Tag

Sự nguy hiểm của các cuộc tấn công nhằm vào cộng đồng người gốc Á tại Mỹ

Thế giới 24h 21/03/2021 16:40
aa
TTTĐ - Sau khi Dylan Adler bị một kẻ lạ mặt la hét, rượt đuổi và đấm đá trên đường phố New York, Mỹ vào năm ngoái, anh gần như nghĩ rằng đó chỉ là sự cố không may và không liên quan gì đến màu da của anh ấy.

Số vụ tấn công vào người gốc Á tăng 150% năm 2020

Tuy nhiên, tôi đã nói chuyện với những người bạn Mỹ gốc Á khác. Họ cũng gặp những sự cố tương tự” Adler, 24 tuổi chia sẻ.

Đó cũng là khởi đầu cho sự gia tăng đáng báo động của các cuộc tấn công nhằm vào người Mỹ gốc Á. Theo thống kê, trong năm 2020, có khoảng 3.800 sự cố tấn công vào người gốc Á đang sống tại Mỹ từ những lời nói tục tĩu trên đường phố tới những vụ đâm chém hay phá hoại các cơ sở kinh doanh do người Mỹ gốc Á làm chủ. Phụ nữ gốc Á là nạn nhân các vụ tấn công, nhiều gấp 2,5 lần so với nạn nhân nam giới.

Những vụ tấn công này đã tăng 150% vào năm 2020, theo nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Hận thù và Chủ nghĩa cực đoan tại Đại học Bang California ở San Bernardino.

Mọi người đặt hoa tưởng niệm những nạn nhân trong vụ sát hại tại Atlanta, Mỹ (Ảnh: CNN)
Mọi người đặt hoa tưởng niệm những nạn nhân trong vụ sát hại tại Atlanta, Mỹ (Ảnh: CNN)

Theo báo cáo do Stop Asian American Pacific Islander (AAPI) Hate, tổ chức chuyên tổng hợp các vụ việc chống lại người Mỹ gốc Á, công bố ngày 16/3, chưa đầy một năm kể từ khi bùng phát đại dịch Covid-19, trung tâm này đã tiếp nhận báo cáo về 3.795 vụ kỳ thị đối với người châu Á và người dân các đảo ở Thái Bình Dương trên toàn nước Mỹ. Các hình thức kỳ thị bao gồm lăng nhục, né tránh, tấn công thân thể, quấy rối trực tuyến, vi phạm quyền công dân.

Stop AAPI Hate cho biết hơn 40% nạn nhân là người gốc Hoa, 15% là người gốc Hàn, 8,5% là người gốc Việt và 8% là người gốc Philippines. Đa số nạn nhân là phụ nữ và con số thực tế có thể cao hơn vì nhiều người gốc Á không lên tiếng tố cáo.

Giải pháp nào cho sự kỳ thị chủng tộc

Nguồn gốc của sự phân biệt chủng tộc này xuất phát từ quan điểm sai lầm của một bộ phận người dân Mỹ rằng người Châu Á đã gây ra dịch bệnh Covid-19.

Ngay sau khi lên nắm quyền, tổng thống Joe Biden đã ký một sắc lệnh hành pháp chỉ đạo các cơ quan liên bang chống lại sự bài ngoại nhắm vào cộng đồng người Mỹ gốc Á.

Trước đó vào mùa thu năm 2020, Hạ viện Mỹ đã thông qua một nghị quyết do dân biểu Grace Meng từ New York soạn thảo. Nghị quyết lên án “mọi hình thức thể hiện thái độ bài xích người gốc Á”, liên quan đến dịch Covid-19.

Tuy nhiên dường như, những hành động cực đoan nhằm vào người gốc Á vẫn chưa dừng lại. Từ những tháng đầu năm 2021, cảnh người gốc Á bị tấn công tại Mỹ xuất hiện thường xuyên hơn. Thậm chí, theo ghi nhận của cảnh sát, đối tượng bị nhắm tới đa phần là người gốc Á đã lớn tuổi.

Người dân tham gia tuần hành phản đối kỳ thị chủng tộc hôm 20/3 (Ảnh: AP)
Người dân tham gia tuần hành phản đối kỳ thị chủng tộc hôm 20/3 (Ảnh: AP)

Vụ sát hại 8 người, trong đó có 6 phụ nữ gốc Á trong vụ xả súng ở Atlanta, bang Georgia càng làm cộng đồng người Châu Á tại Mỹ bàng hoàng. Robert Aaron Long, 21 tuổi, là nghi phạm chính trong vụ xả súng. Mặc dù, vẫn chưa có bằng chứng để kết luận được động cơ gây án của nghi phạm, song vụ việc đã khiến cộng đồng người Mỹ gốc Á đều cảm thấy đau lòng và lo lắng.

Ngay sau vụ tấn công gây phẫn nộ, trong ngày 19/3, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ra lệnh treo cờ tại các tòa nhà liên bang để tưởng nhớ những nạn nhân trong vụ xả súng. Sau đó, ông có cuộc gặp gỡ các nhà lãnh đạo người Mỹ gốc Á tại thành phố Atlanta.

Ngày 20/3, mọi người đã tụ tập bên ngoài trụ sở cơ quan lập pháp bang Georgia ở thủ phủ Atlanta để biểu thị sự ủng hộ đối với cộng đồng người Mỹ gốc châu Á.

Hàng trăm người đã đeo khẩu trang, vẫy cờ Mỹ và mang theo các khẩu hiệu có nội dung “Chúng tôi không phải là virus” và “Chấm dứt sự miệt thị đối với người châu Á”. Hai thượng nghị sĩ của đảng Dân chủ đại diện cho Georgia là ông Raphael Warnock và ông Jon Ossoff đã dẫn đầu đám đông người tuần hành dành một phút mặc niệm các nạn nhân.

Tuy nhiên, theo Giáo sư nghiên cứu người Mỹ gốc Á Russell Jeung từ trường Đại học bang San Francisco, người đồng sáng lập Stop AAPI Hate, các vụ kỳ thị sẽ vẫn không giảm bớt trừ khi phải có yêu cầu hành động cụ thể và mạnh mẽ hơn nữa.

Tổng thống Biden mới đây đã thúc giục Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật về Tội ác thù hận đại dịch Covid-19 sau sự việc trên. Đạo luật này sẽ giúp thúc đẩy phản ứng của Chính phủ liên bang đối với sự gia tăng của tội phạm thù hận ngày càng trầm trọng khi đại dịch Covid-19 xảy ra, hỗ trợ chính quyền tiểu bang và địa phương cải thiện việc báo cáo tội phạm thù hận và đảm bảo rằng thông tin về tội ác thù hận dễ tiếp cận hơn đối với các cộng đồng người Mỹ gốc Á.

Người Mỹ chật vật trong cơn bão tuyết lịch sử Người Mỹ chật vật trong cơn bão tuyết lịch sử
Mỹ sẽ đóng góp hơn 200 triệu USD cho WHO vào cuối tháng 2 Mỹ sẽ đóng góp hơn 200 triệu USD cho WHO vào cuối tháng 2
Cử tri gốc Á nắm giữ chìa khoá đặc biệt trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020 Cử tri gốc Á nắm giữ chìa khoá đặc biệt trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020

Đọc thêm

Tổng thống Mỹ gửi thư tay, mượn thơ Nguyễn Du tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Thế giới 24h

Tổng thống Mỹ gửi thư tay, mượn thơ Nguyễn Du tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTTĐ - Mượn thơ của đại thi hào Nguyễn Du, Tổng thống Mỹ Biden nhấn mạnh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đóng vai trò không thể thiếu trong việc xua đi những đám mây từng có lúc che phủ quan hệ 2 nước trong 50 năm qua...
Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc đón hơn 50 đoàn đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Thế giới 24h

Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc đón hơn 50 đoàn đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 25/7, Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc đã trang trọng tổ chức Lễ tưởng niệm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.
Lễ viếng và mở sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Argentina Thế giới 24h

Lễ viếng và mở sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Argentina

Sáng 25/7 (giờ địa phương), Đại sứ quán Việt Nam tại Argentina đã tổ chức trọng thể Lễ viếng và mở sổ tang tưởng niệm đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Lãnh đạo các quốc gia, tổ chức quốc tế đồng loạt gửi thư, điện chia buồn Thế giới 24h

Lãnh đạo các quốc gia, tổ chức quốc tế đồng loạt gửi thư, điện chia buồn

TTTĐ - Được tin đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ trần, lãnh đạo các quốc gia, tổ chức quốc tế đã gửi điện, thư, thông điệp chia buồn với Đảng, Chính phủ, Nhân dân nước ta.
Tổng lãnh sự các nước tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Thế giới 24h

Tổng lãnh sự các nước tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTTĐ - Trong Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội trường Thống Nhất, Lãnh sự quán các nước tại TP Hồ Chí Minh đã bày tỏ lòng tiếc thương sâu sắc trước sự ra đi của vị Tổng Bí thư, thể hiện lòng cảm phục trước những đóng góp của người cho đất nước Việt Nam.
Bạn bè quốc tế chia buồn sâu sắc với Việt Nam Thế giới 24h

Bạn bè quốc tế chia buồn sâu sắc với Việt Nam

TTTĐ - Được tin đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ trần, lãnh đạo các nước, các tổ chức trên thế giới đã gửi điện, thư, thông điệp chia buồn và bày tỏ niềm tiếc thương sâu sắc.
Các nước gửi lời chia buồn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần Thế giới 24h

Các nước gửi lời chia buồn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

TTTĐ - Lãnh đạo các nước, các tổ chức đã gửi điện, thư, thông điệp chia buồn khi nhận được tin đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ trần.
Bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Thế giới 24h

Bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư

Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng đăng tải toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ngô Thị Mận.
Lào tuyên bố Quốc tang tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Thế giới 24h

Lào tuyên bố Quốc tang tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trưa 22/7, Chính phủ Lào ra thông cáo về việc Lào tuyên bố Quốc tang tưởng niệm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, đồng thời thông báo về việc Đoàn đại biểu cấp cao của Đảng, Nhà nước Lào do đồng chí Tổng Bí thư Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Thongloun Sisoulith dẫn đầu sẽ sang Việt Nam dự lễ tang đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Thủ đô Hà Nội.
Các chuyên gia Mỹ - Latinh khẳng định Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lý luận vĩ đại của chủ nghĩa xã hội Thế giới 24h

Các chuyên gia Mỹ - Latinh khẳng định Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lý luận vĩ đại của chủ nghĩa xã hội

Các chuyên gia ở Mỹ Latinh đã bày tỏ lòng tiếc thương, nêu bật vai trò, đóng góp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Xem thêm