Tag

Tạo chuyển biến trong giáo dục đại học và nghề nghiệp

Tin tức 05/11/2020 18:50
aa
TTTĐ - Trong phiên thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội và ngân sách nhà nước ngày 5/11 tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng cần có sự chuyển biến trong giáo dục đại học và nghề nghiệp.
Cần kiên định đổi mới và tiếp tục ưu tiên đầu tư cho giáo dục Giáo dục Hà Nội tiếp tục dẫn đầu cả nước trong một năm nhiều khó khăn, thách thức

Phát triển con người đổi mới, sáng tạo

Đại biểu Phạm Tất Thắng (đoàn Vĩnh Long) nêu quan điểm: Nguồn lực con người - nguồn lực quý nhất, là một trong 3 đột phá chiến lược song chưa được chăm chút đúng mức và phát huy hết vai trò. Vì vậy, trong các giải pháp phát triển kinh tế, xã hội năm 2021 và giai đoạn tới, cần triển khai đồng bộ trong toàn hệ thống việc chuyển giáo dục sang tiếp cận năng lực nhằm xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về phẩm chất và năng lực.

Theo đại biểu Thắng, giai đoạn này cần xác định mục tiêu của giáo dục đào tạo là: Khắc phục cơ bản những hạn chế trong giáo dục; Phấn đấu đến năm 2025, chất lượng giáo dục trong toàn hệ thống, đặc biệt ở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học có chuyển biến tích cực theo hướng phát triển con người đổi mới, sáng tạo; Đóng góp có hiệu quả vào việc phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao ở mọi lĩnh vực; Tạo tiền đề để Việt Nam cơ bản trở thành quốc gia có nền giáo dục tiên tiến, sáng tạo và dân chủ vào năm 2030.

Đại biểu Đoàn Văn Cường
Đại biểu Đoàn Văn Cường

Đại biểu Phạm Tất Thắng cũng đề xuất tổ chức thực hiện có hiệu lực, hiệu quả Luật Giáo dục sửa đổi, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học và Luật Giáo dục nghề nghiệp; Đẩy mạnh dân chủ trong các trường phổ thông và phát huy tự chủ đại học; Nâng cao chất lượng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, đáp ứng các yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục, phương pháp giảng dạy và ứng dụng công nghệ giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo; Phát triển thị trường giáo dục trên nguyên tắc đảm bảo định hướng Xã hội chủ nghĩa, đối xử bình đẳng giữa trường công lập và ngoài công lập trong cung ứng dịch vụ giáo dục; Chú trọng phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, trọng dụng nhân tài; Tiếp tục đổi mới công tác đánh giá và thi, bảo đảm khách quan, trung thực, công bằng và không gây ra áp lực với xã hội…

Đầu tư cho các trường đại học hàng đầu để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Đưa ra quan điểm về nâng cao chất lượng giáo dục đại học, đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) cho rằng cần phải ưu tiên vào nguồn nhân lực chất lượng cao để thúc đẩy đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp. “Chỉ có đổi mới sáng tạo mới có khả năng đặt chân vào các khâu có giá trị cao trong chuỗi giá trị để tăng năng suất lao động để tạo ra được mức tăng trưởng đột phá. Các trường đại học chính là nôi của nguồn nhân lực chất lượng cao để đổi mới và sáng tạo”, ông Cường nói.

Tuy nhiên, theo đại biểu Hoàng Văn Cường, hiện mức đầu tư cho giáo dục đại học của Việt Nam còn đang rất thấp, chỉ chiếm 0,33% GDP. Trong khi đó, các nước OECD có số lượng sinh viên ít hơn và quy mô GDP thì lớn hơn, mức đầu tư giáo dục đại học cũng đã chiếm đến 1,1% GDP.

Chính vì vậy, mức chi cho giáo dục của một sinh viên ở trường đại học top đầu Việt Nam hiện nay cũng chỉ chiếm bằng 1/10 đến 1/15 của sinh viên các nước phát triển. Trong khi sản phẩm đào tạo trong nước của trường đại học top đầu vẫn được các nhà tuyển dụng đánh giá không có sự khác biệt rõ ràng về năng lực chuyên môn so với người tốt nghiệp ở nước ngoài ngoại trừ trình độ ngoại ngữ.

Vì vậy cần phải tập trung đầu tư cho cơ sở giáo dục đại học để các trường top đầu trở thành các trường đẳng cấp quốc tế thì sẽ nhanh và hiệu quả hơn nhiều lần so việc chúng ta đang dành tiền để đầu tư cho các trường mới để những trường này trở thành trường đẳng cấp quốc tế.

Đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ
Đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ

Đóng góp ý kiến vào sự chuyển biến trong giáo dục đại học và nghề nghiệp, đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ (đoàn Hà Tĩnh), cho rằng cần quy hoạch nguồn nhân lực phù hợp, đáp ứng nhu cầu xã hội.

Từ ví dụ điển hình về sự thiếu hụt nhân lực giáo viên từ mầm non đến trung học phổ thông, bà Thơ đưa ra thực trạng, các cấp chính quyền lại chưa chủ động cân đối xây dựng kế hoạch chuẩn bị nguồn nhân lực đào tạo đáp ứng nhu cầu thiếu hụt cho địa phương mà chỉ chờ vào số lượng sinh viên rất ít ỏi của ngành sư phạm tốt nghiệp ra trường gửi đơn đến tham gia dự tuyển.

“Nhân lực là yếu tố nền tảng cho sự phát triển của một quốc gia trong công tác quy hoạch cơ cấu lại vùng kinh tế giai đoạn 2021-2026. Để quy hoạch cơ cấu lại vùng kinh tế đạt được mục tiêu đề ra, cần thiết phải quan tâm đến vấn đề quy hoạch nguồn nhân lực”, đại biểu Thơ nhấn mạnh; Đồng thời cho rằng, các địa phương cần chủ động tổ chức thực hiện các giải pháp phát triển nguồn nhân lực, có chính sách, lộ trình đào tạo, bố trí, sắp xếp, thu hút nguồn nhân lực trong các cơ quan quản lý nhà nước đơn vị sự nghiệp một cách có hiệu quả và đúng hướng.

Đồng thời, cần có sự tính toán, dự báo nhu cầu nguồn nhân lực đến các ngành, lĩnh vực để qua đó người học đăng ký vào các ngành, thị trường cần đáp ứng nhu cầu xã hội nhằm đạt được các mục tiêu đề ra.

Đọc thêm

Đoàn đại biểu T.Ư Đoàn viếng nguyên Bí thư thứ nhất Đặng Quốc Bảo Thời sự

Đoàn đại biểu T.Ư Đoàn viếng nguyên Bí thư thứ nhất Đặng Quốc Bảo

TTTĐ - Sáng 18/9, đoàn đại biểu Trung ương Đoàn do Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy làm Trưởng đoàn đã tới kính viếng Thiếu tướng Đặng Quốc Bảo, nguyên Trưởng Ban Khoa giáo Trung ương Đảng, nguyên Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn.
Quảng Ninh dành 1.000 tỉ đồng từ nguồn ngân sách để khắc phục hậu quả bão số 3 Tin tức

Quảng Ninh dành 1.000 tỉ đồng từ nguồn ngân sách để khắc phục hậu quả bão số 3

TTTĐ - Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ 55 đã thống nhất điều chỉnh, bổ sung phân bổ dự toán chi ngân sách cấp tỉnh năm 2024 để dành 1.000 tỉ đồng cho khắc phục hậu quả bão số 3.
Khai mạc trọng thể Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII Thời sự

Khai mạc trọng thể Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sáng 18/9, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng - yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới MultiMedia

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng - yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

TTTĐ - Trong hơn 94 năm lãnh đạo cách mạng, Đảng ta không ngừng tìm tòi, phát triển, bổ sung, hoàn thiện phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền. Đây là yếu tố then chốt bảo đảm cho Đảng luôn trong sạch, vững mạnh, đưa con thuyền cách mạng vượt qua mọi thác ghềnh, giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Gỡ điểm nghẽn, người dân được giải quyết thủ tục hành chính “thần tốc” Tin tức

Gỡ điểm nghẽn, người dân được giải quyết thủ tục hành chính “thần tốc”

TTTĐ - Hà Nội là địa phương đầu tiên hoàn thành Đề án thí điểm và thành lập Trung tâm phục vụ hành chính công theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Trung tâm sẽ tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính "phi địa giới", thời gian giao dịch trực tiếp không quá 15 phút/1 hồ sơ...
Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII Thời sự

Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII

Sáng 18/9, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị.
Tầm nhìn mới, cơ hội mới phát triển Thủ đô Hà Nội Tin tức

Tầm nhìn mới, cơ hội mới phát triển Thủ đô Hà Nội

TTTĐ - Hội thảo khoa học Quốc gia kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô dự kiến tập trung về các vấn đề như tổng quan về Thủ đô Hà Nội, khái quát vai trò, vị trí, sứ mệnh của Thủ đô Hà Nội đối với quốc gia; 70 năm Giải phóng Thủ đô, thành tựu và một số bài học kinh nghiệm; tầm nhìn mới, cơ hội mới phát triển Thủ đô văn hiến - văn minh - hiện đại, thành phố kết nối toàn cầu.
6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3 Tin tức

6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3

TTTĐ - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình Nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.
Tăng cường hợp tác giữa Thủ đô Hà Nội và Thủ đô Viêng Chăn Tin tức

Tăng cường hợp tác giữa Thủ đô Hà Nội và Thủ đô Viêng Chăn

TTTĐ - Hai bên đã đánh giá lại kết quả hợp tác trên cơ sở thực hiện Thỏa thuận hợp tác giữa Đảng bộ, chính quyền Thủ đô Hà Nội và Đảng bộ, chính quyền Thủ đô Viêng Chăn giai đoạn 2022 - 2025.
Tấm lòng Thủ đô dành cho thầy và trò tỉnh Yên Bái MultiMedia

Tấm lòng Thủ đô dành cho thầy và trò tỉnh Yên Bái

TTTĐ - Nằm trong chuỗi các hoạt động hỗ trợ đồng bào vùng lũ bị thiệt hại, chiều 17/9, đoàn công tác của báo Tuổi trẻ Thủ đô do đồng chí Nguyễn Mạnh Hưng - Tổng Biên tập báo làm trưởng đoàn đã đến thăm hỏi, làm việc và trao những phần hỗ trợ đến Nhân dân tỉnh Yên Bái. Đặc biệt, các thầy cô giáo và học sinh tỉnh Yên Bái đã nhận được những phần quà thiết thực, là tấm lòng của báo Tuổi trẻ Thủ đô và hàng nghìn nhà hảo tâm chung tay gửi về.
Xem thêm