Tag

Quy hoạch nước sạch, đảm bảo linh hoạt trong cấp nước cho người dân

Xã hội 04/12/2019 11:25
aa
TTTĐ - Trong nhiệm kỳ này, thành phố Hà Nội quyết định phương án chỉ có một tiêu chí nước sạch cho toàn thành phố, không phân biệt nước sạch đô thị, nước hợp vệ sinh. Thành phố cũng quy về một đầu mối quản lý để có tổng hợp, theo dõi, đề xuất; xem xét quy hoạch nước sạch để bảo đảm an ninh, linh hoạt cấp nước cho người dân khi có sự cố…

Quy hoạch nước sạch, đảm bảo linh hoạt trong cấp nước cho người dân

Quang cảnh kỳ họp sáng 4/12

Bài liên quan

Đầu tư xây dựng nhà máy nước sạch sông Đuống là đúng quy hoạch

Hà Nội sẽ thuê đơn vị tư vấn độc lập tính giá nước sạch

Hà Nội giải đáp thông tin bù giá nước sạch sông Đuống

Sáng 4/12, tại kỳ họp thứ 11, HĐND TP Hà Nội khóa XV, Phó Chủ tịch HĐND TP Phùng Thị Hồng Hà đã báo cáo tổng hợp thảo luận tổ về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Các ý kiến xây dựng thẳng thắn

Theo đó, đã có 42 đại biểu với 55 lượt ý kiến phát biểu với tinh thần trách nhiệm, thẳng thắn, xây dựng, các đại biểu cơ bản ghi nhận, nhất trí đánh giá cao các báo cáo, tờ trình của UBND thành phố cũng như nội dung thẩm tra của các Ban HĐND thành phố.

Về kết quả đạt được trong việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, thu, chi ngân sách năm 2019 và nhiệm vụ trọng tâm giải pháp năm 2020, hầu hết các đại biểu nhất trí và đánh giá cao kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố năm 2019 đạt được khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực công tác. Tuy nhiên, đại biểu HĐND thành phố đề nghị nhấn mạnh thêm một số kết quả nhiệm vụ mà thành phố đã quan tâm sát sao, quyết liệt chỉ đạo thực hiện đổi mới đạt hiệu quả cao trong công tác giải quyết nhiều vấn đề an sinh xã hội, phát triển văn hóa, giáo dục nhận được sự đồng thuận cao trong nhân dân và cử tri, đạt hiệu quả tích cực và thiết thực trong thời gian ngắn.

Phó Chủ tịch HĐND TP Phùng Thị Hồng Hà trình bày báo cáo tổng hợp thảo luận
Phó Chủ tịch HĐND TP Phùng Thị Hồng Hà trình bày báo cáo tổng hợp thảo luận

Đại biểu cũng đề nghị UBND thành phố bổ sung nội dung báo cáo và đánh giá kết quả thực hiện kinh tế tập thể trên địa bàn, đánh giá một số nguyên nhân chỉ tiêu thành phần còn đạt thấp, khó hoàn thành; nguyên nhân vốn xây dựng cơ bản chậm, nhiều dự án đầu tư xây dựng cơ bản tiến độ chậm …

Đối với các nhiệm vụ và giải pháp trong các vấn đề kinh tế ngân sách thì có 25 ý kiến tập trung về những ý kiến về cơ chế, chính sách, biện pháp xây dựng nông thôn mới và hỗ trợ các huyện khó khăn và cơ chế chính sách đầu tư hạ tầng khu công nghiệp trên các địa bàn huyện, tập trung đẩy nhanh tiến độ trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…

Với vấn đề văn hóa, xã hội có 16 ý kiến đề nghị tiếp tục quan tâm xây dựng văn hóa người Hà Nội thanh lịch văn minh, tiếp tục quan tâm đầu tư tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử văn hóa … Trong công tác quy hoạch đất đai, quản lý đô thị, an ninh trật tự, môi trường, có 19 ý kiến xung quanh việc quy hoạch khu sông Hồng, sông Đuống, thực hiện cải tạo chung cư cũ, quản lý nhà chung cư tái định cư, vấn đề ùn tắc giao thông, tình trạng lấn chiếm lòng đường vỉa hè, vấn đề vi phạm môi trường; vấn đề quản lý nước sạch...

Về các dự thảo nghị quyết thường kỳ và chuyên đề, các ý kiến phát biểu đều tán thành với tờ trình dự thảo nghị quyết, báo cáo thẩm tra của các Ban HĐND thành phố về sự cần thiết, thẩm quyền ban hành nội dung các nghị quyết trình tại kỳ họp.

Ngoài ra, có 6 ý kiến đề nghị quan tâm xem xét về nội dung tờ trình, dự thảo nghị quyết chuyên đề thuộc nhóm ngân sách đầu tư công, thu hồi đất, các dự án đầu tư công trung hạn hiện đang chậm tiến độ.

Tăng cường tháo gỡ khó khăn

Báo cáo làm rõ một số nội dung được đại biểu HĐND TP nêu trong thảo luận, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Doãn Toản đã làm rõ 4 nhóm nguyên nhân khách quan và 4 nguyên nhân chủ quan dẫn đến tiến độ thực hiện các dự án xây dựng cơ bản chậm, trong đó có vướng mắc trong giải phóng mặt bằng (GPMB); chủ đầu tư thiếu quyết liệt; năng lực một số chủ đầu tư còn hạn chế; sự phối hợp của các sở, ban, ngành, quận, huyện trong quá trình triển khai dự án đôi lúc, có nơi chưa chặt chẽ, dẫn đến tiến độ dự án đầu tư công chậm.

“Đặc biệt, theo quy định của Luật Đầu tư công, có nhiều thủ tục, quy trình phức tạp hơn thời gian trước đây, từ chủ trương đầu tư đến quyết định đầu tư, điều hòa vốn đều phải tuân theo quy trình chặt chẽ hơn nên ảnh hưởng đến tiến độ”, Phó Chủ tịch UBND TP cho biết thêm.

Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Hùng trao đổi làm rõ ý kiến đại biểu nêu trong phiên thảo luận
Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Hùng trao đổi làm rõ ý kiến đại biểu nêu trong phiên thảo luận

Để đẩy nhanh tiến độ, thời gian tới, thành phố đề ra nhiều nhiệm vụ trọng tâm và chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tăng cường định kỳ giao ban hằng tháng, hằng quý với các chủ đầu tư, các cơ quan chuyên môn để kịp thời tháo gỡ thủ tục khó khăn, vướng mắc trong triển khai dự án, GPMB, đặc biệt thực hiện giải ngân, thanh quyết toán kịp thời.

Thành phố yêu cầu các chủ đầu tư đề ra tiến độ cụ thể, chi tiết để kiểm đếm theo tiến độ từng dự án. Ngoài ra, công việc rất quan trọng, quyết định khâu giải ngân vốn đầu tư là GPMB. Thành phố cũng đã có nhiều cải cách hành chính liên quan đến công tác này, đặc biệt tăng cường phân cấp cho chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã để tạo điều kiện thuận lợi hơn trong chỉ đạo điều hành. Trong định giá đất bồi thường, thành phố đã chỉ đạo các sở, ngành kịp thời tháo gỡ những vướng mắc về chính sách.

Liên quan đến việc cấp nước sạch, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Hùng cho biết TP xác định đây là một trong nhu cầu cấp thiết và quan trọng của đời sống nhân dân.

Trong nhiệm kỳ này, thành phố quyết định phương án chỉ có một tiêu chí nước sạch cho toàn thành phố, không phân biệt nước sạch đô thị, nước hợp vệ sinh. Thành phố cũng quy về một đầu mối quản lý để có tổng hợp, theo dõi, đề xuất; xem xét quy hoạch nước sạch để bảo đảm an ninh, linh hoạt cấp nước cho người dân khi có sự cố; đồng thời tăng cường đầu tư, đầu tư sớm các mô hình để cung cấp nước sạch, mạnh dạn xử lý các đầu tư trước đây không có hiệu quả.

Bên cạnh đó, thành phố sẽ phát triển đồng bộ các nhà máy nước mặt, trong hệ thống có nhà máy nước mặt sông Đà, nước mặt sông Hồng, nước mặt sông Đuống. Hiện nay, nhà máy nước mặt sông Hồng đang chậm tiến độ; nhà máy sông Đuống đã cung cấp nước sạch giai đoạn 1, đang triển khai giai đoạn 2; sông Đà hiện đang khai thác 200-250 nghìn m3/ngày đêm. Còn nguồn nước sạch Hà Nội và Hà Đông đang được khai thác bảo đảm chất lượng.

Hiện nay thành phố đang tiếp tục kiểm tra, đôn đốc các nhà đầu tư nguồn nước cần tiếp tục đẩy nhanh tiến độ như nhà máy nước mặt sông Hồng; khắc phục tồn tại ở những nhà máy vừa qua có sự cố như nhà máy nước sông Đà; bên cạnh đó tiếp tục tháo gỡ cơ chế cho nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư cấp nước sạch cho vùng nông thôn....

Đọc thêm

Sẻ chia cùng đồng bào bị thiệt hại bởi bão, lũ Muôn mặt cuộc sống

Sẻ chia cùng đồng bào bị thiệt hại bởi bão, lũ

TTTĐ - Nhằm chia sẻ và chung tay ủng hộ đồng bào các địa phương đang chịu ảnh hưởng nặng nề của bão lũ, Trường Tiểu học Đông Dư (Gia Lâm, Hà Nội) tổ chức chương trình “Tiếp sức cho em vượt qua mùa bão, lũ” nhằm phát động quyên góp ủng hộ đồng bào bị thiệt hại bởi cơn bão số 3 (bão Yagi).
Tổ chức hội nghị biểu dương người tốt, việc tốt vào sáng 7/10 Muôn mặt cuộc sống

Tổ chức hội nghị biểu dương người tốt, việc tốt vào sáng 7/10

UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 273/KH-UBND về tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt; vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2024.
Hành trình tìm "ánh sáng" của chàng trai khiếm thị Xã hội

Hành trình tìm "ánh sáng" của chàng trai khiếm thị

TTTĐ - Trong dòng đời đầy thử thách, đôi khi điều mỗi người mong mỏi chỉ là một khoảnh khắc bình yên. Hành trình tìm "ánh sáng" đầy ấm áp của chàng trai Bình An chính là hiện thân của một trái tim luôn trao gửi tình yêu thương đến với mọi người.
Quảng Nam di dời người dân vùng sạt lở tại Nam Trà My Môi trường

Quảng Nam di dời người dân vùng sạt lở tại Nam Trà My

TTTĐ - 51 hộ dân với 164 nhân khẩu được sơ tán tại các xã Trà Mai, Trà Leng, Trà Vân, Trà Dơn, Trà Don thuộc huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) do sạt lở.
Cảnh báo lũ trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Nam Môi trường

Cảnh báo lũ trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Nam

TTTĐ - Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai cảnh báo từ ngày 19/9 đến 21/9, trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Nam có khả năng xuất hiện 1 đợt lũ, biên độ lũ lên trên thượng lưu các sông từ 3-7m, hạ lưu các sông từ 2-3m.
Ứng phó bão số 4, các địa phương cho học sinh nghỉ học khi cần thiết Môi trường

Ứng phó bão số 4, các địa phương cho học sinh nghỉ học khi cần thiết

TTTĐ - Ngày 19/9, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành công điện về việc chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão.
Trao giải cuộc thi "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 5 Muôn mặt cuộc sống

Trao giải cuộc thi "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 5

TTTĐ - Sáng 19/9, Báo Người Lao động tổ chức Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi viết "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 5 và phát động cuộc thi trong năm 2024 - 2025. Trong lần thứ 5 tổ chức, có 6 tác phẩm đã nhận được giải thưởng này.
Quảng Nam: Nâng cao trách nhiệm phòng chống thiên tai cho người dân Môi trường

Quảng Nam: Nâng cao trách nhiệm phòng chống thiên tai cho người dân

TTTĐ - Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, chiều 18/9, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng chủ trì cuộc họp khẩn với Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh nhằm đưa ra các biện pháp ứng phó.
Thu nhận mẫu ADN cho thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính Xã hội

Thu nhận mẫu ADN cho thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính

TTTĐ - Thực hiện Kế hoạch của Bộ Công an và Công an TP Hà Nội về việc triển khai thu nhận mẫu ADN nhằm xác định danh tính cho các liệt sĩ chưa được tìm thấy hoặc chưa rõ danh tính, Cục C06 - Bộ Công an cùng Công an TP Hà Nội đã phối hợp với UBND huyện Phú Xuyên và các cơ quan liên quan tổ chức chương trình thu nhận mẫu ADN cho thân nhân liệt sĩ. Đây cũng là hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), mang ý nghĩa sâu sắc về sự tri ân và tưởng nhớ đối với những người con đã hy sinh vì độc lập dân tộc.
Thủ tướng yêu cầu ứng phó với mưa bão, ngập lụt và nguy cơ sạt lở đất Xã hội

Thủ tướng yêu cầu ứng phó với mưa bão, ngập lụt và nguy cơ sạt lở đất

TTTĐ - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các địa phương triển khai phương án ứng phó với mưa bão, ngập lụt, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét, bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về tài sản của nhân dân.
Xem thêm