Tag

Quyết liệt ngăn chặn buôn lậu thực phẩm

Xã hội 16/11/2018 13:55
aa
TTTĐ - Chỉ còn hơn hai tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Kỷ Hợi, lợi dụng dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm của người dân tăng cao nên các đối tượng đã trà trộn, buôn lậu và kinh doanh các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc. Điều này trực tiếp gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người tiêu dùng và thiệt hại cho nền kinh tế đất nước. Để ngăn chặn tình trạng nhập lậu thực phẩm dịp cuối năm, các cơ quan chức năng đã triển khai nhiều giải pháp quyết liệt.

Quyết liệt ngăn chặn buôn lậu thực phẩm

Rất khó để kiểm soát gia súc, gia cầm được vận chuyển nhỏ lẻ. Ảnh: Minh Việt

Bài liên quan

Ngăn chặn buôn lậu, vận chuyển, kinh doanh lợn không rõ nguồn gốc

Cục Quản lý thị trường: Buôn lậu, gian lận thương mại vẫn rất phức tạp

Hà Nội quyết tâm không để xảy ra các điểm “nóng” về buôn lậu

Chi cục Quản lý Thị trường Hà Nội thu giữ lô hàng gạch Royal nghi nhái

Kiểm soát từ cửa ngõ biên giới

Cận Tết Âm lịch là thời điểm thuận lợi cho nhiều đối tượng buôn bán thực phẩm bẩn, thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ xâm nhập thị trường nội địa. Ðây cũng là lúc các cơ quan chức năng tập trung lực lượng để đấu tranh, ngăn chặn những hành vi tiêu cực, góp phần bảo vệ người tiêu dùng, hỗ trợ sản xuất trong nước và ổn định thị trường. Một trong những biện pháp hiệu quả nhằm ngăn chặn tình trạng nhập lậu thực phẩm dịp cuối năm chính là kiểm soát chặt nguồn thực phẩm ngay từ cửa ngõ biên giới.

Việt Nam có nhiều tỉnh, thành phố có đường biên giới dài, nhiều cửa khẩu, cảng biển... giáp ranh với các nước trong khu vực. Đây là cơ hội thuận lợi để giao thương, buôn bán với nước bạn, tuy nhiên kéo theo đó là tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển hàng giả, hàng cấm bùng phát, nhất là vào dịp trước Tết Nguyên đán.

Thủ đoạn hoạt động của các đối tượng trong quá trình vận chuyển, buôn bán thực phẩm đều rất tinh vi như xé lẻ hàng hoặc ngụy trang dưới vỏ các loại hàng hợp pháp và trà trộn vào những loại hàng hóa khác để vận chuyển trên xe khách, tránh sự kiểm soát của cơ quan chức năng. Khi bị bắt giữ, các đối tượng này lại giở thủ đoạn “hợp lý” hóa nguồn gốc sản phẩm bằng các giấy tờ quay vòng để đối phó…

Để đối phó với các hành vi buôn bán, vận chuyển thực phẩm nhập lậu, kém chất lượng, lực lượng chức năng tại các tỉnh, thành phố có đường biên giới đã chủ động kế hoạch phối hợp cùng các đơn vị, địa phương có những biện pháp tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý. Tuy nhiên, vấn nạn này chưa giảm, mà đang có dấu hiệu “nóng” lên, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của người tiêu dùng.

Vấn đề đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tại các chợ dân sinh vẫn chưa được người dân quan tâm
Vấn đề đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tại các chợ dân sinh vẫn chưa được người dân quan tâm

Trước tình hình đó, lãnh đạo Cục Quản lý thị trường đề nghị các Sở, ngành và địa phương tập trung kiểm tra, kiểm soát tuyến vận tải biển, các cửa khẩu, đường mòn, lối mở, khu vực tập kết hàng hóa gần biên giới; kiên quyết xử lý nghiêm các vi phạm; phối hợp với cơ quan chức năng nhanh chóng khởi tố, xét xử các trường hợp vi phạm theo quy định. Cùng với đó, các địa phương có đường biên giới phải thường xuyên tổ chức kiểm tra đột xuất về an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm có nguy cơ mất an toàn cao, tiêu thụ nhiều trong dịp Tết. Bên cạnh đó, các địa phương phải tiếp tục duy trì công tác phối hợp giám sát an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu thủ công; đặc biệt chú trọng kiểm tra các phương tiện vận chuyển rượu từ các địa phương khác đưa vào tiêu thụ trên địa bàn tỉnh. Các lực lượng chức năng cần phát hiện sớm, ngăn chặn kịp thời và xử lý kiên quyết các hành vi vi phạm, đồng thời công bố công khai các đối tượng vi phạm trên phương tiện thông tin đại chúng theo quy định của pháp luật.

Tăng cường kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm

Nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng trước vấn nạn thực phẩm bẩn, nhất là dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán, vừa qua, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, Trưởng Ban chỉ đạo 389 quốc gia đã có ý kiến về tăng cường các biện pháp đấu tranh phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi buôn lậu, vận chuyển, kinh doanh thực phẩm, nhất là thịt lợn, sản phẩm từ lợn không rõ nguồn gốc.

Cụ thể, Phó Thủ tướng yêu cầu Ban Chỉ đạo 389 các Bộ, ngành, địa phương chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, lực lượng theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các biện pháp đấu tranh phòng ngừa, ngăn chặn bệnh dịch tả lợn châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam tại Công điện số 1194/CĐ-TTg ngày 12/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ và Công văn số 16/BCĐ389-VPTT ngày 26/9/2018 của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia. Nghiêm cấm mọi hình thức vận chuyển, kinh doanh, giết mổ lợn, sản phẩm lợn nhập lậu, lợn không rõ nguồn gốc.

Ban Chỉ đạo 389 các Bộ, ngành, địa phương phải tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát các cửa khẩu, đường mòn, lối mở khu vực biên giới; các chợ đầu mối, các trung tâm giết mổ gia súc nhằm phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh đối với các hành vi buôn lậu, vận chuyển, kinh doanh lợn, sản phẩm từ lợn không rõ nguồn gốc. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cần thường xuyên theo dõi, nắm chắc diễn biến tình hình về bệnh dịch tả lợn châu Phi, nhất là tình hình dịch bệnh và các hoạt động buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ lợn, sản phẩm từ lợn tại các địa bàn biên giới để chủ động triển khai các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn hiệu quả.

Theo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới: Các cấp, ngành cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền đến người dân không tham gia buôn bán, vận chuyển hàng hóa trái phép, nhất là thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc; đồng thời tăng cường các biện pháp nghiệp vụ, phối hợp các lực lượng chức năng thường xuyên tuần tra, kiểm soát ngăn chặn hàng hóa thẩm lậu vào sâu trong địa bàn; xây dựng kế hoạch đấu tranh triệt phá tận gốc các đường dây buôn bán, vận chuyển hàng cấm tuồn vào nước ta.

Mặt khác, hiện Việt Nam đang phải đối mặt với nguy cơ dịch tả lợn châu Phi xâm nhập, trong khi hiện nay chưa có vắc xin đặc trị bệnh. Vì vậy, Phó Thủ tướng nhấn mạnh: “Nhiệm vụ trọng tâm lúc này cần tập trung triển khai các biện pháp phòng chống, ngăn chặn; chú trọng đến việc tuyên truyền, nâng cao ý thức của cả cộng đồng đối với phòng chống dịch bệnh; đồng thời tổ chức giám sát chặt chẽ dịch bệnh trên đàn lợn; chỉ đạo mạng lưới thú y cơ sở hàng ngày theo dõi đàn lợn nhằm phát hiện sớm và xử lý kịp thời. Cùng với đó, các địa phương cần tăng cường công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn. Cần huy động cả cộng đồng cùng chung tay để phòng chống dịch đạt hiệu quả cao nhất.

Hà Nội: Phạt hơn 14 tỷ đồng vi phạm về an toàn thực phẩm

Ông Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, Phó Trưởng ban Chỉ đạo An toàn thực phẩm thành phố Hà Nội cho biết, từ đầu năm đến nay, thành phố đã tiến hành gần 154.000 cuộc thanh, kiểm tra các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm; phát hiện hàng nghìn cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm; xử lý hành chính hơn 14 tỷ đồng; buộc tiêu hủy hàng hóa vi phạm trị giá hơn 3 tỷ đồng.

Theo kế hoạch, từ năm 2018 - 2020, Hà Nội sẽ triển khai mô hình hệ thống cảnh báo nhanh về an toàn thực phẩm. Hệ thống đã phân ra ba cấp: Thành phố, quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn. Các điểm cảnh báo an toàn thực phẩm sẽ tiếp nhận, xử lý thông tin, đưa ra biện pháp quản lý cảnh báo về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố, từ đó đưa ra các biện pháp cảnh báo cho cộng đồng. Đây là biện pháp nhằm siết chặt chất lượng thực phẩm trên địa bàn thành phố.

Đọc thêm

Bão số 4 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới Môi trường

Bão số 4 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 4 hiện đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn Muôn mặt cuộc sống

Hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

TTTĐ - Thành phố Hà Nội sẽ xây dựng phương án hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, diện hộ nghèo, cận nghèo, vùng sâu, vùng xa…; vận động học sinh quyên góp, ủng hộ sách giáo khoa cũ vào thư viện để học sinh các lớp sau, các học sinh có hoàn cảnh khó khăn được mượn và sử dụng sách giáo khoa hiệu quả.
Sẻ chia cùng đồng bào bị thiệt hại bởi bão, lũ Muôn mặt cuộc sống

Sẻ chia cùng đồng bào bị thiệt hại bởi bão, lũ

TTTĐ - Nhằm chia sẻ và chung tay ủng hộ đồng bào các địa phương đang chịu ảnh hưởng nặng nề của bão lũ, Trường Tiểu học Đông Dư (Gia Lâm, Hà Nội) tổ chức chương trình “Tiếp sức cho em vượt qua mùa bão, lũ” nhằm phát động quyên góp ủng hộ đồng bào bị thiệt hại bởi cơn bão số 3 (bão Yagi).
Tổ chức hội nghị biểu dương người tốt, việc tốt vào sáng 7/10 Muôn mặt cuộc sống

Tổ chức hội nghị biểu dương người tốt, việc tốt vào sáng 7/10

UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 273/KH-UBND về tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt; vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2024.
Hành trình tìm "ánh sáng" của chàng trai khiếm thị Xã hội

Hành trình tìm "ánh sáng" của chàng trai khiếm thị

TTTĐ - Trong dòng đời đầy thử thách, đôi khi điều mỗi người mong mỏi chỉ là một khoảnh khắc bình yên. Hành trình tìm "ánh sáng" đầy ấm áp của chàng trai Bình An chính là hiện thân của một trái tim luôn trao gửi tình yêu thương đến với mọi người.
Cảnh báo lũ trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Nam Môi trường

Cảnh báo lũ trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Nam

TTTĐ - Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai cảnh báo từ ngày 19/9 đến 21/9, trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Nam có khả năng xuất hiện 1 đợt lũ, biên độ lũ lên trên thượng lưu các sông từ 3-7m, hạ lưu các sông từ 2-3m.
Ứng phó bão số 4, các địa phương cho học sinh nghỉ học khi cần thiết Môi trường

Ứng phó bão số 4, các địa phương cho học sinh nghỉ học khi cần thiết

TTTĐ - Ngày 19/9, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành công điện về việc chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão.
Trao giải cuộc thi "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 5 Muôn mặt cuộc sống

Trao giải cuộc thi "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 5

TTTĐ - Sáng 19/9, Báo Người Lao động tổ chức Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi viết "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 5 và phát động cuộc thi trong năm 2024 - 2025. Trong lần thứ 5 tổ chức, có 6 tác phẩm đã nhận được giải thưởng này.
Quảng Nam: Nâng cao trách nhiệm phòng chống thiên tai cho người dân Môi trường

Quảng Nam: Nâng cao trách nhiệm phòng chống thiên tai cho người dân

TTTĐ - Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, chiều 18/9, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng chủ trì cuộc họp khẩn với Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh nhằm đưa ra các biện pháp ứng phó.
Thu nhận mẫu ADN cho thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính Xã hội

Thu nhận mẫu ADN cho thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính

TTTĐ - Thực hiện Kế hoạch của Bộ Công an và Công an TP Hà Nội về việc triển khai thu nhận mẫu ADN nhằm xác định danh tính cho các liệt sĩ chưa được tìm thấy hoặc chưa rõ danh tính, Cục C06 - Bộ Công an cùng Công an TP Hà Nội đã phối hợp với UBND huyện Phú Xuyên và các cơ quan liên quan tổ chức chương trình thu nhận mẫu ADN cho thân nhân liệt sĩ. Đây cũng là hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), mang ý nghĩa sâu sắc về sự tri ân và tưởng nhớ đối với những người con đã hy sinh vì độc lập dân tộc.
Xem thêm