Tag
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Quyết liệt điều hành tiền tệ, tín dụng, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh

Kinh tế 01/02/2022 09:00
aa
TTTĐ - Năm 2021 là năm có ý nghĩa quan trọng, mở đầu cho một giai đoạn phát triển mới với nhiều sự kiện trọng đại của đất nước; Là năm đầu triển khai các Nghị quyết Đại hội thứ XIII của Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 và các kế hoạch 5 năm 2021 - 2025. Tuy nhiên, đây cũng là năm chúng ta tiếp tục phải đối mặt với những làn sóng COVID-19 với nhiều cam go và thử thách.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nêu đích danh việc tăng vốn cho Agribank NAPAS xây dựng mạng lưới thanh toán bán lẻ thuận tiện, an toàn Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng cường thanh tra các công ty tài chính Phó Thống đốc Đào Minh Tú: Khuyến khích cho vay nông nghiệp, nông thôn Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: Áp lực điều hành chính sách tiền tệ thời gian tới là rất lớn

Nhiệm vụ Chính phủ đặt ra cho ngành ngân hàng ngay từ đầu năm 2021 với trọng tâm về điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ nền kinh tế khắc phục khó khăn do dịch COVID-19; Điều hành tín dụng hiệu quả, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn phục vụ sản xuất - kinh doanh, hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã cụ thể hoá thành các chính sách, giải pháp điều hành về tiền tệ, tín dụng để tháo khó, gỡ thắt cho người dân, doanh nghiệp, khôi phục sản xuất kinh doanh và tạo đà cho tăng trưởng kinh tế.

Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú phát biểu tại buổi họp báo thông tin chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng năm 2021, định hướng nhiệm vụ năm 2022
Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú phát biểu tại buổi họp báo thông tin chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng năm 2021, định hướng nhiệm vụ năm 2022

Điều hành CSTT phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và chính sách vĩ mô khác

Thứ nhất, NHNN điều hành CSTT phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và chính sách vĩ mô khác góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế; trong đó, điều hành đồng bộ các công cụ CSTT để điều tiết thanh khoản phù hợp, ổn định thị trường tiền tệ; nhờ đó, lãi suất liên ngân hàng duy trì ở mức thấp, hỗ trợ tổ chức tín dụng (TCTD) giảm chi phí vốn để có điều kiện tiếp tục cắt giảm lãi suất cho vay.

NHNN điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát và thị trường tiền tệ, hỗ trợ phục hồi kinh tế: Duy trì ổn định các mức lãi suất điều hành, tạo điều kiện cho TCTD tiếp cận nguồn vốn từ NHNN với chi phí thấp; Tiếp tục chỉ đạo TCTD chủ động cân đối khả năng tài chính, triệt để tiết giảm chi phí hoạt động, tập trung mọi nguồn lực để giảm lãi suất cho vay. Nhờ đó, mặt bằng lãi suất cho vay của TCTD giảm thêm 0,81%/năm trong 11 tháng đầu năm 2021; Lãi suất cho vay ngắn hạn bình quân bằng VND đối với một số ngành, lĩnh vực ưu tiên ở mức 4,3%/năm, thấp hơn mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa theo quy định của NHNN (4,5%/năm); Lãi suất cho vay bình quân của NHTM trong nước đối với các khoản cho vay mới và cũ còn dư nợ ở mức 7,6-9,3%/năm.

NHNN điều hành tỷ giá chủ động, linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường trong và ngoài nước, các cân đối vĩ mô, tiền tệ và mục tiêu CSTT; Thanh khoản thị trường thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp được đáp ứng đầy đủ, kịp thời; Dự trữ ngoại hối Nhà nước có điều kiện được bổ sung; Thị trường vàng diễn biến ổn định, không có hiện tượng đầu cơ, găm giữ ngoại tệ hay vàng; Từng bước đưa nguồn lực vào sản xuất kinh doanh; Phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác, hỗ trợ Bộ Tài chính giảm chi phí huy động vốn cho ngân sách nhà nước thông qua phát hành trái phiếu chính phủ, từ đó hỗ trợ đảm bảo các nhiệm vụ chi cho phòng chống dịch, cho đầu tư phát triển và an sinh xã hội.

Thứ hai, NHNN điều hành các giải pháp tín dụng phù hợp, đảm bảo cung ứng vốn cho nền kinh tế, tập trung vào lĩnh vực sản xuất - kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận vốn tín dụng.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Trên cơ sở mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2021 khoảng 6,5% và lạm phát khoảng 4% được Quốc hội và Chính phủ đặt ra từ đầu năm, NHNN xây dựng chỉ tiêu định hướng tăng trưởng tín dụng cả năm 2021 khoảng 12%, được điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, để tạo điều kiện cho TCTD hỗ trợ nền kinh tế, NHNN đã linh hoạt điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với TCTD có đề nghị trên cơ sở đánh giá tình hình hoạt động, năng lực tài chính, quản trị điều hành và khả năng mở rộng tín dụng lành mạnh của từng TCTD và diễn biễn thị trường; ưu tiên đối với TCTD thực hiện chủ trương của Chính phủ và chỉ đạo của NHNN giảm lãi suất cho vay nhằm chia sẻ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân.

NHNN điều hành tín dụng tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ; kiểm soát chặt chẽ tín dụng trong lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản, chứng khoán, các dự án BOT, BT giao thông; Chỉ đạo TCTD đẩy mạnh triển khai các chương trình, chính sách tín dụng đối với ngành, lĩnh vực theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ (như tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Cho vay các chương trình trong nông nghiệp; Cho vay phát triển công nghiệp hỗ trợ; Cho vay nhà ở xã hội,...); Chú trọng thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong tiếp cận tín dụng ngân hàng, đặc biệt là đối với DNNVV, hợp tác xã; Tăng cường triển khai kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn.

Bên cạnh đó, nhằm tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong việc tiếp cận tín dụng, đáp ứng nhu cầu hợp pháp của người dân, góp phần hạn chế “tín dụng đen”, ngành ngân hàng đã quyết liệt triển khai nhiều giải pháp như đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ, phát triển các dịch vụ trực tuyến; mở rộng mạng lưới, đa dạng sản phẩm dịch vụ, đơn giản hóa thủ tục cho vay đáp ứng nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp và mọi tầng lớp dân cư.

Thứ ba, NHNN triển khai quyết liệt các giải pháp, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khắc phục khó khăn do dịch COVID-19: 2 lần điều chỉnh, gia hạn các mốc thời gian của chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch, nhằm tạo điều kiện hơn nữa giúp khách hàng được cơ cấu lại nợ phù hợp với dòng tiền, diễn biến của dịch bệnh, mà không bị chuyển sang nhóm nợ có mức độ rủi ro cao hơn, mặt khác khuyến khích TCTD cho vay mới để khách hàng duy trì, phục hồi sản xuất - kinh doanh.

Từ khi bắt xuất hiện dịch COVID-19 đến nay, lũy kế tổng giá trị nợ các TCTD đã cơ cấu nợ giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch là trên 600.000 tỷ đồng; Miễn, giảm, hạ lãi suất cho trên 2 triệu khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch với dư nợ trên 3,87 triệu tỷ đồng...

Ngân hàng Nhà nước chú trọng thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong tiếp cận tín dụng ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước chú trọng thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong tiếp cận tín dụng ngân hàng

NHNN kịp thời triển khai các chính sách hỗ trợ cho các đối tượng theo chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ: Ban hành các Thông tư hướng dẫn và thực hiện tái cấp vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội, lãi suất 0%/năm, không có tài sản bảo đảm để cho người sử dụng lao động vay trả lương ngừng việc và trả lương phục hồi sản xuất theo Nghị quyết 68/NQ-CP, Nghị quyết 126/NQ-CP của Chính phủ, Quyết định 23/2021/QĐ-TTg, Quyết định 33/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

NHNN đã chỉ đạo các TCTD, trung gian thanh toán tiếp tục thực hiện chính sách: Giảm 50% phí giao dịch qua Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng và giảm 50% phí khai thác thông tin tín dụng, góp phần giảm chi phí cấp tín dụng cho các TCTD; Giảm 75-90% phí chuyển mạch qua ATM/POS, chuyển tiền nhanh 24/7; Áp dụng chính sách miễn, giảm phí tài khoản, thẻ cho khách hàng.

NHNN chỉ đạo các TCTD nghiêm túc triển khai các giải pháp cấp bách của ngành để tăng cường phòng chống và khắc phục khó khăn do tác động của dịch bệnh; Tổ chức các hội nghị trực tuyến toàn ngành, hội nghị kết nối ngân hàng - doanh nghiệp tại các địa phương về tăng cường tín dụng ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp, người dân khắc phục khó khăn; Hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, người dân theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 105/NQ-CP, Nghị quyết 63/NQ-CP.

Trước tình hình ngành lúa gạo gặp nhiều khó khăn trong khâu lưu thông, xuất khẩu do hầu hết các tỉnh, thành phố phía Nam áp dụng giãn cách xã hội thời gian qua, ngành ngân hàng đã tập trung nguồn vốn, xem xét nâng hạn mức tín dụng trên địa bàn 13 tỉnh ĐBSCL nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn thu mua, tạm trữ thóc, gạo với thời hạn hợp lý và xem xét giảm thêm lãi vay; Linh hoạt áp dụng các hình thức bảo đảm tiền vay, bao gồm bảo đảm bằng tài sản hình hành từ vốn vay hoặc cho vay không có tài sản bảo đảm trên cơ sở quản lý dòng tiền. Đến nay, tại khu vực ĐBSCL các TCTD đã cấp hạn mức tín dụng hơn 85 nghìn tỷ đồng cho các doanh nghiệp, thương nhân thu mua, tạm trữ thóc, gạo; Đã giải ngân với tổng doanh số lũy kế hơn 129 nghìn tỷ đồng để thu mua hơn 19,86 triệu tấn gạo. Dư nợ thu mua để chế biến, tiêu thụ gạo đạt khoảng 60 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 30% so với cuối năm 2020. Đặc biệt, theo báo cáo nhanh tại khu vực ĐBSCL, sau 4 tháng kể từ khi có chỉ đạo của NHNN, dư nợ cho vay thu mua để chế biến, tiêu thụ lúa gạo tại khu vực ĐBSCL đã tăng hơn 9.000 tỷ đồng, hạn mức cấp tín dụng tăng gần 12.000 tỷ đồng.

Những giải pháp cho năm 2022

Để góp phần góp phần phục hồi và phát triển kinh tế, hướng tới đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP 2022 đã được Quốc hội giao là 6-6,5%, trên tinh thần bám sát các chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chỉnh phủ; Căn cứ diễn biến kinh tế vĩ mô và tình hình thực tế, NHNN sẽ chú trọng triển khai một số giải pháp điều hành tiền tệ, tín dụng.

NHNN sẽ điều hành chủ động, linh hoạt, đồng bộ các công cụ CSTT, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế, thích ứng kịp thời với diễn biến thị trường trong và ngoài nước.

NHNN chú trọng điều hành lãi suất phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát, diễn biến thị trường và mục tiêu CSTT; Khuyến khích các TCTD tiếp tục tiết giảm chi phí để phấn đấu giảm lãi suất cho vay, tạo điều kiện giảm chi phí vốn cho người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế; Điều hành tín dụng phù hợp theo hướng mở rộng tín dụng, tập trung vốn cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; Định hướng cơ cấu tín dụng phù hợp với chuyển dịch nền kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững.

NHNN tiếp tục đánh giá hoạt động tín dụng đối với ngành, lĩnh vực, vai trò, khả năng phục hồi, phát triển bền vững của các ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế để chỉ đạo các TCTD có chính sách ưu tiên, hỗ trợ và tập trung tín dụng nhằm góp phần khôi phục và phát triển kinh tế. Phối hợp với các Bộ, ngành tháo gỡ vướng mắc trong việc triển khai các chương trình, chính sách tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Tại khu vực ĐBSCL các tổ chức tín dụng đã cấp hạn mức tín dụng hơn 85 nghìn tỷ đồng cho các doanh nghiệp, thương nhân thu mua, tạm trữ thóc, gạo
Tại khu vực ĐBSCL các tổ chức tín dụng đã cấp hạn mức tín dụng hơn 85 nghìn tỷ đồng cho các doanh nghiệp, thương nhân thu mua, tạm trữ thóc, gạo

Ngoài ra, NHNN tiếp tục triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, thiên tai, dịch bệnh; Chỉ đạo các TCTD tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong việc tiếp cận tín dụng, đáp ứng nhu cầu hợp pháp của người dân, góp phần hạn chế “tín dụng đen”; Tiết giảm chi phí hoạt động, tiếp tục phấn đấu giảm lãi suất cho vay, giảm phí dịch vụ thanh toán; Tăng cường phối hợp với các địa phương đẩy mạnh chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp; Triển khai các chương trình tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với các ngành, lĩnh vực.

Việc đẩy mạnh triển khai nhiệm vụ của ngành ngân hàng trong các Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG xây dựng Nông thôn mới, CTMTQG giảm nghèo bền vững, CTMTQG phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số) theo Quyết định phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền; Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tiếp tục rà soát, hoàn thiện khung khổ pháp lý cho hoạt động chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội... cũng được NHNN quan tâm.

NHNN cũng sẽ phối hợp các bộ, ngành trong xây dựng và triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; Trong đó có chính sách hỗ trợ lãi suất từ ngân sách Nhà nước đối với khoản vay thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong giai đoạn 2022-2023.

Đọc thêm

Vốn FDI "chảy" mạnh vào Đồng Nai Nhịp sống phương Nam

Vốn FDI "chảy" mạnh vào Đồng Nai

TTTĐ - Trong 8 tháng năm 2024, tỉnh Đồng Nai thu hút đầu tư trong nước đạt trên 42.000 tỷ đồng, gấp gần 5 lần so với cùng kỳ năm 2023; thu hút đầu tư nước ngoài đạt khoảng 1,1 tỷ USD, tăng 34% so với cùng kỳ năm 2023.
Đảm bảo nguồn lương thực, thực phẩm phục vụ người dân dịp cuối năm Nông thôn mới

Đảm bảo nguồn lương thực, thực phẩm phục vụ người dân dịp cuối năm

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền đề nghị các địa phương khẩn trương phục hồi sản xuất kinh doanh, bù đắp thiệt hại sau bão gây ra, bảo đảm nguồn lương thực thực phẩm phục vụ cho cuối năm...
Đảm bảo cung cấp đủ lượng rau xanh cho người tiêu dùng Thủ đô Nông thôn mới

Đảm bảo cung cấp đủ lượng rau xanh cho người tiêu dùng Thủ đô

TTTĐ - Đoàn công tác của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã đi kiểm tra công tác khôi phục sản xuất nông nghiệp sau ảnh hưởng của cơn bão số 3 trên địa bàn huyện Mê Linh.
Giá xăng E5RON92 và RON95-III được điều chỉnh tăng nhẹ Thị trường - Tài chính

Giá xăng E5RON92 và RON95-III được điều chỉnh tăng nhẹ

TTTĐ - Sau nhiều phiên giảm giá liên tiếp, chiều nay (19/9), giá xăng E5RON92 và RON95-III được điều chỉnh tăng nhẹ. Tuy nhiên, giá cả 2 mặt hàng đều không vượt quá 20.000 đồng/lít.
Perfetti Van Melle Việt Nam bổ nhiệm ông Jan-Willem Paans làm Tổng Giám đốc Điều hành Doanh nghiệp

Perfetti Van Melle Việt Nam bổ nhiệm ông Jan-Willem Paans làm Tổng Giám đốc Điều hành

TTTĐ - Perfetti Van Melle chính thức công bố bổ nhiệm ông Jan-Willem Paans vào vị trí Giám đốc Điều hành Perfetti Van Melle Việt Nam từ ngày 15 tháng 8 năm 2024.
PNJ được vinh danh tại giải thưởng Phát triển bền vững quốc tế JWA 2024 Doanh nghiệp

PNJ được vinh danh tại giải thưởng Phát triển bền vững quốc tế JWA 2024

TTTĐ - Ngày 18/9, tại HongKong (Trung Quốc), PNJ là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên và duy nhất được vinh danh tại hạng mục “Social Empowerment” (Trao quyền xã hội) trong lễ trao giải JWA 2024 nhờ những chiến lược DE&I (viết tắt cho đa dạng (diversity), bình đẳng (equity) và hòa nhập (inclusion) được nhiều doanh nghiệp áp dụng vào chiến lược nhân sự) tiên phong và hiệu quả.
ACB đứng đầu trên bảng đánh giá xếp hạng tín nhiệm Doanh nghiệp

ACB đứng đầu trên bảng đánh giá xếp hạng tín nhiệm

TTTĐ - Mới đây, Hội đồng Xếp hạng tín nhiệm của FiinRatings – đơn vị xếp hạng tín nhiệm độc lập và uy tín trong nước – đã công bố kết quả xếp hạng tín nhiệm lần đầu đối với Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) như sau: Xếp hạng Tín nhiệm dài hạn nhà phát hành đạt mức "AA+" với triển vọng xếp hạng "Ổn định".
Công ty Kim Tơ bị ngừng sử dụng hóa đơn do nợ thuế Doanh nghiệp

Công ty Kim Tơ bị ngừng sử dụng hóa đơn do nợ thuế

TTTĐ - Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa ban hành quyết định ngừng sử dụng hóa đơn đối với Công ty TNHH Dịch vụ và Thương mại Kim Tơ.
"Kim chỉ Nam" đưa Đồng Nai phát triển vượt bậc Thị trường - Tài chính

"Kim chỉ Nam" đưa Đồng Nai phát triển vượt bậc

TTTĐ - Quyết định số 586/QĐ-TTg ngày 3/7/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đây được coi là "kim chỉ Nam" giúp tỉnh Đồng Nai đột phá phát triển.
Singapore đầu tư nhà máy cà phê hơn 2.000 tỷ đồng tại Bình Định Doanh nghiệp

Singapore đầu tư nhà máy cà phê hơn 2.000 tỷ đồng tại Bình Định

TTTĐ - Dự án nhà máy sản xuất cà phê hòa tan sấy lạnh có vốn đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng, thuộc Tập đoàn Food Empire Holdings của Singapore đã được trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Bình Định.
Xem thêm