Tag

Sửa luật cần đánh giá đúng thực tế về vi phạm trật tự xây dựng, "rút ruột công trình”

Thời sự 18/09/2019 13:16
aa
TTTĐ- Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cho rằng, Chính phủ cần đánh giá đúng thực tế tình hình vi phạm trât tự xây dựng trong thời gian qua như thế nào, xây dựng không phép ra sao?. Đây là những vấn đề cần đánh giá đúng thực tế.

Sửa luật cần đánh giá đúng thực tế về vi phạm trật tự xây dựng,

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà trình bày Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng.

Bài liên quan

Không chủ quan, thỏa mãn, tiếp tục xây dựng nông thôn mới

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV: Tăng thảo luận, giảm đọc báo cáo

Sẽ thu hồi hai dự án cấp nước sạch chậm triển khai tại huyện Phúc Thọ

Trạm thu phí được trả lại tên và phép thử cho bài toán giao thông

Sáng 18/9, dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, Phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng.

Trình dự án luật, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà cho biết, trong thực tiễn triển khai thực hiện Luật Xây dựng năm 2014 đã xuất hiện một số vướng mắc, hạn chế, bất cập cần sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện một số quy định của Luật.

Một số quy định tại các Điều 57, Điều 58, Điều 82, Điều 83 về nội dung, phạm vi, thẩm quyền thực hiện của cơ quan quản lý nhà nước, người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, tổ chức tư vấn về công tác thẩm định dự án, thẩm định thiết kế chưa phù hợp với nguyên tắc: Cơ quan quản lý nhà nước chỉ kiểm soát nội dung thuộc chức năng quản lý nhà nước về xây dựng, kiểm soát sự phù hợp với quy hoạch, quy chuẩn, tiêu chuẩn, phương pháp tính định mức, đơn giá của các dự án đầu tư xây dựng, thiết kế xây dựng. Người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, cơ quan tư vấn phải tự chịu trách nhiệm về các nội dung cụ thể của dự án đầu tư xây dựng, thiết kế xây dựng. Nội dung, thẩm quyền thẩm định thiết kế xây dựng tại Điều 83 và cấp giấy phép xây dựng tại Điều 91, Điều 95 còn có một số điểm trùng lặp như đánh giá về an toàn công trình, an toàn môi trường, phòng, chống cháy nổ, năng lực của tổ chức, cá nhân thiết kế; điều kiện cấp giấy phép xây dựng chưa phù hợp với một số loại công trình; thời gian cấp giấy phép xây dựng còn dài.

Phát biểu tại phiên họp, các ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, sau khi sửa Luật lần này làm sao “không vướng nhau”. Khi có luật thì trật tự xây dựng, quản lý xây dựng phải thực hiện nghiêm túc. Việc phân loại cấp công trình trong luật đã quy định rất rõ, đó là công trình cấp 1, cấp 2, cấp 3 rất dễ hiểu; nay Ban soạn thảo lại đưa ra sửa đổi và giao cho Chính phủ quy định cấp công trình, vậy có nên sửa điều này trong luật hay không?

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga

“Trong quá trình người dân xây dựng nhà ở chỉ vương vãi chút vật liệu ra đường thì từ ông tổ trưởng dân phố đến thanh tra xây dựng đến nhắc nhở. Ấy vậy mà có những công trình cao tầng, xây dựng vượt phép thì xử lý mãi chưa xong; Vẫn còn tình trạng phạt xong nhưng vẫn cho tồn tại”, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nói.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cho rằng, Chính phủ cần đánh giá đúng thực tế tình hình vi phạm trât tự xây dựng trong thời gian qua như thế nào, xây dựng không phép ra sao. Đây là những vấn đề cần đánh giá đúng thực tế. Có bao nhiêu chủ thể phải xử lý chứ không thể đổ lỗi cho công ty, doanh nghiệp xây dựng, mà phải có người đứng đầu chịu trách nhiệm. “Những người đứng đầu ở đâu, chính quyền địa phương ở đâu? Chất lượng công trình xây dựng xuống cấp nhanh, có tình trạng “rút ruột công trình” đề nghị làm rõ và có đánh giá thực chất vấn đề sửa đổi luật. Tháo gỡ công trình sai phép ra sao, rồi công tác phòng cháy chữa cháy những chung cư cao tầng như thế nào?… Cho nên dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng lần này cần phải làm rõ”, bà Lê Thị Nga nói.

Phản ánh lại ý kiến của cử tri, Trưởng Ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải cho biết, người dân băn khoăn khi khó khăn trong xin phép xây dựng nhưng có công trình vi phạm lại ngang nhiên tồn tại.

“Có hiện tượng phạt cho tồn tại thì luật này phải đưa ra nguyên tắc phạt phải xử lý, không thì sẽ mất tính răn đe, dẫn đến tình trạng cứ có tiền nộp phạt là được tồn tại” – bà Nguyễn Thanh Hải nhấn mạnh và đề cập việc người dân lo lắng về công trình xen kẽ trong khu dân cư tiềm ẩn sự ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng, không chỉ như vụ cháy Công ty Rạng Đông mà còn nhiều cơ sở khác sang chiết gas, kinh doanh vật liệu dễ gây cháy, nổ.

Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh: Về phạm vi điều chỉnh, sửa đổi Luật Xây dựng vẫn còn có ý kiến khác nhau, cho nên Ban soạn thảo cần tập trung rà soát để luật đưa ra sẽ giải quyết được những vấn đề bức xúc, tháo gỡ trong vấn đề xây dựng và quản lý xây dựng.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Kiện toàn tổ công tác giải quyết các vụ việc tố cáo tồn đọng Tin tức

Kiện toàn tổ công tác giải quyết các vụ việc tố cáo tồn đọng

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Quyết định số 1886/QĐ-UBND về việc kiện toàn Tổ công tác giúp việc Chủ tịch UBND thành phố chỉ đạo, xử lý, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp; thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận giải quyết tố cáo đã có hiệu lực pháp luật.
Chủ tịch nước Lương Cường lên núi Nghĩa Lĩnh dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng Tin tức

Chủ tịch nước Lương Cường lên núi Nghĩa Lĩnh dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 7/4 (tức 10/3 năm Ất Tỵ), tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Phú Thọ thay mặt đồng bào, chiến sĩ cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài, tổ chức trọng thể Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng. Chủ tịch nước Lương Cường tới dự và dâng hương.
Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald J.Trump Tiêu điểm

Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald J.Trump

Tối 4/4/2025, đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald J.Trump về quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ. Tham dự điện đàm có Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Lê Hoài Trung, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc.
Lãnh đạo TP Hà Nội viếng đồng chí Khamtay Siphandone Tin tức

Lãnh đạo TP Hà Nội viếng đồng chí Khamtay Siphandone

TTTĐ - Chiều 4/4, đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội dẫn đầu Đoàn đại biểu thành phố đã đến viếng đồng chí Khamtay Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Lào tại Đại sứ quán Lào tại Việt Nam.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị xem xét kỷ luật ông Trương Hòa Bình Thời sự

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị xem xét kỷ luật ông Trương Hòa Bình

Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận, ông Trương Hòa Bình trong thời gian giữ chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Ban cán sự đảng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ đã vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực...
Bảo đảm không gian phát triển gắn với quy hoạch cho từng địa phương Tin tức

Bảo đảm không gian phát triển gắn với quy hoạch cho từng địa phương

TTTĐ - Về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, Ban Chỉ đạo Thành ủy Hà Nội đã giao Đảng ủy UBND TP chủ trì công việc này, phương án sắp xếp phải bảo đảm vừa đúng chỉ đạo của Trung ương, vừa giữ được những đặc trưng văn hóa, lịch sử của Thủ đô; đồng thời, bảo đảm không gian phát triển tốt nhất gắn với quy hoạch cho từng địa phương.
Nâng cao năng lực cấp xã trong quản lý đất đai Thời sự

Nâng cao năng lực cấp xã trong quản lý đất đai

TTTĐ - Việc thực hiện Kết luận số 127-KL/TƯ của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị sẽ tạo chuyển biến mạnh, tác động tích cực đến công tác quản lý đất đai khi tạo sự tập trung, thống nhất trong quản lý; giảm tầng nấc hành chính trung gian; nâng cao trách nhiệm, năng lực quản lý ở cấp xã...
Hà Nội có thể giảm còn 263 đơn vị hành chính cấp xã Tin tức

Hà Nội có thể giảm còn 263 đơn vị hành chính cấp xã

TTTĐ - Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn. Nếu thực hiện theo tỷ lệ 50% như dự kiến của Trung ương, Hà Nội sẽ giảm từ 526 phường, xã, thị trấn xuống còn 263 đơn vị hành chính cấp xã.
Đoàn công tác TP Hà Nội thăm, làm việc tại Australia Tin tức

Đoàn công tác TP Hà Nội thăm, làm việc tại Australia

TTTĐ - Tiếp tục chương trình công tác từ ngày 31/3 đến ngày 3/4, Đoàn đại biểu thành phố (TP) Hà Nội do đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch HĐND TP làm trưởng đoàn đã thăm và làm việc tại Australia.
Hà Nội giao ban sắp xếp đơn vị hành chính, tổ chức bộ máy Tin tức

Hà Nội giao ban sắp xếp đơn vị hành chính, tổ chức bộ máy

TTTĐ - Chiều 3/4, Thường trực Thành ủy - HĐND - UBND TP Hà Nội tổ chức hội nghị giao ban quý I/2025 với lãnh đạo các quận, huyện, thị xã về thực hiện Kết luận 127, 128; công tác quản lý đất đai và "số hóa" tài liệu.
Xem thêm