Tag

Tăng cường trang bị kỹ năng, phòng ngừa tai nạn đuối nước ở trẻ

Xã hội 26/04/2021 08:00
aa
TTTĐ - Mặc dù mới vào đầu hè nhưng thời gian gần đây, liên tiếp xảy ra các vụ đuối nước thương tâm. Nạn nhân chủ yếu là các em nhỏ, trong độ tuổi đi học. Để ngăn ngừa tình trạng thương vong do đuối nước, gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội ở địa phương cần tăng cường các biện pháp phòng ngừa, trang bị kỹ năng bơi lội cho trẻ, tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Quảng Nam: Một học sinh lớp 6 ở Điện Bàn bị đuối nước thương tâm khi tắm biển Khai mạc Hội thi Bơi và Kỹ năng phòng, chống đuối nước trẻ em tỉnh Phú Yên năm 2020 Báo động đuối nước là loại hình gây tử vong hàng đầu ở trẻ Truy tặng huy hiệu “Tuổi trẻ dũng cảm” cho nam sinh cứu bạn đuối nước

Liên tiếp các vụ đuối nước trẻ em

Mới đây, vào chiều 23/4, một nhóm học sinh lớp 5 và lớp 6 quê ở thôn Thanh Xuân, xã Hoằng Hải, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa rủ nhau đi chơi rồi xuống tắm tại vùng biển của thôn. Thời điểm này, gió thổi mạnh, sóng cao hơn ngày thường. Trong lúc tắm biển, có 4 em bị đuối nước, nguyên nhân ban đầu xác định do nước cuốn, mất tích. Ngay sau khi nắm được thông tin, lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hóa đã có mặt tại hiện trường và tổ chức tìm kiếm 4 em. Tuy nhiên, hiện mới tìm thấy thi thể của 1 em.

Trước đó, sáng 17/4, vợ chồng anh Nguyễn Duy Biên và chị Nguyễn Thị Huế, ở thôn Long Đại, xã Hiền Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình đi làm thì ở nhà hai con sinh đôi là Nguyễn Thị Như Ý và Nguyễn Thị Như Quỳnh, sinh năm 2012, rủ nhau ra trước nhà chơi thì không may bị rơi xuống ao. Người dân phát hiện được vụ việc thì hai cháu bé đã tử vong.

Tăng cường trang bị kỹ năng, phòng ngừa tai nạn đuối nước ở trẻ
Để phòng ngừa tai nạn đuối nước, cần trang bị kỹ năng bơi lội cho trẻ

Cũng trong ngày 17/4, lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ cho biết đã tìm thấy thi thể 2 cháu bị mất tích trên sông Đà trong ngày 14/4. Trước đó, vào khoảng 14h chiều 14/4, một nhóm học sinh gồm 7 cháu ở trường THCS Đà Xá, huyện Thanh Thủy tự rủ nhau ra sông Đà (thuộc xã Thạch Đồng, huyện Thanh Thủy) chơi và xuống sông tắm, không may 2 cháu N.C.Đ và N.T.Đ, học sinh lớp 7, trường THCS Đào Xá bị nước cuốn trôi.

Vào ngày 16/4, trên địa bàn xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn, Bắc Giang đã xảy ra một vụ đuối nước thương tâm khiến 3 cháu bé tử vong. Do được nghỉ học nên 5 em học sinh tiểu học gồm Nguyễn Đức Khánh C, sinh năm 2012, Nguyễn Văn P, sinh năm 2012, Đào Công H, sinh năm 2012, Lý Văn K, sinh năm 2010, Lý Văn K, sinh năm 2012 rủ nhau ra khu vực hồ Làng Thum chơi đùa. Trong lúc chơi, không may 3 cháu gồm P, K và K trượt chân ngã xuống hồ dẫn tới đuối nước.

Đây chỉ là số ít những vụ đuối nước thương tâm xảy ra trong thời gian vừa qua. Mặc dù những năm gần đây tỷ lệ trẻ em Việt Nam đuối nước có xu hướng giảm nhưng vẫn rất chậm và thấp. Đáng nói, Việt Nam vẫn là nước có tỷ lệ trẻ em đuối nước cao so với nhiều nước trên thế giới.

Nâng cao kỹ năng cho trẻ và gia đình

Ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết: Theo thống kê, hàng năm cả nước có hàng nghìn người bị đuối nước trong đó có khoảng 2.000 trẻ em.

Theo ông Nam, “tai nạn đuối nước cùng với tai nạn giao thông là hai nguyên nhân gây thương vong lớn nhất cho trẻ em. Do đó, các địa phương cần quan tâm đầu tư về hạ tầng, xây dựng các bể bơi, kể cả bể bơi thông minh, đầu tư huấn luyện viên, giáo viên triển khai các lớp dạy bơi, hướng dẫn an toàn trong môi trường nước cho các đối tượng trẻ em.

Thực chất khoản đầu tư này không quá tốn kém nhưng địa phương có đầu tư hay không. Ví dụ, hiện nay chương trình phòng chống đuối nước cho trẻ em mà Cục Trẻ em đang phối hợp các tổ chức quốc tế triển khai đã tính toán toàn bộ chi phí để dạy kỹ năng an toàn và dạy bơi trung bình là 30 USD/trẻ (tương đương khoảng 700.000 đồng - PV). Đầu tư không quá tốn kém mà cứu được sinh mạng, bảo vệ sức khỏe cho rất nhiều trẻ em là việc phải làm”.

Tăng cường trang bị kỹ năng, phòng ngừa tai nạn đuối nước ở trẻ
Cần đầu tư huấn luyện viên, giáo viên triển khai các lớp dạy bơi, hướng dẫn an toàn trong môi trường nước cho các đối tượng trẻ em

Phân tích về nguyên nhân khiến trẻ em bị đuối nước, bác sỹ Nguyễn Trọng An, nguyên Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, nguyên nhân khiến trẻ bị đuối nước đầu tiên và quan trọng nhất thuộc về các gia đình. Các gia đình đã thiếu kỹ năng, kiến thức bảo vệ con về phòng chống tai nạn thương tích nói chung và kỹ năng bảo vệ con chống đuối nước nói riêng.

Môi trường xung quanh chúng ta thiếu an toàn. Ngay cả trong gia đình, những đồ vật như chum, vại chứa nước, em bé có thể rơi tõm xuống và đuối nước. Xung quanh gia đình là ao, hồ, ra ngoài cộng đồng là hồ, sông, biển, sau đó, do trẻ em thiếu kỹ năng tồn tại dưới nước. Khi rơi xuống nước, trẻ không có kỹ năng tồn tại trong môi trường nước trong đó có kỹ năng bơi lội.

Theo bác sĩ Nguyễn Trọng An, từ 6 tuổi trở lên, chúng ta bắt đầu dạy bơi cho trẻ. Tuy nhiên, chúng ta lại đang dạy bơi theo kiểu phong trào, trống giong cờ mở nặng về thành tích. Dạy trẻ kỹ năng học bơi cần phải dạy cả kỹ năng tồn tại dưới nước khoảng 90 giây để mọi người xung quanh còn phải hô hoán, cứu đuối. Bên cạnh đó, tình trạng đuối nước trẻ em thường xảy ra ở các gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn.

Bố mẹ không có thời gian để nghe, để xem truyền thông, không có điều kiện để cho con đi học bơi. Vậy, điều quan trọng là đội ngũ công tác xã hội phải tăng cường công tác truyền thông, truyền đạt kiến thức, kỹ năng vào những giờ người dân có nhà nhất là các gia đình có kinh tế khó khăn để người ta có kỹ năng, lo lắng, quan tâm con cái.

Sau hàng loạt những vụ đuối nước thương tâm, mới đây, Ủy ban Quốc gia về Trẻ em đã gửi công điện tới UBND các tỉnh, thành phố đề nghị tăng cường công tác bảo vệ và thực hiện các biện pháp phòng, chống đuối nước, xâm hại trẻ em.

Cụ thể, Ủy ban Quốc gia về Trẻ em yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng và địa phương trực thuộc thành phố tăng cường công tác bảo vệ trẻ em, thực hiện nghiêm Nghị quyết số 121/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội về việc tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em và Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 26/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các giải pháp đảm bảo thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em.

Bên cạnh đó, các địa phương cần tiếp nhận, giải quyết kịp thời, xử lý nghiêm minh các vụ việc xâm hại trẻ em; Tăng cường phối hợp liên ngành trong việc chỉ đạo, triển khai công tác phòng, chống đuối nước trẻ em ở các cấp, các ngành; Huy động sự tham gia của các tổ chức đoàn thể và người dân trong việc phát hiện, giám sát, cảnh giới các khu vực có nguy cơ gây đuối nước cho trẻ em.

Ngoài ra, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến quy định pháp luật về bảo vệ trẻ em, hướng dẫn cho cha mẹ, người chăm sóc trẻ em, gia đình, cộng đồng kiến thức, kỹ năng phát hiện, tố cáo kịp thời các hành vi xâm hại trẻ em; Giám sát, trông coi trẻ em đặc biệt trẻ em nhỏ tuổi.

Đọc thêm

Bão số 4 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới Môi trường

Bão số 4 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 4 hiện đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn Muôn mặt cuộc sống

Hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

TTTĐ - Thành phố Hà Nội sẽ xây dựng phương án hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, diện hộ nghèo, cận nghèo, vùng sâu, vùng xa…; vận động học sinh quyên góp, ủng hộ sách giáo khoa cũ vào thư viện để học sinh các lớp sau, các học sinh có hoàn cảnh khó khăn được mượn và sử dụng sách giáo khoa hiệu quả.
Sẻ chia cùng đồng bào bị thiệt hại bởi bão, lũ Muôn mặt cuộc sống

Sẻ chia cùng đồng bào bị thiệt hại bởi bão, lũ

TTTĐ - Nhằm chia sẻ và chung tay ủng hộ đồng bào các địa phương đang chịu ảnh hưởng nặng nề của bão lũ, Trường Tiểu học Đông Dư (Gia Lâm, Hà Nội) tổ chức chương trình “Tiếp sức cho em vượt qua mùa bão, lũ” nhằm phát động quyên góp ủng hộ đồng bào bị thiệt hại bởi cơn bão số 3 (bão Yagi).
Tổ chức hội nghị biểu dương người tốt, việc tốt vào sáng 7/10 Muôn mặt cuộc sống

Tổ chức hội nghị biểu dương người tốt, việc tốt vào sáng 7/10

UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 273/KH-UBND về tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt; vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2024.
Hành trình tìm "ánh sáng" của chàng trai khiếm thị Xã hội

Hành trình tìm "ánh sáng" của chàng trai khiếm thị

TTTĐ - Trong dòng đời đầy thử thách, đôi khi điều mỗi người mong mỏi chỉ là một khoảnh khắc bình yên. Hành trình tìm "ánh sáng" đầy ấm áp của chàng trai Bình An chính là hiện thân của một trái tim luôn trao gửi tình yêu thương đến với mọi người.
Quảng Nam di dời người dân vùng sạt lở tại Nam Trà My Môi trường

Quảng Nam di dời người dân vùng sạt lở tại Nam Trà My

TTTĐ - 51 hộ dân với 164 nhân khẩu được sơ tán tại các xã Trà Mai, Trà Leng, Trà Vân, Trà Dơn, Trà Don thuộc huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) do sạt lở.
Cảnh báo lũ trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Nam Môi trường

Cảnh báo lũ trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Nam

TTTĐ - Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai cảnh báo từ ngày 19/9 đến 21/9, trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Nam có khả năng xuất hiện 1 đợt lũ, biên độ lũ lên trên thượng lưu các sông từ 3-7m, hạ lưu các sông từ 2-3m.
Ứng phó bão số 4, các địa phương cho học sinh nghỉ học khi cần thiết Môi trường

Ứng phó bão số 4, các địa phương cho học sinh nghỉ học khi cần thiết

TTTĐ - Ngày 19/9, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành công điện về việc chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão.
Trao giải cuộc thi "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 5 Muôn mặt cuộc sống

Trao giải cuộc thi "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 5

TTTĐ - Sáng 19/9, Báo Người Lao động tổ chức Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi viết "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 5 và phát động cuộc thi trong năm 2024 - 2025. Trong lần thứ 5 tổ chức, có 6 tác phẩm đã nhận được giải thưởng này.
Quảng Nam: Nâng cao trách nhiệm phòng chống thiên tai cho người dân Môi trường

Quảng Nam: Nâng cao trách nhiệm phòng chống thiên tai cho người dân

TTTĐ - Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, chiều 18/9, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng chủ trì cuộc họp khẩn với Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh nhằm đưa ra các biện pháp ứng phó.
Xem thêm