Tag

Tăng cường liên kết, sản xuất các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhân dân trong mùa dịch

Kinh tế 09/03/2020 21:18
aa
TTTĐ - Sau khi Hà Nội phát hiện ca đầu tiên dương tính với Covid-19, nguồn cung thực phẩm là vấn đề được người tiêu dùng Thủ đô đặc biệt quan tâm. Để đảm bảo cung cấp đủ thực phẩm, tránh xảy ra tâm lý hoang mang, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã tập trung các giải pháp tăng cường sản xuất, liên kết bảo đảm cung ứng đầy đủ các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhân dân trong mùa dịch.

Tăng cường liên kết, sản xuất các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhân dân trong mùa dịch

Hà Nội đã và đang tăng cường liên kết, sản xuất các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhân dân trong mùa dịch

Bài liên quan

Lợi dụng dịch virus Corona để tăng giá bán mặt hàng thiết yếu có thể bị phạt tù

Ngành Công thương chủ động bình ổn giá các mặt hàng trong mùa dịch

Hà Nội yêu cầu công khai, minh bạch thông tin về dịch Covid-19 trên địa bàn

Người dân Thủ đô bày tỏ niềm tin, bình tĩnh ứng phó với dịch Covid-19

Tăng cường liên kết sản xuất

Theo số liệu thống kê, Hà Nội hiện có khoảng 10,3 triệu dân đang sinh sống, làm việc và học tập. Do vậy, nhu cầu tiêu dùng nông sản của thành phố là rất lớn.

Cụ thể, trung bình mỗi tháng, Hà Nội cần khoảng 92.970 tấn gạo, 18.594 tấn thịt lợn hơi, 5.230 tấn thịt bò, 6.198 tấn thịt gà vịt, 5.165 tấn thủy hải sản đông lạnh và hơn 84.100 tấn rau củ… để cung cấp phục vụ nhân dân.

Tuy nhiên, so với nhu cầu thực tế, khả năng đáp ứng của Hà Nội đối với các mặt hàng nông sản, thực phẩm thiết yếu để phục vụ nhân dân lại khá hạn chế. Đơn cử, hiện tại Hà Nội mới chỉ đáp ứng được khoảng 35% nhu cầu về gạo, 15% nhu cầu về thịt bò, thủy hải sản 50%, rau củ khoảng 65%, trứng gia cầm khoảng 66%... còn lại đều nhập lại từ các địa phương lân cận khác.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 đã xuất hiện và còn diễn biến phức tạp, người dân khó có thể tránh khỏi tâm lý hoang mang, muốn tích trữ hàng hóa khiến nhu cầu tăng cao. Để bảo đảm nguồn cung thực phẩm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã chỉ đạo các địa phương tăng cường sản xuất, tập trung vào các mặt hàng nông sản, thực phẩm thiết yếu.

Hà Nội đã sẵn sàng các phương án ứng phó, bảo đảm đủ lượng hàng hóa cung ứng ra thị trường, không để xảy ra tình trạng tăng giá bất hợp lý
Hà Nội đã sẵn sàng các phương án ứng phó, bảo đảm đủ lượng hàng hóa cung ứng ra thị trường, không để xảy ra tình trạng tăng giá bất hợp lý

Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Tạ Văn Tường, hiện tại, thành phố vẫn đang đẩy mạnh sản xuất khoảng 18.500ha rau, 19.500ha cây ăn quả. Đồng thời, thành phố duy trì tổng đàn gia súc (trâu, bò, lợn, dê...), gia cầm (gà, vịt, ngan, chim cút...) gần 40.000 con, và diện tích nuôi trồng thủy sản khoảng 24.000ha.

Mặc dù thời gian vừa qua, trên địa bàn thành phố Hà Nội xuất hiện ổ dịch cúm gia cầm A/H5N6 tại huyện Chương Mỹ, tổng số gia cầm chết và tiêu hủy là 6.807 con. Tuy nhiên đến thời điểm này, tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm đang được kiểm soát tương đối tốt.

Đặc biệt, chăn nuôi lợn của Hà Nội đang dần phát triển trở lại, với tổng đàn đã hồi phục được trên 50% so với trước khi có dịch tả lợn châu Phi. Hiện nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đang tập trung chỉ đạo các địa phương hướng dẫn người chăn nuôi tái đàn nhằm bổ sung nguồn cung thịt cho thị trường trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến khó lường.

Ngoài việc tăng cường sản xuất các mặt hàng thiết yếu, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cũng đang tiếp tục phối hợp với 21 tỉnh, thành phố trong Ban Điều phối chuỗi cung ứng rau thịt an toàn cho thành phố để kịp thời cung cấp các mặt hàng thực phẩm phục vụ nhân dân. Mỗi ngày, Hà Nội tiếp nhận hàng chục ngàn tấn nông sản thực phẩm được chuyển về từ các tỉnh, thành lân cận.

Nhận định về tác động của dịch Covid-19 tới đời sống của nhân dân Thủ đô, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tạ Văn Tường cho biết: “Do tác động của dịch Covid-19 nên việc giao thương hàng hoá cũng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, sản phẩm từ các địa phương hiện vẫn được chuyển về tiêu thụ thông qua các kênh phân phối, siêu thị, hệ thống bán lẻ. Trong đó, các tỉnh có sản lượng hàng hoá cung cấp cho Hà Nội lớn nhất có thể kể tới: Hoà Bình, Vĩnh Phúc, Lạng Sơn, Hà Nam, Sơn La, Hưng Yên, Tuyên Quang…”.

Ngoài ra, khoảng 200 nhà cung cấp của các tỉnh, thành phố đã kết nối trực tiếp, đưa sản phẩm của bà con nông dân, người sản xuất các địa phương để tiêu thụ tại hệ thống bán lẻ trên địa bàn Hà Nội như: Vinmart, BigC Thăng Long, Saigon Co.op, Hapro...

Đảm bảo tối đa nhu cầu của nhân dân

Trước những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho biết: Sau khi Hà Nội phát hiện đối tượng nhiễm Covid-19, ngay trong ngày 7/3 sức tiêu thụ các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu như thực phẩm tươi sống, mỳ tôm, giấy vệ sinh đã tăng đột biến. Tuy nhiên, Hà Nội đã sẵn sàng các phương án ứng phó, bảo đảm đủ lượng hàng hóa cung ứng ra thị trường, không để xảy ra tình trạng tăng giá bất hợp lý.

“Sở Công thương đã yêu cầu các hệ thống phân phối tăng lượng dự trữ hàng hóa thêm 30 - 40% so với ngày thường và doanh nghiệp cũng đã chủ động tăng lượng dự trữ hàng hóa gấp 3 lần so với tháng 2. Cụ thể, dự trữ lượng hàng hóa của siêu thị Vinmart tăng 40 lần; siêu thị Co.op Mart tăng lượng dự trữ tăng 30%, hệ thống BigC tăng từ 30 - 40%... Các siêu thị cũng đẩy mạnh kênh bán hàng thương mại điện tử để phục vụ nhu cầu nhân dân khi phòng chống dịch.

Cụ thể, lượng hàng hóa Hà Nội dự trữ gồm 46.485 tấn gạo; thịt lợn gần 9.300 tấn; thịt trâu, bò 2.675 tấn; thịt gia cầm gần 3.100 tấn; trứng gia cầm 62 triệu quả; dầu ăn 3.070 nghìn lít; muối ăn, bột canh 356 tấn; rau củ 51.650 tấn; thủy hải sản (tươi, đông lạnh) trên 2.580 tấn; thực phẩm chế biến trên 2.580 tấn... Với lượng hàng hóa dồi dào, ngành Công thương Hà Nội cam kết bảo đảm đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng, do vậy, người dân không nên lo lắng hay mua hàng tích trữ”, Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan nhấn mạnh.

Hiện tại, các siêu thị trên địa bàn thành phố đã tăng lượng dự trữ hàng hóa để phục vụ nhân dân trong mùa dịch
Hiện tại, các siêu thị trên địa bàn thành phố đã tăng lượng dự trữ hàng hóa để phục vụ nhân dân trong mùa dịch

Liên quan đến hiện tượng một số người lợi dụng tâm lý dự trữ hàng hóa của người dân để thu gom, mua vét, găm hàng, tăng giá bất hợp lý, đại diện Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương) cho biết: Để ngăn chặn hiện tượng này, Tổng cục Quản lý thị trường đã có công văn hỏa tốc số 430/TCQLTT-CNV ngày 7/3/2020 yêu cầu các Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành kiểm tra, giám sát chặt địa bàn, xử lý nghiêm hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa trên thị trường để mua gom, định giá bán bất hợp lý những loại hàng hóa thiết yếu.

Tại Hà Nội, theo Cục trưởng Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội Chu Xuân Kiên, đơn vị đã chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường kiểm tra, kiểm soát thị trường, giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu.

“Trong thời gian tới, Quản lý thị trường Hà Nội sẽ tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm các đối tượng có hành vi lợi dụng dịch bệnh, nhu cầu mua sắm, tiêu dùng, dự trữ tăng cao để đầu cơ, găm hàng, định giá mua bán bất hợp lý. Bên cạnh đó, các đối tượng bán hàng không niêm yết giá, bán không đúng giá niêm yết, không rõ nguồn gốc, xuất xứ… để thu lợi bất chính cũng sẽ bị xử phạt nghiêm”, ông Kiên nhấn mạnh.

Đọc thêm

Petrovietnam khơi thông động lực, đạt kết quả SXKD tích cực Doanh nghiệp

Petrovietnam khơi thông động lực, đạt kết quả SXKD tích cực

TTTĐ - Nhận diện những thách thức, khó khăn trong xu thế chung của thế giới, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã nỗ lực tìm kiếm những động lực và giải pháp mới, liên tục duy trì kết quả sản xuất, kinh doanh (SXKD) khả quan trong 8 tháng đầu năm 2024.
Tăng cường công tác cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ Nhân dân Thị trường - Tài chính

Tăng cường công tác cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ Nhân dân

TTTĐ - Bộ Công thương vừa ban hành Công điện về tăng cường công tác cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ Nhân dân các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 (Yagi).
Hải Phòng tạm hoãn các cuộc thanh tra, kiểm tra với doanh nghiệp Doanh nghiệp

Hải Phòng tạm hoãn các cuộc thanh tra, kiểm tra với doanh nghiệp

TTTĐ - Hải Phòng sẽ lùi, giãn, hoãn các cuộc thanh tra, kiểm tra để tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thời gian khắc phục hậu quả sau bão, sớm khôi phục sản xuất kinh doanh ổn định trở lại.
Sinh vật cảnh góp phần phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững Nông thôn mới

Sinh vật cảnh góp phần phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững

TTTĐ - Tối 14/9, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp Hội Sinh vật cảnh thành phố khai mạc Festival Sinh vật cảnh lần thứ nhất năm 2024 và tổ chức quyên góp, đấu giá ủng hộ Quỹ Phòng, chống lụt bão.
Hệ sinh thái AB Lê Thành và Bảo Hiểm Bảo Việt ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện Doanh nghiệp

Hệ sinh thái AB Lê Thành và Bảo Hiểm Bảo Việt ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện

TTTĐ - Mới đây, tại Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Bảo Hiểm Bảo Việt và Hệ sinh thái AB Lê Thành. Đây là sự kiện mang tính bước ngoặt, không chỉ đánh dấu sự hợp tác giữa hai đơn vị lớn mạnh mà còn mở ra cơ hội phát triển bền vững, kết nối đa ngành nhằm mang lại giá trị tối ưu cho khách hàng.
Bà Rịa - Vũng Tàu tiếp tục là "bến đỗ" cho nhà đầu tư Doanh nghiệp

Bà Rịa - Vũng Tàu tiếp tục là "bến đỗ" cho nhà đầu tư

TTTĐ - Trong 8 tháng năm 2024, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã cấp mới và điều chỉnh tăng vốn cho 41 dự án, với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 1.874,45 triệu USD, đạt 93,7% kế hoạch năm 2024 (2 tỷ USD), tăng gấp 3,35 lần so với cùng kỳ năm 2023.
Tập đoàn Trường Tươi quyên góp 2 tỷ đồng ủng hộ đồng bào phía Bắc Doanh nghiệp

Tập đoàn Trường Tươi quyên góp 2 tỷ đồng ủng hộ đồng bào phía Bắc

TTTĐ - Chiều 13/9, toàn thể nhân viên Tập đoàn Trường Tươi và các đơn vị thành viên đã tham gia Lễ phát động Ủng hộ đồng bào các địa phương bị thiệt hại do cơn bão số 3 (bão Yagi) gây ra với tổng số tiền quyên góp là 2 tỷ đồng.
Nguyên nhân đàn bò sữa chết bất thường ở Lâm Đồng Nông thôn mới

Nguyên nhân đàn bò sữa chết bất thường ở Lâm Đồng

TTTĐ - Nguyên nhân chính gây bệnh tiêu chảy ở đàn bò sữa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng do nhiễm Pestivirus (BVDV type 2), sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh viêm da nổi cục (VDNC) của Công ty CP Thuốc thú y Trung ương.
Kiên quyết không để tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão Thị trường - Tài chính

Kiên quyết không để tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 95/CĐ-TTg ngày 13/9/2024 về tăng cường công tác cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ Nhân dân các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3.
Khai mạc Lễ hội an toàn thực phẩm Tết Trung thu Thị trường - Tài chính

Khai mạc Lễ hội an toàn thực phẩm Tết Trung thu

TTTĐ - Tối 13/9, tại công viên Thống Nhất, Sở Công thương Hà Nội tổ chức khai mạc Lễ hội an toàn thực phẩm Tết Trung thu năm 2024.
Xem thêm