Tag

Sinh viên năm thứ nhất và bài toán quản lý chi tiêu

Nhịp sống trẻ 21/09/2023 21:06
aa
TTTĐ - Bước vào môi trường đại học, ngân sách chi tiêu của tân sinh viên không chỉ gói gọn ở sách vở, bút, thước mà là một danh sách dài gồm nhiều loại phí: phí sinh hoạt, phí đi lại, phí cho đồ dùng cá nhân… Trước những thay đổi đó, các bạn trẻ cần quản lý và cân đối chi tiêu của mình như thế nào?
Tân sinh viên và những lưu ý “lần đầu” khi nhập học Tân sinh viên và những lưu ý “lần đầu” khi nhập học

TTTĐ - Những ngày này, tân sinh viên nhập học. Rất đông bạn trẻ rời quê lên thành phố học tập, sinh hoạt, đứng trước ...

“Một thân một mình” vẫn "sốc"

Trong một môi trường “tự do” đầy mới mẻ và phải tự quyết định chi tiêu trong khi giá cả ngày một leo thang đã gây ra không ít khó khăn đối với các bạn tân sinh viên. Vũ Hoàng, tân sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền chia sẻ: “Mình không ngờ là khi lên đại học lại có nhiều mức chi phí cần phải cân đối như vậy. Mặc dù sinh sống và học tập tại Hà Nội nhưng mình vẫn gặp khó khăn khi lập danh sách chi tiêu và không biết phải sử dụng tiền như thế nào để tiết kiệm.”

Còn Nguyễn Thị Ly, tân sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) cho biết, khi ở quê, mọi chi phí do bố mẹ chi trả, bây giờ về Hà Nôi, tự mình phải tính toán chi tiêu trong cuộc sống khiến cô nàng rất bỡ ngỡ. “Tháng đầu mình được gia đình cho 5 triệu, không biết bằng cách nào đó, chưa đầy một tháng mình đã “cháy túi. Mình phải gọi điện về nhà xin thêm để đủ tiền chi tiêu đến cuối tháng”.

Dịp tựu trường là lúc tân sinh viên phải chi tiêu nhiều
Dịp tựu trường là lúc tân sinh viên phải chi tiêu nhiều

Vũ Anh Quân, sinh viên năm thứ nhất Học viện Bưu chính Viễn thông chia sẻ: “Khi lên đại học, được tự cầm tiền chi tiêu, ban đầu mình thấy thích vì không ai kiểm soát, muốn mua gì thì mua. Tuy nhiên sau hơn 1 tuần, thấy tiền bố mẹ cho cứ vơi dần và sẽ hết trong vòng vài ngày tới, mình cảm thấy thực sự lo lắng. Gia đình mình khó khăn, khi đi học bố mẹ cố gắng cho 4 triệu mỗi tháng bao gồm cả tiền nhà, tiền ăn và chi phí sinh hoạt. Tình hình chi tiêu không kiểm soát đang khiến mình sắp rơi vào cảnh chưa hết tháng đã hết tiền. Mình đang lo cuộc sống sẽ như thế nào từ giờ đến hết tháng”.

Làm sao để chi tiêu hiệu quả

Để quản lý chi tiêu hiệu quả, Kim Huế, sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn chia sẻ: “Với số tiền bố mẹ cho, em sẽ chi khoảng 70% cho tiền ăn uống và đi lại, 10% cho những sở thích cá nhân, phần còn lại để dự phòng. Bên cạnh đó, mình cũng tiết kiệm chi tiêu bằng cách xin giáo trình của các anh chị đi trước.”

Kim Huế tâm sự: “Vì mới nhập học nên tân sinh viên sẽ có nhiều buổi tụ tập, gặp gỡ, đi chơi với bạn bè. Vì vậy, các bạn sinh viên cần vạch ra kế hoạch chi tiêu và thực hiện sát sao để hạn chế tình trạng tiêu xài vô tội vạ.”
Kim Huế tâm sự: “Vì mới nhập học nên tân sinh viên sẽ có nhiều buổi tụ tập, gặp gỡ, đi chơi với bạn bè. Vì vậy, các bạn sinh viên cần vạch ra kế hoạch chi tiêu và thực hiện sát sao để hạn chế tình trạng tiêu xài vô tội vạ.”

Ở cương vị là một người đi trước, Lê Thị Thu Duyên, sinh viên năm thứ 3, Học viện Báo chí và Tuyên truyền nhớ lại những ngày đầu mới nhập học: “Trong khoảng thời gian năm thứ nhất, xa nhà, xa bố mẹ, phải tự quản lý chi tiêu, mình gặp một số vấn đề như: Hết tiền ngay giữa tháng, đầu tháng ăn sang cuối tháng nhịn. Số tiền mình chi nhiều nhất là vào đồ ăn vì mình ngại nấu ăn nên hay ăn ngoài. Đến khi hết tiền, kiểm điểm lại mình thấy hốt hoảng vì “vỡ” kế hoạch chi tiêu. Mặc dù rất ngại nhưng lúc đó mình phải gọi điện về xin tiền bố mẹ”.

Vì thế Thu Duyên đưa ra lời khuyên, tân sinh viên nên ưu tiên chi tiêu cho các khoản cơ bản như ăn ở, học tập. Bên cạnh đó, các bạn trẻ cũng nên có một quyển sổ quản lý chi tiêu chi tiết. Hạn chế những khoản không cần thiết và nên tự nấu, giảm thiểu ăn ngoài. Bên cạnh đó, tân sinh viên thuê trọ nên cố gắng cắt giảm việc sử dụng điện và nước…, những hành động tưởng chừng đơn giản đó nhưng có thể giúp các bạn tiết kiệm cho ngân sách của mình.

Là một phụ huynh có con vừa vào đại học, cô Nguyễn Vân Hằng (Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ: “Phần lớn tân sinh viên thường không tính toán xem tiền của mình thực sự được tiêu vào đâu nên dẫn đến việc các bạn dễ sa đà vào những thứ không cần thiết trong chi tiêu. Tôi nghĩ rằng các bậc phụ huynh nên trang bị cho con mình kiến thức và kỹ năng trong việc thống kê chi tiêu ngay từ khi nhập học để tránh tình trạng chi tiêu quá tay chỉ trong chưa đầy một tháng nhập học.”

Sinh viên năm thứ nhất và bài toán quản lý chi tiêu

Nhiều ý kiến cho rằng, việc chi tiêu hoang phí vào các nhu cầu chưa thực sự cần thiết khiến nhiều tân sinh viên khó khăn vào cuối tháng. Không ít em đã rơi vào các bẫy lừa đảo như vay nặng lãi, tín dụng đen, hoặc bị dụ dỗ vào hoạt động kiếm tiền đa cấp.

Vì thế, tân sinh viên nên ưu tiên chi tiêu cho các khoản cơ bản như ăn ở, học tập, trang phục lịch sự. Lập kế hoạch chi tiết là chìa khóa giúp các em không bị sốc trong thời gian đầu. Việc ghi chép chi tiêu cũng giúp các tân sinh viên rèn luyện tính nhẫn nại, giúp ích cho cuộc sống và công việc tương lai.

Chi tiêu thiếu thận trọng và lỡ “vung tay” vào những thứ không cần thiết sẽ khiến tân sinh viên nhanh chóng rơi vào tình trạng thiếu thốn, nợ nần chồng chất. Vì vậy, dù sinh sống và học tập ở đâu, tân sinh viên cần phải học cách tiết kiệm và quản lý chi tiêu của bản thân thật rõ ràng.

Đọc thêm

Quận Hà Đông huy động gần 2.000 người khắc phục hậu quả của bão Camera 360 trẻ

Quận Hà Đông huy động gần 2.000 người khắc phục hậu quả của bão

TTTĐ - Theo báo cáo nhanh của Quận ủy Hà Đông (Hà Nội) về tình hình phòng, chống bão số 3 trên địa bàn, tính đến 5h ngày 8/9, toàn quận huy động tổng số 1.772 người tham gia khắc phục hậu quả của bão.
579 đội thanh niên tình nguyện hỗ trợ khắc phục hậu quả bão YAGI Camera 360 trẻ

579 đội thanh niên tình nguyện hỗ trợ khắc phục hậu quả bão YAGI

TTTĐ - Với tinh thần sẵn sàng, chủ động, ngay sau YAGI (bão số 3) vừa đi qua, đoàn viên, thanh niên Thủ đô tiếp tục phối hợp với các lực lượng chức năng khắc phục hậu quả nó để lại.
Bàn giải pháp hỗ trợ phụ nữ và trẻ em dân tộc thiểu số Camera 360 trẻ

Bàn giải pháp hỗ trợ phụ nữ và trẻ em dân tộc thiểu số

TTTĐ - Học viện Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia, với chủ đề “Rà soát, xác định vấn đề xã hội cấp thiết với phụ nữ, trẻ em vùng dân tộc thiểu số và miền núi; khuyến nghị, đề xuất nội dung, giải pháp vận động, hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số giai đoạn tiếp theo”.
Hiến kế xây dựng Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại Tôi yêu Hà Nội

Hiến kế xây dựng Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại

TTTĐ - Với tình yêu Hà Nội, các thí sinh tham gia vòng chung khảo Cuộc thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô đã đề xuất nhiều giải pháp xây dựng thành phố văn hiến, văn minh, hiện đại.
Thanh niên sẵn sàng '4 tại chỗ' hỗ trợ ứng phó bão số 3 Camera 360 trẻ

Thanh niên sẵn sàng '4 tại chỗ' hỗ trợ ứng phó bão số 3

TTTĐ - Trung ương Đoàn vừa chỉ đạo các Tỉnh, Thành đoàn và Đoàn trực thuộc khẩn cấp ứng phó với bão số 3, trong đó 100% Đoàn Thanh niên các cấp, đặc biệt những nơi cảnh báo có nguy cơ cao về mưa lũ, sạt lở, lũ quét... củng cố các Đội Thanh niên tình nguyện xung kích, sẵn sàng theo phương châm “4 tại chỗ”, tham gia công tác hỗ trợ ứng phó với bão số 3
Bàn tay vàng làng nghề truyền thống thi tài làm bánh Trung thu Camera 360 trẻ

Bàn tay vàng làng nghề truyền thống thi tài làm bánh Trung thu

TTTĐ - Chiều 6/9, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Thanh Trì, Hà Nội phối hợp với Phòng Kinh tế huyện, cùng xã Liên Ninh tổ chức chương trình Liên hoan Bàn tay vàng làng nghề truyền thống bánh Trung thu năm 2024.
Tuổi trẻ Quảng Ninh ra quân hỗ trợ người dân ứng phó bão Yagi Camera 360 trẻ

Tuổi trẻ Quảng Ninh ra quân hỗ trợ người dân ứng phó bão Yagi

TTTĐ - Bão số 3 (Yagi) đã mạnh lên thành siêu bão và cách Quảng Ninh 400km. Đoàn Thanh niên các địa phương trên địa bản tỉnh đã ra quân hỗ trợ người dân ứng phó với bão.
Câu lạc bộ Bắn cung Barebow Hà Nội chính thức ra mắt Camera 360 trẻ

Câu lạc bộ Bắn cung Barebow Hà Nội chính thức ra mắt

TTTĐ - Chiều 5/9, tại sân bắn cung X10 Archery (Hoàng Mai, Hà Nội), Câu lạc bộ (CLB) Bắn cung Barebow Hà Nội đã chính thức ra mắt, nhằm đẩy mạnh phong trào thể thao trên địa bàn Thủ đô và cả nước.
Những cô nàng thủ khoa Tài chính xuất sắc toàn diện Camera 360 trẻ

Những cô nàng thủ khoa Tài chính xuất sắc toàn diện

TTTĐ - Các cô gái này là thủ khoa tốt nghiệp của Học viện Tài chính. Học giỏi, rèn luyện tốt, họ còn tham gia tích cực vào các hoạt động phong trào, bởi cho rằng học đại học không nên chỉ gói gọn trong sách vở.
Đội “Tôi yêu Hà Nội” xuất sắc giành giải Nhất Tôi yêu Hà Nội

Đội “Tôi yêu Hà Nội” xuất sắc giành giải Nhất

TTTĐ - Trải qua các phần thi gay cấn, hấp dẫn, đội thi “Tôi yêu Hà Nội” xuất sắc giành giải Nhất chung khảo Cuộc thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
Xem thêm