Tag

Rộn ràng “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình”

Người Hà Nội 06/10/2024 09:29
aa
TTTĐ - Chương trình “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình” không chỉ là bữa tiệc văn hóa mang lại cảm xúc sâu lắng cho khán giả, khẳng định những nỗ lực không ngừng của thành phố trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử, mà còn góp phần giáo dục thế hệ trẻ về lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc.
Sôi động, khí thế, đậm đà bản sắc "Ngày hội văn hóa vì hòa bình" Tôn vinh nền văn hiến, bản sắc văn hóa của Thủ đô Tự hào là công dân Thủ đô
“Ngày hội Văn hóa vì hòa bình” là dịp đặc biệt để những di sản văn hóa của Thủ đô cùng tụ hội, tập trung quảng bá, giới thiệu rộng rãi tới người dân và du khách
“Ngày hội Văn hóa vì hòa bình” là dịp đặc biệt để những di sản văn hóa của Thủ đô cùng tụ hội, tập trung quảng bá, giới thiệu rộng rãi tới người dân và du khách

“Ngày hội Văn hóa vì hòa bình” có khoảng 10.000 người tham gia, trong đó, khoảng 700 đại biểu khách mời trong nước và quốc tế, 9.000 người tham gia gồm lực lượng diễu hành và trình diễn là nghệ nhân và Nhân dân của 30 quận, huyện, thị xã; các nghệ sĩ, diễn viên, nhạc công và các tầng lớp Nhân dân Thủ đô, bạn bè quốc tế.

Rộn ràng “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình”
"Ngày hội Văn hóa vì hòa bình” có khoảng 10.000 người tham gia

Là những người trực tiếp tham gia lễ diễu hành ông Lê Thanh Bình (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) chia sẻ: “Tôi rất phấn khởi và tự hào khi được tham gia đoàn diễu hành cựu thanh niên xung phong của phường trong sự kiện “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình”.

Hơn 60 năm sinh sống trên mảnh đất Thủ đô, đây là lần đầu tiên tôi được có mặt trong một sự kiện lớn kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Cả đêm qua, tôi đã mất ngủ vì hồi hộp mong chờ đến sáng để được chứng kiến thời khắc vô cùng quan trọng của Thủ đô và đất nước.

Rộn ràng “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình”
Sự kiện có khoảng 9.000 người tham gia gồm lực lượng diễu hành và trình diễn là nghệ nhân và Nhân dân của 30 quận, huyện, thị xã; các nghệ sĩ, diễn viên, nhạc công và các tầng lớp nhân dân Thủ đô, bạn bè quốc tế

Tham gia đoàn hiễu hành cựu thanh niên xung phong trong "Ngày hội Văn hóa vì hòa bình", bà Huỳnh Thị Thảo (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) chia sẻ: "Hôm nay, giữa không khí của mùa thu, tôi thực sự xúc động và tự hào khi được chứng kiến các mốc son lịch sử suốt chiều dài của Thủ đô lần lượt được tái hiện qua “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình”. Đây là một chương trình nghệ thuật hùng tráng, sinh động, giàu cảm xúc.

Những ca khúc đã in đậm sâu trong trái tim hàng triệu người dân như: Truyền thuyết Hồ Gươm, Người Hà Nội, Hà Nội niềm tin và hy vọng… như một dòng chảy thấm đượm tình yêu, niềm tự hào về Thủ đô và đất nước.

Chương trình cũng thể hiện niềm tin vào trí tuệ, sự sáng tạo, bản lĩnh của người Việt qua từng thời kỳ lịch sử cũng như đưa đất nước vượt qua bao khó khăn”.

Rộn ràng “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình”
Các bạn trẻ vinh dự được tham gia đoàn diễu hành

Vinh dự khi được làm nhiệm vụ tại sự kiện trọng đại của Thủ đô và đất nước, bạn Nguyễn Văn Hiếu (Đống Đa, Hà Nội) cho biết: "Em rất vui và tự hào khi được chọn tham gia diễu hành tại sự kiện quan trọng này. Mặc dù thời gian tập luyện chỉ khoảng một tuần, song tất cả chúng em đều nỗ lực, tập luyện hết sức mình để hôm nay đóng góp chút công sức bé nhỏ, tạo lên thành công cho "Ngày hội Văn hóa vì hòa bình".

Rộn ràng “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình”
Nhóm các bạn sinh viên Đại học Mở Hà Nội tham gia đoàn diễu hành

Có mặt tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm từ sáng sớm, nhóm các bạn sinh viên Đại học Mở Hà Nội đã khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ được giao. Bạn Lê Phương Thúy (sinh viên năm nhất) vui mừng cho biết: "Khi biết đến sự kiện quan trọng này, chúng em đã đăng ký với trường và được lựa chọn tham gia vào khối diễu hành. Đây thật sự là niềm vinh dự quá lớn lao của chúng em.

Hôm nay, được chứng kiến các màn biểu diễn tái hiện lại khoảnh khắc lịch sử hào hùng, trống ngực em đập rộn ràng, em đã khóc vì xúc động, vì tự hào với truyền thống lịch sử của Thủ đô và dân tộc. Chúng em nguyện sẽ cố gắng học tập và rèn luyện hết mình để xây dựng hình ảnh thế hệ trẻ năng động, sáng tạo, cống hiến hết mình để xây dựng Thủ đô ngày càng phát triển".

Rộn ràng “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình”
Nhóm các nghệ sĩ tham gia diễu hành

Nằm trong chuỗi các sự kiện kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô, “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình” nhằm lan tỏa thông điệp về giá trị của văn hóa, hòa bình và sức sáng tạo của con người Thăng Long - Hà Nội qua các thời kỳ.

Đặc biệt, sự kiện này thực sự là Ngày hội của người dân Hà Nội vì được thực hiện bởi hàng nghìn quần chúng, Nhân dân Thủ đô, cùng tham gia tái hiện những mốc son lịch sử của Thủ đô qua các thời kỳ; giới thiệu, trình diễn các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, các lễ hội và các làng nghề tiêu biểu của Thủ đô...

Rộn ràng “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình”
Các bác cựu thanh niên xung phong của Thủ đô Hà Nội tham gia diễu hành

Điểm nhấn ấn tượng là màn thực cảnh tái hiện thời khắc lịch sử trọng đại của Thủ đô và đất nước ngày 10/10/1954, khi đoàn quân tiến về tiếp quản trong rợp trời cờ, hoa và niềm hân hoan chiến thắng, kết thúc 9 năm trường kỳ kháng chiến gian khổ, ác liệt với biết bao hy sinh, mất mát và tinh thần anh dũng, bất khuất của Nhân dân ta trước một kẻ thù hùng mạnh, viết nên bản anh hùng ca trong sự nghiệp cách mạng của Đảng ta và dân tộc ta.

Rộn ràng “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình”
Lực lượng đoàn viên thanh niên phục vụ tại "Ngày hội Văn hóa vì hòa bình”

Bên cạnh đó, “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình” còn là dịp để tôn vinh nền văn hiến, bản sắc văn hóa vì hòa bình của Thủ đô Hà Nội, vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi lắng đọng hào khí Thăng Long, hồn thiêng sông núi, nơi kết tinh và tỏa sáng trí tuệ Việt Nam, tỏa sáng lương tri và phẩm giá con người.

Rộn ràng “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình”
"Ngày hội Văn hóa vì hòa bình” kỳ vọng sẽ lan tỏa giá trị lịch sử và văn hóa của Thủ đô đến với cả nước và bạn bè quốc tế

"Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình" được kỳ vọng sẽ tạo ra hiệu ứng truyền thông đặc biệt, lan tỏa giá trị lịch sử và văn hóa của Thủ đô đến với cả nước và bạn bè quốc tế. Đây không chỉ là dịp để Hà Nội khẳng định vị thế của một thành phố lịch sử, văn hóa mà còn là trung tâm du lịch, kinh tế, chính trị quan trọng của cả nước.

Sự kiện này cũng là một phần trong chiến lược phát triển các sản phẩm công nghiệp văn hóa, góp phần thúc đẩy du lịch văn hóa và phát triển kinh tế bền vững cho Thủ đô.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Bài 2: Ấn tượng không gian di tích bên sông Hồng Người Hà Nội

Bài 2: Ấn tượng không gian di tích bên sông Hồng

TTTĐ - Trong hơn 6.000 di tích lịch sử, văn hóa của Hà Nội, nhiều nơi đã “bắt kịp” hơi thở của thời đại, ứng dụng công nghệ để số hóa, phát huy hiệu quả giá trị văn hóa, mang lại trải nghiệm mới mẻ, hấp dẫn cho du khách và người dân. Đền Rừng là một trong số những di tích đó.
Không tăng giá vé từ cảng Ao Tiên đi Cô Tô Người Hà Nội

Không tăng giá vé từ cảng Ao Tiên đi Cô Tô

TTTĐ - Trước thông tin về khả năng tăng giá vé tàu từ cảng cao cấp Ao Tiên đi các xã đảo thuộc huyện Vân Đồn và huyện Cô Tô, Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ninh cùng UBND huyện Cô Tô đã tổ chức buổi đối thoại với các doanh nghiệp vận tải hành khách để làm rõ vấn đề.
Bài 1: Huyền tích ngôi đền linh thiêng ven sông Hồng Người Hà Nội

Bài 1: Huyền tích ngôi đền linh thiêng ven sông Hồng

TTTĐ - Nằm ven sông Hồng, ngôi đền Rừng hướng ra sông Hồng quanh năm mát mẻ và rộn ràng câu hát Văn. Theo lời giới thiệu của những thanh đồng, tôi đã có dịp đặt chân tới đền Rừng và được nghe những câu chuyện tâm linh huyền bí ở ngôi đền cổ hơn một trăm năm trước.
Hạnh phúc vì “ngôi nhà xưa” đầm ấm, khang trang Nhịp điệu cuộc sống

Hạnh phúc vì “ngôi nhà xưa” đầm ấm, khang trang

TTTĐ - Là người đặt nền móng và phát triển ấn phẩm từ bản tin nội bộ thành tờ báo Tuổi trẻ Thủ đô, nữ Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô nghỉ hưu đã lâu nhưng vẫn vô cùng tâm huyết và dõi theo những hoạt động của báo. Nhân dịp 40 năm báo Tuổi trẻ Thủ đô xuất bản số đầu tiên, bà Khúc Nga hồ hởi dành cho chúng tôi - thế hệ phóng viên đi sau cuộc trò chuyện tâm tình đầy ắp những kỷ niệm vui buồn dưới “mái nhà” 19 Lý Thường Kiệt.
Lan tỏa tinh thần “Hà Nội vì cả nước”, nhân lên những giá trị nhân văn Người Hà Nội

Lan tỏa tinh thần “Hà Nội vì cả nước”, nhân lên những giá trị nhân văn

TTTĐ - Trong suốt 40 năm qua, bên cạnh việc phát triển nội dung, thương hiệu, thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị, báo Tuổi trẻ Thủ đô còn miệt mài, tích cực với các hoạt động an sinh xã hội rộng khắp trên các tỉnh, thành cả nước. Từ Tây Bắc, Tây Nguyên đến Tây Nam Bộ… nơi nào khó khăn cũng có dấu ấn của những người làm báo đến từ Thủ đô - trái tim thiêng liêng của cả nước. Lan tỏa tinh thần “Hà Nội vì cả nước”, đan chặt những cánh tay để khối đại đoàn kết dân tộc được thêm vững chắc, phát huy truyền thống “lá lành đùm lá rách”, những giá trị tốt đẹp của Việt Nam vì thế được cùng nhân lên và tỏa sáng.
Tháng ba mùa xuân đi qua ngõ Người Hà Nội

Tháng ba mùa xuân đi qua ngõ

TTTĐ - Cái rét cắt da ở lại trong năm cũ, cái nắng cháy bỏng của mùa hè còn nấp sau những áng mây dày nặng hơi nước, tháng ba là lúc mùa xuân chín, dần đi qua ngõ, dần trôi đi với bao kỉ niệm đẹp đẽ chúng ta đã có thêm trong đời…
Những câu chuyện đậm chất Hà Nội trên sóng phát thanh, truyền hình Người Hà Nội

Những câu chuyện đậm chất Hà Nội trên sóng phát thanh, truyền hình

TTTĐ - Với vai trò, trách nhiệm là cơ quan tuyên truyền của Đảng bộ và chính quyền TP, cùng với báo chí Thủ đô, Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội luôn tích cực đi đầu trong công tác tuyên truyền xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Quảng bá văn hóa đời thường, đậm chất riêng có của người Hà Nội Người Hà Nội

Quảng bá văn hóa đời thường, đậm chất riêng có của người Hà Nội

TTTĐ - Các bài viết, phóng sự, chương trình truyền hình về văn hóa ứng xử, lối sống thanh lịch đã trở thành kênh thông tin hữu ích, giúp người dân hiểu rõ hơn về giá trị của sự thanh lịch, văn minh trong đời sống hiện đại.
Nâng cao hiệu quả truyền thông, mang lại giá trị tích cực cho Thủ đô Người Hà Nội

Nâng cao hiệu quả truyền thông, mang lại giá trị tích cực cho Thủ đô

TTTĐ - Chiều 24/3, Hội nghị tọa đàm "Báo chí, truyền thông tham gia xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh". Đây là dịp để các cơ quan báo chí, truyền thông cũng như các địa phương tại Hà Nội khẳng định vai trò của những người cầm bút cũng như đưa ra các ý kiến tham góp, hiến kế nhằm "gạn đục khơi trong" với tâm huyết và trách nhiệm giúp cho sự nghiệp phát triển văn hóa, nâng cao hiệu quả của truyền thông, mang lại những giá trị tích cực của Thủ đô trong thời đại mới.
Trách nhiệm của báo chí, truyền thông trong đấu tranh với tin giả Người Hà Nội

Trách nhiệm của báo chí, truyền thông trong đấu tranh với tin giả

TTTĐ - Khi xuất hiện tin giả, thông tin xấu, độc, báo chí phải kịp thời “giải độc” thông tin nhanh chóng bằng nguồn tin xác thực, tin cậy giúp người dân nắm rõ bản chất vấn đề, không để những tin này ảnh hưởng xấu đến niềm tin của người dân với Đảng, Nhà nước.
Xem thêm