Tag

Quảng Nam: Thi công đập ngăn mặn trên sông Vĩnh Điện gặp khó vì thiếu cát

Môi trường 21/02/2023 15:23
aa
TTTĐ - UBND thị xã Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam) đề nghị được lấy cát tại mỏ thuộc xã Điện Thọ để thi công đập ngăn mặn trên sông Vĩnh Điện, phường Điện Ngọc.
Quảng Nam: Bờ sông Vĩnh Điện sạt lở nghiêm trọng, người dân đang cố bám trụ Quảng Nam: Thông tin mới nhất vụ thanh niên bị dí roi điện vào người Quảng Nam: Đã làm kè tạm, nhà dân vẫn trôi tuột xuống sông Vĩnh Điện Quảng Nam: Đập tạm ngăn mặn 2,4 tỷ đồng bị vỡ Quảng Nam: Cần khẩn trương hoàn thành việc sửa mặt đường Quốc lộ 1A
Quảng Nam: Thi công đập ngăn mặn trên sông Vĩnh Điện gặp khó vì thiếu cát
Nhà dân nằm sát đập ngăn mặn sông Vĩnh Điện bị sạt lở mỗi khi mùa mưa bão đến (Ảnh: V.Q)

UBND tỉnh Quảng Nam vừa có văn bản gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường về việc giải quyết đề nghị của UBND thị xã Điện Bàn, liên quan đến quá trình đắp đập thời vụ ngăn mặn trên sông Vĩnh Điện.

Trước đó, UBND thị xã Điện Bàn có mở gói thầu về việc thi công gói thầu đắp đập tạm trên sông Vĩnh Điện (phường Điện Ngọc) nhưng bất ngờ lại không có đơn vị tham gia dự thầu, tính đến chiều 16/2/2023.

Theo UBND thị xã Điện Bàn, hiện nay nguồn cát đắp cho đập (khoảng 10.000m3) lấy từ mỏ vật liệu trên sông Thu Bồn còn sản lượng khai thác nhưng không hoạt động. Do vậy, công tác đắp đập không thực hiện được nếu không có cát, nguy cơ gây mất mùa cho khoảng 1.855ha cây trồng tại Điện Bàn và Hội An.

Trước những khó khăn về nguồn cát để thi công đập ngăn mặn, cùng với việc không có đơn vị tham gia dự thầu, UBND thị xã Điện Bàn đã đề nghị UBND tỉnh và các Sở, ngành liên quan xem xét, cho phép lấy cát với khối lượng khoảng 10.000m3 tại điểm mỏ ĐB02, xã Điện Thọ.

Quảng Nam: Thi công đập ngăn mặn trên sông Vĩnh Điện gặp khó vì thiếu cát
Đập tạm ngăn mặn trên sông Vĩnh Điện bị cuốn trôi mỗi khi nước lớn (Ảnh: V.Q)

Theo đó, sau khi được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương về nguồn cát, UBND thị xã sẽ tổ chức tiến hành đấu thầu lại và chịu trách nhiệm giám sát, quản lý theo phương án khai thác phục vụ công tác thi công đập ngăn mặn.

"Công trình đập thời vụ ngăn mặn, giữ ngọt trên sông Vĩnh Điện năm 2023 vẫn thống nhất chủ trương xây dựng trên vị trí cũ thuộc phường Điện Ngọc, cách trạm bơm Tứ Câu về hạ lưu khoảng 350m. Ngoài ra, giải pháp kết cấu đập thi công giống như các năm trước đã thực hiện", đại diện UBND thị xã cho biết.

Trường hợp UBND tỉnh không chấp thuận chủ trương nguồn cát thì UBND thị xã phải thực hiện thay đổi vật liệu làm đập bằng thép cừ larsen và phải điều chỉnh hồ sơ thiết kế, dự toán, thẩm định, phê duyệt rồi mới đăng tải, tổ chức lựa chọn nhà thầu lại.

Đại diện UBND thị xã Điện Bàn cho rằng, quá trình triển khai thi công đắp đập ngăn mặn bị chậm trễ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến diện tích đất nông nghiệp đang sản xuất trong khu vực.

Theo báo cáo về tình hình xâm nhập mặn trên sông Vĩnh Điện của UBND thị xã Điện Bàn, từ năm 2013 đến nay, UBND thị xã đã và đang triển khai phương án phòng chống hạn, nhiễm mặn.

Cụ thể, đắp đập thời vụ trên sông Vĩnh Điện để ngăn mặn, giữ ngọt nhằm đảm bảo tạo nguồn nước tưới cho khoảng 1.855ha đất sản xuất nông nghiệp của các xã, phường vùng Đông thị xã Điện Bàn và các khu vực TP Hội An, TP Đà Nẵng.

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong năm 2023, nắng nóng sẽ gay gắt hơn năm 2022; Mực nước sông xuống thấp, gây khô hạn và nhiễm mặn.

Hiện, sông Vĩnh Điện đã có nước mặn xâm nhập với nồng độ mặn tại cầu Tứ Câu (vào ngày 5/2) là 6,2‰; vào ngày 16/2 là 6,5‰.

Đọc thêm

Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới Môi trường

Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới

TTTĐ - Hồi 19h ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 111,5 độ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng khoảng 360km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ khoảng 20km/h.
Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão Môi trường

Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão

TTTĐ - Hậu quả của bão số 3 và mưa lũ, ngập lụt trên địa bàn Hà Nội không chỉ gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng và tài sản mà còn để lại những mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với sức khỏe người dân. Do đó, thành phố đã và đang triển khai hàng loạt biện pháp khắc phục, tập trung vào xử lý vệ sinh môi trường và phòng, chống dịch bệnh nhằm ổn định đời sống Nhân dân.
Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9 Môi trường

Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9

TTTĐ - Trưa 18/9, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Đà Nẵng vừa có thông báo cho học sinh nghỉ học do áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, gây mưa lớn.
Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão Xã hội

Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng có Công điện yêu cầu chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão đang đi vào khu vực Biển đông của nước ta.
Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão Môi trường

Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, đến 7 giờ ngày 19/9, áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão, cường độ cấp 8, giật cấp 10.
Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão Môi trường

Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới đang tiến sát Biển Đông. Hồi 4 giờ ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,7 độ Vĩ Bắc; 113,8 độ Kinh Đông, cách Hoàng Sa khoảng 250km về phía Đông.
Nhựa Bình Minh và tập đoàn SCG triển khai dự án "Thương nguồn nước, yêu tương lai" tại Quảng Nam Môi trường

Nhựa Bình Minh và tập đoàn SCG triển khai dự án "Thương nguồn nước, yêu tương lai" tại Quảng Nam

TTTĐ - Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (BM PLASCO), với sự đồng hành từ Tập đoàn SCG và các đối tác đã triển khai chuỗi hoạt động thuộc dự án “Thương nguồn nước, yêu tương lai” tại tỉnh Quảng Nam.
Chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão Môi trường

Chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 97/CĐ-TTg ngày 17/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão.
Áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông có hướng di chuyển phức tạp Môi trường

Áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông có hướng di chuyển phức tạp

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông đang có hướng di chuyển phức tạp.
Áp thấp nhiệt đới đang ở trên đất liền đảo Luzon (Philippines), giật cấp 9 Môi trường

Áp thấp nhiệt đới đang ở trên đất liền đảo Luzon (Philippines), giật cấp 9

TTTĐ - Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 7h ngày 17/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 120,9 độ Kinh Đông, trên đất liền đảo Luzon (Philippines). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây khoảng 15-20km/h.
Xem thêm