Tag
Ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước các công trình vi phạm

Tháo gỡ nhiều vướng mắc phát sinh trong quản lý trật tự xây dựng

Xã hội 19/11/2024 17:09
aa
TTTĐ - Ngày 19/11, kỳ họp chuyên đề (kỳ họp thứ 19) HĐND TP Hà Nội đã ban hành quy định việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn thành phố Hà Nội. Nội dung này giúp việc bảo đảm trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố phát huy hiệu quả hơn, tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc đã tồn tại từ lâu.
Góp sức xây dựng khu dân cư đoàn kết, an toàn, văn minh SCG chung tay xây dựng thế hệ xanh bền vững Vi phạm về môi trường, hàng loạt "ông lớn" tại Đồng Nai bị phạt Mở rộng phân cấp, uỷ quyền trong giải quyết TTHC, đầu tư xây dựng

Quyết liệt xử lý công trình vi phạm

Thực tế trên địa bàn thành phố Hà Nội đang tồn tại không ít công trình xây dựng sai phạm nhưng việc xử lý của cơ quan chức năng gặp nhiều khó khăn, do chủ đầu tư không hợp tác, cố tình thi công, sử dụng. Bất cập là chỉ khi có quyết định cưỡng chế, chính quyền địa phương mới có thể đề xuất ngừng cung cấp điện, nước. Khoảng thời gian từ đề xuất đến thực hiện thường kéo dài, tạo điều kiện cho chủ đầu tư lợi dụng để tiếp tục vi phạm.

Trước thực trạng đó, ngày 22/7/2024, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch thi hành Luật Thủ đô 2024, trong đó quy định “biện pháp ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước đối với công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khi xử lý vi phạm” phải ban hành trước ngày 1/1/2025, để kịp thời có hiệu lực cùng với Luật Thủ đô.

Kỳ họp chuyên đề (kỳ họp thứ 19) HĐND TP Hà Nội đã ban hành quy định việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn thành phố Hà Nội. Việc ban hành quy định này giúp việc bảo đảm trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố phát huy hiệu quả hơn, tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc đã tồn tại từ lâu.

Tháo gỡ nhiều vướng mắc phát sinh trong quản lý trật tự xây dựng
Biện pháp ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước khi xử lý cơ sở vi phạm sẽ giúp việc bảo đảm trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố phát huy hiệu quả hơn

Lý giải về sự cần thiết ban hành quy định này, lãnh đạo Sở Tư pháp Hà Nội cho biết, thời gian qua, vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai, trật tự xây dựng, phòng cháy, chữa cháy ngày càng phức tạp. Việc thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm của cơ quan có thẩm quyền gặp không ít khó khăn. Đặc biệt, ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận chủ đầu tư, người dân rất hạn chế, thậm chí lợi dụng kẽ hở pháp luật để tìm cách vi phạm.

Với các công trình hay dự án đầu tư xây dựng lớn, lợi nhuận thu được từ vi phạm quy định quản lý đất đai, trật tự xây dựng, phòng cháy, chữa cháy… cao hơn nhiều lần so với chế tài xử phạt nên chủ đầu tư bất chấp quy định pháp luật. Trong khi việc áp dụng các biện pháp xử phạt bổ sung và nhất là khắc phục hậu quả vi phạm khó thực thi do thiếu quy định.

Đồng tình với các lý do trên, các chuyên gia về lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy cho rằng: Khi xử lý các công trình vi phạm, UBND thành phố Hà Nội, các quận, huyện, thị xã đã áp dụng nhiều biện pháp khắc phục nhưng tiến độ chậm, xử lý không dứt điểm. Chủ đầu tư không tự giác khắc phục… nên việc bổ sung biện pháp cắt điện, cắt nước sẽ tác động mạnh đến ý thức chấp hành của đối tượng vi phạm.

Phải có biện pháp phù hợp để giải quyết triệt để

Tiến sĩ, kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cho biết, Khoản 2 Điều 33 Luật Thủ đô quy định: “Trong trường hợp thật cần thiết để bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn thành phố, Chủ tịch UBND các cấp được áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước quy định từ Điểm a đến Điểm g Khoản 2".

Do vậy, việc Hội đồng Nhân dân thành phố ban bành Nghị quyết quy định việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn thành phố Hà Nội là phù hợp về thẩm quyền được Luật giao.

Đối tượng áp dụng là chủ đầu tư, tổ chức, cá nhân ký hợp đồng với cơ quan cung cấp dịch vụ điện, nước liên quan đến việc thi công, quản lý, sử dụng công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước theo quy định tại khoản 2, Điều 33 Luật Thủ đô năm 2024.

Quy định gồm 10 điều đối với người có thẩm quyền áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước; tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ điện, nước và cá nhân, tổ chức có liên quan trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Tháo gỡ nhiều vướng mắc phát sinh trong quản lý trật tự xây dựng
Ảnh minh hoạ

Các trường hợp áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước gồm:

Công trình xây dựng sai quy hoạch, công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng đối với trường hợp theo quy định phải có giấy phép xây dựng đã được cơ quan, người có thẩm quyền yêu cầu chấm dứt thực hiện hành vi vi phạm, yêu cầu dừng thi công công trình bằng văn bản nhưng tổ chức, cá nhân vi phạm không chấp hành.

Công trình xây dựng sai với nội dung trong giấy phép xây dựng, công trình xây dựng sai với thiết kế xây dựng được phê duyệt đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng đã được cơ quan, người có thẩm quyền yêu cầu chấm dứt thực hiện hành vi vi phạm, yêu cầu dừng thi công công trình bằng văn bản nhưng tổ chức, cá nhân vi phạm không chấp hành.

Công trình xây dựng trên đất bị lấn, chiếm theo quy định của pháp luật về đất đai đã được cơ quan, người có thẩm quyền yêu cầu chấm dứt thực hiện hành vi vi phạm, yêu cầu dừng thi công công trình bằng văn bản nhưng tổ chức, cá nhân vi phạm không chấp hành.

Công trình xây dựng thuộc diện phải thẩm duyệt về thiết kế phòng cháy và chữa cháy nhưng được tổ chức thi công khi chưa có giấy chứng nhận hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy, đã được cơ quan, người có thẩm quyền yêu cầu dừng thi công, chấm dứt hành vi vi phạm bằng văn bản nhưng tổ chức, cá nhân vi phạm không chấp hành.

Công trình xây dựng thi công không đúng theo thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đã được thẩm duyệt của cơ quan thẩm quyền theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy đã được cơ quan, người có thẩm quyền yêu cầu dừng thi công, chấm dứt hành vi vi phạm bằng văn bản nhưng tổ chức, cá nhân vi phạm không chấp hành.

Công trình xây dựng, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ chưa được nghiệm thu, chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy mà đã đưa vào hoạt động đã bị đình chỉ hoạt động nhưng tổ chức, cá nhân vi phạm không chấp hành.

Cơ sở kinh doanh dịch vụ vũ trường, kinh doanh dịch vụ karaoke không bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đã bị đình chỉ hoạt động nhưng tổ chức, cá nhân vi phạm không chấp hành.

Công trình thuộc trường hợp phải phá dỡ và đã có quyết định di dời khẩn cấp của cơ quan có thẩm quyền mà tổ chức, cá nhân đã được vận động, thuyết phục nhưng không thực hiện di dời.

Dự thảo quy định thẩm quyền yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước theo hướng chủ yếu giao cho Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp xã và Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp huyện có thẩm quyền áp dụng biện pháp này

Về phía địa phương, Phó Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ Trịnh Duy Oai cho rằng: Việc cắt điện, nước là giải pháp hữu ích, hỗ trợ quá trình giải quyết vi phạm trật tự xây dựng. "Địa bàn huyện hiện có nhiều khu vực nông, lâm trường, quản lý đất đai phức tạp, phát sinh sai phạm về trật tự xây dựng nên rất cần có biện pháp mạnh mới giải quyết được vướng mắc", ông Trịnh Duy Oai nói.

Về vấn đề này, Chánh Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội Nguyễn Việt Dũng thông tin: Với vai trò quản lý lĩnh vực được UBND thành phố giao, các bộ phận chức năng của Sở Xây dựng đã có trách nhiệm tham mưu với thành phố xây dựng, ban hành văn bản hướng dẫn các địa phương triển khai áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước đối với công trình xây dựng vi phạm. Giải pháp xử lý quyết liệt này chắc chắn sẽ giúp việc bảo đảm trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố phát huy hiệu quả hơn, tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc đã tồn tại từ lâu.

Đọc thêm

Bài 3: Những người lo "chuyện bao đồng" xóa "điểm đen" ô nhiễm Môi trường

Bài 3: Những người lo "chuyện bao đồng" xóa "điểm đen" ô nhiễm

TTTĐ - Đối ngược với hình ảnh vứt rác nơi công cộng xấu xí, là những người công nhân môi trường cần mẫn, thu gom rác thải; là bác tổ trưởng Tổ dân phố “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng” lo chuyện “bao đồng” để ngõ phố luôn sạch đẹp.
Mỹ tiếp tục tài trợ tỉnh Quảng Trị khắc phục hậu quả bom mìn Môi trường

Mỹ tiếp tục tài trợ tỉnh Quảng Trị khắc phục hậu quả bom mìn

TTTĐ - Ngày 4/4, Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Trị thông tin, đến nay đã có 5 dự án khắc phục hậu quả bom mìn tại Quảng Trị do Chính phủ Hoa Kỳ tài trợ, đã được phép hoạt động trở lại.
Biên phòng Quảng Ninh bổ nhiệm nhiều vị trí lãnh đạo mới Muôn mặt cuộc sống

Biên phòng Quảng Ninh bổ nhiệm nhiều vị trí lãnh đạo mới

TTTĐ - Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng (BĐBP) tỉnh Quảng Ninh vừa tổ chức hội nghị bàn giao chức trách, nhiệm vụ Chỉ huy trưởng, Chính ủy BĐBP tỉnh. Thiếu tướng Hoàng Hữu Chiến - Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng BĐBP, dự và chỉ đạo lễ bàn giao.
Giới trẻ kỳ vọng vào Trung tâm Công nghiệp Văn hóa bên sông Hồng Xã hội

Giới trẻ kỳ vọng vào Trung tâm Công nghiệp Văn hóa bên sông Hồng

TTTĐ - Mang trong mình dòng chảy lịch sử ngàn năm của Thăng Long - Hà Nội, sông Hồng đang được kỳ vọng sẽ "thức giấc" tiềm năng văn hóa nhờ chủ trương xây dựng các trung tâm công nghiệp văn hóa. Giới trẻ, những người mang trong mình khát vọng gìn giữ và phát triển bản sắc, bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ đối với dự thảo, kỳ vọng về những "bến bờ" sáng tạo và mở ra những cơ hội nghề nghiệp mới.
Hà Nội sắp xuất hiện khu mua sắm kết hợp trải nghiệm văn hóa Xã hội

Hà Nội sắp xuất hiện khu mua sắm kết hợp trải nghiệm văn hóa

TTTĐ - Mới đây, Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (Thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô) nhằm huy động nguồn lực xã hội để đầu tư, phát triển thương mại, văn hóa, du lịch tại các khu vực có lợi thế đặc biệt.
Tiềm năng và cơ hội cho công nghiệp văn hóa Thủ đô phát triển Xã hội

Tiềm năng và cơ hội cho công nghiệp văn hóa Thủ đô phát triển

TTTĐ - Dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa (Thực hiện khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô) đã nhận được nhiều sự đồng tình từ người dân Thủ đô. Các chính sách ưu đãi, bao gồm hỗ trợ quy hoạch đất đai, cơ sở hạ tầng, miễn giảm chi phí thuê mặt bằng và khuyến khích hợp tác công tư, sẽ tạo ra môi trường thuận lợi để công nghiệp văn hóa phát triển mạnh mẽ.
Trao 174 triệu đồng hỗ trợ con Thượng úy Trần Tuấn Sơn Muôn mặt cuộc sống

Trao 174 triệu đồng hỗ trợ con Thượng úy Trần Tuấn Sơn

TTTĐ - Sáng 4/4, tại thôn Lý Nhân, xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Hà Nội, Phòng Cảnh sát cơ động - Công an thành phố Hà Nội Hà Nội đã trao 174 triệu đồng hỗ trợ cho hai con của đồng chí Thượng úy Trần Tuấn Sơn, cán bộ Đại đội 2, Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động số 4, người đã không may qua đời do bạo bệnh trong khi thực hiện nhiệm vụ cách đây không lâu.
Triển khai các giải pháp cụ thể, trách nhiệm rõ ràng trong giải quyết tình trạng ô nhiễm không khí Môi trường

Triển khai các giải pháp cụ thể, trách nhiệm rõ ràng trong giải quyết tình trạng ô nhiễm không khí

TTTĐ - Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 153/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về các giải pháp toàn diện và cấp bách để xử lý ô nhiễm môi trường không khí tại các thành phố lớn.
Yên Bái: Công tác xóa nhà tạm, dột nát đạt 98,4% Muôn mặt cuộc sống

Yên Bái: Công tác xóa nhà tạm, dột nát đạt 98,4%

TTTĐ - Thực hiện đề án triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát, tính đến ngày 4/4/2025, tỉnh Yên Bái đã đạt 98,4% kế hoạch đề ra.
Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ Môi trường

Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ

TTTĐ - Sáng nay (4/4), Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam phối hợp cùng UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội thảo với chủ đề: “Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ”. Hội thảo thu hút sự tham gia của hơn 120 đại biểu, khách mời.
Xem thêm