộ đường dây trung thế, ảnh hưởng mất điện 86.509/106.543 khách hàng; sạt lở bờ sông tại xã Kim Lan…

Xã Văn Đức là một trong những xã bị thiệt hại nặng nề bởi đợt mưa, bão vừa qua. Giám đốc Hợp tác xã Sản xuất, kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Văn Đức Nguyễn Văn Minh cho biết: Toàn xã có hơn 288ha trồng rau màu, hoa cây cảnh, cây ăn quả bị thiệt hại. Để khắc phục, Nhân dân trong xã đã tổ chức dọn dẹp vệ sinh đồng ruộng, tập trung gieo trồng các loại cây ngắn ngày, gồm rau cải ăn lá các loại trên tổng diện tích hơn 40ha.

Bên cạnh đó, một số diện tích trồng hoa, cây cảnh chưa thể khắc phục, nhiều hộ đã chuyển sang trồng rau và cây màu, như cải bắp, su hào, súp lơ, bầu, cà, mướp. Điển hình như gia đình bà Đinh Thị Duyên ở thôn Trung Quan 1 có 7 sào ruộng trồng bắp cải, súp lơ, cà tím... bị hỏng, thiệt hại hơn 40 triệu đồng. Ngay sau bão lũ, gia đình bà đã đầu tư 25 triệu đồng mua giống cây bắp cải, cải ngọt, cà chua để tái sản xuất, kịp khung thời vụ vụ đông.

Huyện Gia Lâm nỗ lực phục hồi sản xuất nông nghiệp
Hàng nghìn cây hoa giấy của người dân xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm bị hư hỏng do bão số 3

Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm Trương Văn Học cho biết: Chủ động ứng phó với bão số 3 và mưa lũ, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện và các lực lượng chức năng chuẩn bị nhân lực 1.600 người, huy động 22 xe ô tô, 22 cưa máy các loại…; tuyên truyền, vận động, di dời 76 người thuộc 16 hộ dân trên thuyền tại xã Văn Đức, 10 người thuộc 1 hộ dân sống gần khu vực sạt lở bờ sông Hồng thuộc thôn 4, xã Kim Lan…

UBND huyện Mỹ Đức hỗ trợ cho huyện Gia Lâm mượn 8 chiếc thuyền để di dời dân đến nơi an toàn và phục vụ giao thông cứu trợ, mua hàng tiêu dùng hỗ trợ cho Nhân dân trên địa bàn các xã bị ngập úng.

Lực lượng Công an, Quân sự và lực lượng khác hỗ trợ các xã Kim Lan, Văn Đức đắp hoành triệt 2 cửa cống ngăn nước từ sông Hồng; hỗ trợ Nhân dân các xã Văn Đức, Bát Tràng, Đông Dư, Đa Tốn, Kim Lan, Lệ Chi kê kích tài sản, di chuyển người và tài sản đến nơi an toàn, cung cấp nhu yếu phẩm…; 15 trường thuộc các cấp học mầm non, tiểu học, trung học cơ sở nằm trong vùng ảnh hưởng bởi lũ triển khai học trực tuyến và nghỉ học...

Khẩn trương xuống giống mới khôi phục sản xuất

Để hỗ trợ nông dân trên địa huyện khắc phục hậu quả bão lũ, toàn huyện có hơn 7.000 người thuộc các lực lượng: Công an, Quân đội, Phụ nữ, Đoàn Thanh niên và Nhân dân tham gia tổng vệ sinh môi trường từ ngày 14 đến 16/9; Công ty cổ phần Môi trường đô thị Gia Lâm tăng cường 740 công để thu dọn cành cây gãy đổ trên các tuyến đường; trồng lại 1.331 cây xanh; Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện triển khai phun tiêu độc khử trùng môi trường trong chăn nuôi phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm tại các khu vực bị ngập úng, tổng diện tích 1.100.000m2...

Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Gia Lâm Hoàng Thị Thúy Nga cho hay: Trung tâm đang hướng dẫn những hộ nông dân khôi phục diện tích cây ăn quả, cây hằng năm, cây rau màu... đã bị thiệt hại do mưa bão; đồng thời, triển khai kế hoạch sản xuất nông nghiệp vụ thu - đông sớm năm 2024, phấn đấu gieo trồng đạt 1.693,29ha.

Đặc biệt, các cấp Hội Nông dân trên địa bàn huyện Gia Lâm đã hỗ trợ hội viên nông dân các xã: Kim Sơn, Phú Thị, Lệ Chi, Trung Mầu thu hoạch và tiêu thụ 1.622 buồng chuối, 200kg đu đủ; khẩn trương thu dọn đồng ruộng, xuống giống mới khôi phục sản xuất...

Huyện Gia Lâm nỗ lực phục hồi sản xuất nông nghiệp
Người dân xã Phù Đổng bất lực nhìn cây chết trước sự tàn phá của bão số 3

Chủ tịch Hội Nông dân huyện Gia Lâm Chu Anh Tuấn thông tin, các cơ sở Hội đã rà soát, đánh giá sơ bộ để nắm bắt tình hình các hộ nông dân vay vốn từ nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp, bị thiệt hại nặng nề do bão lũ.

Hội Nông dân huyện cũng đã thống kê được 51 dự án cấp thành phố, 17 dự án cấp huyện mà nông dân các xã vay vốn để trồng rau an toàn, cây ăn quả, hoa cây cảnh bị đổ, gãy cây, rụng quả, hư hỏng nhà lưới…, với tổng thiệt hại hơn 21,9 tỷ đồng. Hội Nông dân huyện đã tổng hợp, báo cáo gửi về Ban Điều hành Quỹ Hỗ trợ nông dân thành phố để được xem xét, hỗ trợ theo quy định.

Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm Trương Văn Học khẳng định, huyện đang tích cực chỉ đạo các xã, thị trấn, đơn vị chức năng thực hiện những giải pháp thiết thực, hiệu quả, nhanh chóng phục hồi sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.

Về thực hiện nội dung Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 9/1/2017 của Chính phủ, Quyết định số 07/2019/QĐ-UBND ngày 11/4/2019 của UBND thành phố Hà Nội về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, đồng chí Trương Văn Học cho biết thêm, ước tính tổng kinh phí huyện cần được Nhà nước hỗ trợ để khôi phục sản xuất nông nghiệp khoảng hơn 7 tỷ đồng.

Sáng 17/10, UBND huyện Gia Lâm tổ chức tổng kết công tác ứng phó, khắc phục hậu quả bão số 3 và lũ sông Hồng, sông Đuống trên địa bàn huyện năm 2024.

Nhân dịp này, UBND huyện Gia Lâm đã khen thưởng 56 tập thể và 85 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác ứng phó, khắc phục hậu quả bão số 3 và lũ sông Hồng, sông Đuống.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa gắn với xây dựng Nông thôn mới Nông thôn mới

Bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa gắn với xây dựng Nông thôn mới

TTTĐ - Văn hóa đóng vai trò quan trọng trong xây dựng Nông thôn mới, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, làm phong phú đời sống tinh thần của người dân. Xác định văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển, Hà Nội coi công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa là nhiệm vụ quan trọng, có tính chất quyết định quá trình xây dựng Nông thôn mới.
Tăng cường hợp tác nhân sự Việt - Hàn trong ngành chế biến thực phẩm Lao động - Việc làm

Tăng cường hợp tác nhân sự Việt - Hàn trong ngành chế biến thực phẩm

TTTĐ - Mới đây, Hiệp hội Chế biến sản phẩm chăn nuôi Hàn Quốc cùng các doanh nghiệp Hàn Quốc đã có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam nhằm thúc đẩy hợp tác, trao đổi nhân lực trong ngành chế biến thực phẩm.
Chuyến thăm của Tổng giám đốc Standard Chartered khẳng định cam kết lâu dài của ngân hàng tại Việt Nam Thị trường - Tài chính

Chuyến thăm của Tổng giám đốc Standard Chartered khẳng định cam kết lâu dài của ngân hàng tại Việt Nam

TTTĐ - Ông Bill Winters, Tổng giám đốc toàn cầu ngân hàng Standard Chartered Việt Nam tái khẳng định cam kết lâu dài và mạnh mẽ của ngân hàng nhân chuyến thăm Việt Nam mới đây, từ ngày 2 đến 4/4.
Bài 5: Khơi dậy “ngọn lửa” kinh doanh, cống hiến cho đất nước Thị trường - Tài chính

Bài 5: Khơi dậy “ngọn lửa” kinh doanh, cống hiến cho đất nước

TTTĐ - Cùng lời hiệu triệu của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, một nghị quyết mới về phát triển kinh tế tư nhân sẽ được Bộ Chính trị ban hành. Cùng với đó là thể chế và những chính sách đột phá để khu vực kinh tế này bình đẳng với các thành phần kinh tế khác trong tiếp cận với các nguồn lực quan trọng như vốn, đất đai, nhân lực, công nghệ. Khi đó, doanh nhân doanh nghiệp được thổi bùng lên ngọn lửa đam mê kinh doanh, khiến họ khao khát đầu tư, phát triển và cống hiến cho đất nước và kinh tế tư nhân sẽ thực sự là một đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng.
Gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất năm 2025 Thị trường - Tài chính

Gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất năm 2025

TTTĐ - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 82/2025/NĐ-CP ngày 2/4/2025 gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2025.
T&T Group, SHB đồng hành với Bộ Công an xây 700 căn nhà cho người nghèo Bạc Liêu Doanh nghiệp

T&T Group, SHB đồng hành với Bộ Công an xây 700 căn nhà cho người nghèo Bạc Liêu

TTTĐ - Nhằm tiếp tục đồng hành Chính phủ và Bộ Công an trong chương trình hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ gia đình khó khăn trên địa bàn cả nước, T&T Group và Ngân hàng SHB đã chung tay hỗ trợ trợ kinh phí xây dựng 700 căn nhà cho các hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu với tổng số tiền là 42 tỷ đồng.
Giải ngân vốn đầu tư công nhanh nhưng phải bảo đảm chặt chẽ, đúng quy định Kinh tế

Giải ngân vốn đầu tư công nhanh nhưng phải bảo đảm chặt chẽ, đúng quy định

TTTĐ - Chiều 3/4, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình chủ trì cuộc họp trực tiếp, kết hợp trực tuyến với một số bộ, cơ quan, địa phương để kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy giải ngân đầu tư công năm 2025 theo Quyết định số 523 của Thủ tướng Chính phủ.
Gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước Thị trường - Tài chính

Gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước

TTTĐ - Chính phủ ban hành Nghị định số 81/2025/NĐ-CP ngày 2/4/2025 gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước.
Số hóa thúc đẩy đổi mới và tăng cường tài chính toàn diện Kinh tế

Số hóa thúc đẩy đổi mới và tăng cường tài chính toàn diện

TTTĐ - Từ ngày 4 - 6/3/2025, Đoàn công tác của Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC), do ông Lê Anh Tuấn, Phó Tổng Giám đốc CIC là trưởng đoàn, đã tham dự thành công Hội thảo bên lề sự kiện APEC 2025 tại Hàn Quốc. Trong bối cảnh tài chính số phát triển mạnh mẽ, việc tham dự Hội thảo APEC 2025 là cơ hội quý báu để viên chức, người lao động CIC được học hỏi, nghiên cứu và ứng dụng các giải pháp trong thời gian tới.
MB Cao Bằng: Đối tác tin cậy cho phát triển kinh tế địa phương Doanh nghiệp

MB Cao Bằng: Đối tác tin cậy cho phát triển kinh tế địa phương

TTTĐ - Ngày 3/4, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) chính thức khai trương MB Cao Bằng tại địa chỉ số 85-87, phố Kim Đồng, Tổ 12, Phường Hợp Giang, TP Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng, đánh dấu bước chân đầu tiên của ngân hàng tại vùng đất giàu tiềm năng phát triển kinh tế phía Bắc. Với vị trí chiến lược và cơ sở vật chất hiện đại, MB Cao Bằng hứa hẹn sẽ là cầu nối đưa các giải pháp tài chính đến gần hơn với người dân và doanh nghiệp địa phương.
Xem thêm