Tag

Sông Cầu trước nguy cơ "oằn mình" gánh hàng chục nghìn khối nước thải nhuộm, giặt tẩy từ CCN Hà Thịnh

Bạn đọc 14/10/2019 07:22
aa
TTTĐ - Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Hà Thịnh đang gấp rút triển khai các thủ tục để thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng CCN Hà Thịnh tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Nếu dự án đi vào hoạt động thì mỗi ngày sông Cầu sẽ phải "cõng" một lượng lớn nước thải từ hoạt động nhuộm và giặt tẩy của các công ty trong CCN.

Sông Cầu trước nguy cơ

Dự án CCN Hà Thịnh chỉ cách sông Cầu 0,6km bao quanh bởi hàng nghìn hộ dân

Bài liên quan

Hai đối tượng “cát tặc” sông Cầu bị phạt 300 triệu đồng

Hoàn lưu bão số 4 gây thiệt hại lớn tại Thanh Hóa

Bắc Ninh: CSGT Yên Phong có “bất lực” với xe quá khổ, quá tải?

Thời gian qua, Tuổi trẻ Thủ đô nhận được nhiều ý kiến phản ánh về những lo lắng của người dân xã Hợp Thịnh và Đại Thành, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang đối với môi trường nước, không khí... khi hàng chục ha đất trồng lúa tại 2 xã này bị thu hồi để thành lập CCN Hà Thịnh do Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Hà Thịnh (Công ty Hà Thịnh) thuộc Công ty Cổ phần may xuất khẩu Hà Phong làm chủ đầu tư.

Dự án CCN Hà Thịnh chỉ cách sông Cầu 0,6km bao quanh bởi hàng nghìn hộ dân
Dự án CCN Hà Thịnh chỉ cách sông Cầu 0,6km bao quanh bởi hàng nghìn hộ dân

Nhiều người dân cho biết: Nếu dự án CCN Hà Thịnh đi vào hoạt động thì môi trường nước, không khí sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, sông Cầu sẽ phải "gánh" một lượng nước thải cực "khủng" từ hoạt động nhuộm và giặt tẩy của các công ty trong CCN này.

Do đó, ngay từ khi nhận được thông báo thu hồi đất để thực hiện dự án, chúng tôi đã kiên quyết phản đối với thái độ gay gắt và không đồng ý nhận tiền bồi thường.

Dự án này còn
Dự án này còn "bao trùm" luôn hơn 8ha đất thuộc hành lang điện cao thế 500kV và gần bên cạnh Trạm biến áp 500kV Hiệp Hòa

Không những vậy, một số người dân bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dự án còn bức xúc khi không được UBND xã và chủ đầu tư mời họp để xin ý kiến tham vấn cộng đồng về những tác động của môi trường mà chỉ biết là bị thu hồi đất để thành lập CCN Hà Thịnh.

Trước những ý kiến phản ánh của người dân, nhóm PV đã vào cuộc để tìm hiểu về việc triển khai thành lập CCN Hà Thịnh do Công ty Hà Thịnh làm chủ đầu tư.

Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Hà Thịnh thuộc Công ty Cổ phần may xuất khẩu Hà Phong
Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Hà Thịnh thuộc Công ty Cổ phần may xuất khẩu Hà Phong

Theo tài liệu mà nhóm PV thu thập được, cách đây hơn 3 năm (tháng 7/2016), UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành Quyết định số 404 thành lập CCN Hà Thịnh tại xã Hợp Thịnh và xã Đại Thành với quy mô diện tích 50ha.

Tới tháng 2/2017, tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định số 233 phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng CCN Hà Thịnh tỷ lệ 1/500. Tuy nhiên chỉ 6 tháng sau, tỉnh Bắc Giang tiếp tục ban hành Quyết định số 655 điều chỉnh quy mô, vị trí CCN Hà Thịnh lên 75ha, tăng 25ha.

Không dừng lại ở đó, tới tháng 10/2017, tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định số 1776 điều chỉnh Quy hoạch chi tiết xây dựng dự án này để phù hợp với Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020. Lúc này, quy mô diện tích của dự án giảm xuống còn 68,97ha.

Sau điều chỉnh, Cụm công nghiệp Hà Thịnh có tổng diện tích 68,97ha
Sau điều chỉnh, Cụm công nghiệp Hà Thịnh có tổng diện tích 68,97ha

Trong tổng số 68,97ha mà tỉnh Bắc Giang giao cho Công ty Hà Thịnh để làm dự án thì có 65ha là đất trồng lúa, còn lại là các loại đất khác. Không những vậy, dự án này còn "bao trùm" luôn hơn 8ha đất thuộc hành lang điện cao thế 500kV và gần Trạm biến áp 500kV Hiệp Hòa(?)

Dự án hiện đang vấp phải sự phản đối cương quyết từ phía người dân địa phương bởi những lo ngại về hệ lụy về môi trường sau này
Dự án hiện đang vấp phải sự phản đối cương quyết từ phía người dân địa phương bởi những lo ngại về hệ lụy về môi trường sau này

Theo tìm hiểu của PV, khi dự án đi vào hoạt động sẽ thu hút lĩnh vực đầu tư trong và ngoài nước thuộc các nghành nghề nhuộm (sợi, vải) và giặt tẩy.

Tuy nhiên, để có nước ngọt phục vụ cho sản xuất, mỗi ngày đêm, chủ đầu tư sẽ "hút" từ sông Cầu 30.000m3 nước và "thải ngược" vào sông Cầu khoảng 18.000m3 nước thải từ hoạt động nhuộm, giặt tẩy của các công ty trong CCN Hà Thịnh.

Theo nội dung báo cáo ĐTM, nếu dự án đi vào hoạt động thì sông Cầu sẽ phải
Theo nội dung báo cáo ĐTM, nếu dự án đi vào hoạt động thì sông Cầu sẽ phải "oằn mình" gánh 18.000m3 nước thải từ nhuộm và giặt tẩy

Điều này khiến các chuyên gia và dư luận đặt ra những câu hỏi liên quan tới khối lượng nước thải từ nhuộm, giặt tẩy nhiều như vậy thì liệu có đảm bảo được sau khi xử lý đạt cột A theo quy chuẩn để đổ vào sông Cầu hay không?. Trong trường hợp xảy ra sự cố môi trường thì hậu quả sẽ rất khủng khiếp, ảnh hưởng nghiêm trọng tới nguồn nước, thủy hải sản và cuộc sống của người dân lưu dọc vực sông Cầu. Lúc đó ai sẽ là người chịu trách nhiệm?.

Được biết, Công ty Hà Thịnh đã lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của dự án gửi Bộ TN&MT để thẩm định.

Tháng 4/2019, Bộ TN&MT đã không thông qua ĐTM dự án nhà máy sản xuất vải áo sơ mi cao cấp Việt Nam của Công ty TNHH Interweave Holdings do có công đoạn nhuộm và nước thải đổ vào sông Công khoảng 14.400m3 ngày/đêm
Tháng 4/2019, Bộ TN&MT đã không thông qua ĐTM dự án nhà máy sản xuất vải áo sơ mi cao cấp Việt Nam của Công ty TNHH Interweave Holdings do có công đoạn nhuộm và nước thải đổ vào sông Công khoảng 14.400m3 ngày/đêm

Trong một diễn biến có liên quan tới việc xả thải vào sông Cầu từ những dự án tương tự, vào tháng 4/2019, Bộ TN&MT đã không thông qua ĐTM dự án nhà máy sản xuất vải áo sơ mi cao cấp Việt Nam của Công ty TNHH Interweave Holdings (Hồng Kông) tại KCN Sông Công II, thành phố Sông Công (Thái Nguyên).

Dự án này có công suất thiết kế 100 triệu m2 vải/năm mặc dù tổng lượng nước thải (có công đoạn nhuộm - pv) ít hơn nhiều so với CCN Hà Thịnh khi tổng lượng nước thải phát sinh ước tính trung bình 12.000 m3/ngày đêm (lớn nhất lên đến 14.400 m3/ngày đêm) và thải ra sông Công nhưng vẫn bị Bộ TN&MT "tuýt còi" không thông qua với những lo ngại về ô nhiễm nguồn nước đối với các tỉnh hạ lưu dọc sông Cầu nếu một khi xảy ra sự cố về nước thải ra môi trường.

* Đây là bài viết tuyên truyền bảo vệ môi trường của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2019

Đọc thêm

Hải Dương: Triệu tập 5 người tung tin “vỡ đê” Đường dây nóng

Hải Dương: Triệu tập 5 người tung tin “vỡ đê”

TTTĐ - Ngày 10/9, Công an tỉnh Hải Dương đã triệu tập 5 người đã tung tin sai sự thật về tình hình mưa, lũ gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng nghiêm trọng công tác phòng chống bão lũ.
Hàng nghìn mét vuông đất giao trái thẩm quyền tại xã Nhị Khê Bạn đọc

Hàng nghìn mét vuông đất giao trái thẩm quyền tại xã Nhị Khê

TTTĐ - UBND xã Nhị Khê giao trái thẩm quyền hàng nghìn mét vuông đất cho cá nhân sử dụng và làm hư hỏng tài sản công đã được đầu tư trên khu đất này.
Lời giải nào cho đất vướng quy hoạch "treo" nhiều năm? Đường dây nóng

Lời giải nào cho đất vướng quy hoạch "treo" nhiều năm?

TTTĐ - Tập thể người dân sống tại phường An Phú Đông, Quận 12 mong muốn được xóa quy hoạch "treo" nhiều năm để có thể xây, sửa lại nhà đã xuống cấp trầm trọng.
Kon Tum: Kiến nghị thu hồi đất cấp trái quy định cho ông Ngô Sỹ Ngạn Đường dây nóng

Kon Tum: Kiến nghị thu hồi đất cấp trái quy định cho ông Ngô Sỹ Ngạn

TTTĐ – Sáng 28/8, tại TP Kon Tum, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kon Tum tổ chức hội nghị giao ban báo chí tháng 8/2024. Đồng chí Lê Quang Thới, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kon Tum chủ trì hội nghị.
Phục hồi điều tra vụ cán bộ Sở Tài chính Hải Phòng “khất nợ”! Đường dây nóng

Phục hồi điều tra vụ cán bộ Sở Tài chính Hải Phòng “khất nợ”!

TTTĐ - Ngày 26/3/2024, Báo Tuổi trẻ Thủ đô đã đăng bài “Một công chức mạo tin nhắn của lãnh đạo Sở để "khất nợ"? Mới đây Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an TP Hải Phòng đã có Thông báo phục hồi điều tra đối với vụ việc này.
Công ty Asiana House tiếp tục khất nợ người mua nhà Đường dây nóng

Công ty Asiana House tiếp tục khất nợ người mua nhà

TTTĐ - Công ty TNHH Kinh doanh và phát triển nhà Asiana House (Công ty Asiana House) có văn bản khất nợ đến tháng 5/2024 sẽ trả hết toàn bộ số tiền đặt cọc mua nhà của khách hàng nhưng đòi mãi đến nay bà Trương Mỹ Hồng vẫn chưa nhận được tiền.
Hồ sơ chuyển nhượng đất được hợp thức hóa như thế nào? Đường dây nóng

Hồ sơ chuyển nhượng đất được hợp thức hóa như thế nào?

TTTĐ - Vụ cựu quân nhân Lê Duy Chương bị ông Lưu Hồng Nam và bà Nguyễn Thị Hà làm giả hồ sơ, chữ ký để hợp thức hóa hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất... có dấu hiệu sai phạm của cơ quan chức năng?
Cựu quân nhân gần 2 thập kỷ đi đòi lại đất của chính mình Bạn đọc

Cựu quân nhân gần 2 thập kỷ đi đòi lại đất của chính mình

TTTĐ - Đất của gia đình ông Chương (thôn Đăk Rơ Wang, xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum) đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) nhưng bị người khác làm giả sổ hộ khẩu, giả chữ ký, lập hợp đồng chuyển nhượng để làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên người khác.
Quan điểm của nhà trường là sai phạm đến đâu xử lý đến đó Bạn đọc

Quan điểm của nhà trường là sai phạm đến đâu xử lý đến đó

TTTĐ – Đại diện Ban giám hiệu trường Đại học Sư Phạm Kỹ thuật - Đại học Đà Nẵng khẳng định, quan điểm của nhà trường là không bao che, sai phạm đến đâu xử lý đến đó.
Đà Nẵng: Giảng viên đại học bị tố phát hành, sử dụng sách giả Bạn đọc

Đà Nẵng: Giảng viên đại học bị tố phát hành, sử dụng sách giả

TTTĐ - Một giảng viên trường Đại học Sư Phạm Kỹ thuật (Đại học Đà Nẵng) bị tố có dấu hiệu vi phạm quy định trong hoạt động xuất bản, in và phát hành, gian dối trong công tác đào tạo, làm hồ sơ thi giảng viên chính và thi đua khen thưởng.
Xem thêm