Tag

Quảng Nam: Đập tạm ngăn mặn 2,4 tỷ đồng bị vỡ

Môi trường 07/04/2022 16:47
aa
TTTĐ - Hàng ngàn m2 đất ở, đất nông nghiệp của người dân khối Ngân Câu, phường Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam) nằm cạnh đập ngăn mặn Vĩnh Điện đã bị sạt lở nặng sau đợt mưa lớn vừa qua.
Quảng Nam: Đã làm kè tạm, nhà dân vẫn trôi tuột xuống sông Vĩnh Điện Quảng Nam: Thông tin mới nhất vụ thanh niên bị dí roi điện vào người Quảng Nam: Ngày 4/9 không ghi nhận ca mắc Covid-19 mới trên địa bàn Quảng Nam: Sẽ có hai khu đô thị lớn ven sông Vĩnh Điện
Quảng Nam: Đập tạm ngăn mặn 2,4 tỷ đồng bị vỡ
Hàng ngàn mét vuông đất canh tác của người dân phường Điện Ngọc bị cuốn trôi xuống sông Vĩnh Định sau trận mưa lớn đầu tháng 4 (Ảnh: V.Q)

Những ngày qua, hàng chục hộ dân khối Ngân Câu, phường Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam) vẫn chưa hết bàng hoàng khi chứng khiến cảnh đập tạm ngăn mặn trên sông Vĩnh Điện bị vỡ, khiến hàng ngàn mét vuông đất nông nghiệp nằm bên trong bị cuốn văng xuống sông chỉ trong tích tắc sau đợt mưa lớn thất thường vừa qua.

Đắp bạt để... ngăn sạt lở

Theo thống kê ban đầu, có gần 10 hộ dân bị ảnh hưởng do diện tích đất nông nghiệp đã bị sạt lở và nằm dưới đáy sông Vĩnh Điện sau đợt sạt lở vào ngày 2/4 vừa qua.

Dẫn phóng viên ra khu vực đang bị sạt lở, hộ ông Lê Xí cho biết hiện gia đình đã bị mất toàn bộ hơn 600m2 đất nông nghiệp, chưa kể diện tích chuồng nuôi gia cầm và diện tích nông nghiệp đang vào thu hoạch để kiếm thêm thu nhập.

"Đập tạm bằng cát vỡ nhanh do nước lớn khiến phần đất nông nghiệp nằm bên trong bờ bất ngờ bị xoáy phần chân và sau đó bị đổ xuống sông. Chúng tôi nghe tiếng ầm ầm, chạy ra thì đất đã trôi sông nên không thể làm gì được. Trước đây, đất có sạt lở nhưng đã có tre làng bảo vệ, nay dãy tre cũng bị văng gốc khiến đất bên trong trôi toạc ra sông", ông Xí kể.

Quảng Nam: Đập ngăn mặn 2,4 tỷ đồng gây sạt lở đất nông nghiệp?
Lũy tre làng bị trôi ra giữa sông

Trao đổi với phóng viên, các hộ dân cho biết trước thời điểm đập ngăn mặn bị vỡ, khiến bờ sông bên trong bị sạt lở, đơn vị thi công đập bất ngờ cho phương tiện đắp thêm cát để nâng cao trình đập, nhưng vẫn không có kết quả.

Người dân lo lắng, nếu sạt lở kéo dài, nguy cơ các nhà dân, đất đai và đường dân sinh bên trong sẽ bị trôi tuột ra sông trong mùa mưa đến là điều hoàn toàn có thể.

"Ngày 5/4, đơn vị thi công chưa khắc phục hậu quả nhưng lại cho công nhân lấy bạt ra khu vực bờ sông để che dọc rồi đi về. Họ nói để "giảm sạt lở" nhưng chúng tôi chưa biết rõ nguyên nhân. Chúng tôi cho rằng nguyên nhân khiến sông sạt lở phần lớn là do đập ngăn mặn đặt tại đây đã khiến dòng nước bị thay đổi đột ngột, gây sạt lở đất", hộ ông Nguyễn Phước, nói.

Quảng Nam: Đập ngăn mặn 2,4 tỷ đồng gây sạt lở đất nông nghiệp?
Đất đai bị trôi tuột ra sông khiến người dân bất lực

Tại khu vực nhà cửa của hộ bà Nguyễn Thị Nhung, sau khi bị ảnh hưởng sau đợt sạt lở vào cuối năm 2021, phần đất ở và nông nghiệp nằm giáp đập ngăn mặn tiếp tục bị sạt lở ngày một nghiêm trọng.

Hộ bà Nhung là trường hợp có phần lớn đất ở, đất nông nghiệp nằm giáp với đập ngăn mặn nên bị ảnh hưởng nặng nhất nhưng đến nay vẫn chưa được chính quyền quan tâm, hỗ trợ di dời, tái định cư.

Trước tình trạng sạt lở kéo dài, các hộ dân còn lại như bà Nguyễn Thị Đ, Nguyễn Thị N đang làm đơn cầu cứu cấp trên, mong vào cuộc hỗ trợ để ổn định cuộc sống trước mắt; Về lâu dài là đề xuất làm kè kiên cố để ổn định cuộc sống.

Quảng Nam: Đập ngăn mặn 2,4 tỷ đồng gây sạt lở đất nông nghiệp?
Đập ngăn mặn 2,4 tỷ đồng bị vỡ sau trận mưa lớn ngày 2/4

Theo tìm hiểu của phóng viên, tình trạng sạt lở tại khu vực sông Vĩnh Điện đã kéo dài nhiều năm nay, nhất là khi đập ngăn mặn được triển khai để bảo vệ diện tích 1.800 hecta lúa của các xã, phường thuộc thị xã.

Thị xã Điện Bàn trước đây đã cho thi công đoạn kè tạm dài hơn 100m từ chân đập ngăn mặn về hạ lưu nhưng tình trạng sạt lở vẫn tái diễn, gây uy hiếp nhà dân.

Đập 2,4 tỷ đồng chỉ cầm cự được 3 tháng

Thông tin đến phóng viên Tuổi trẻ Thủ đô, ông Nguyễn Đức Chơi, Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng thị xã Điện Bàn cho rằng nguyên nhân khiến đất đai của người dân bị trôi sông vừa qua không phải là do đập tạm ngăn mặn nằm cạnh đó.

Theo ông Chơi, con đập này do Công ty TNHH MTV K.B đứng ra thi công bằng cát từ tháng 1/2022 với kinh phí 2,4 tỷ đồng và đã được nghiệm thu.

Đập tạm có chiều dài gần 100m, rộng từ 4 - 9m, có tác dụng ngăn mặn và tự vỡ khi có lũ lớn từ nguồn chảy về.

Quảng Nam: Đập ngăn mặn 2,4 tỷ đồng gây sạt lở đất nông nghiệp?
Hơn 600m2 đất đai của hộ ông Xí bị trôi tuột ra sông Vĩnh Điện

Về các hộ dân bị ảnh hưởng bởi sạt lở, ông Chơi cho biết UBND thị xã đã có báo cáo gửi UBND tỉnh và sẽ có phương án xử lý, khắc phục cũng như hỗ trợ sau khi có kinh phí.

"Để giải quyết tình trạng sạt lở tái diễn, đơn vị đang phối hợp với cấp trên trong việc lập dự toán về chủ trương thi công kè kiên cố dài hơn 300m với tổng kinh phí hơn 2,6 tỷ đồng từ chân đập về hạ lưu để người dân an cư và sản xuất ổn định.

Việc người dân nói đơn vị thi công gia cố đập khiến đập bị vỡ thêm, làm tăng tình trạng sạt lở bờ sông là chưa đúng", ông Chơi khẳng định.

Ông Chơi cho biết hiện nay do đập tạm đã bị vỡ và không còn khả năng ngăn mặn nên UBND thị xã đang theo dõi tình hình thời tiết và sẽ có phương án thi công đập tạm trở lại trong thời gian phù phợp.

Đọc thêm

Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4 Môi trường

Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4

TTTĐ - Sáng sớm nay (19/9), áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão số 4 năm 2024. Tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7.
Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ Môi trường

Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới Môi trường

Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới

TTTĐ - Hồi 19h ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 111,5 độ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng khoảng 360km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ khoảng 20km/h.
Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão Môi trường

Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão

TTTĐ - Hậu quả của bão số 3 và mưa lũ, ngập lụt trên địa bàn Hà Nội không chỉ gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng và tài sản mà còn để lại những mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với sức khỏe người dân. Do đó, thành phố đã và đang triển khai hàng loạt biện pháp khắc phục, tập trung vào xử lý vệ sinh môi trường và phòng, chống dịch bệnh nhằm ổn định đời sống Nhân dân.
Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9 Môi trường

Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9

TTTĐ - Trưa 18/9, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Đà Nẵng vừa có thông báo cho học sinh nghỉ học do áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, gây mưa lớn.
Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão Xã hội

Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng có Công điện yêu cầu chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão đang đi vào khu vực Biển đông của nước ta.
Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão Môi trường

Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, đến 7 giờ ngày 19/9, áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão, cường độ cấp 8, giật cấp 10.
Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão Môi trường

Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới đang tiến sát Biển Đông. Hồi 4 giờ ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,7 độ Vĩ Bắc; 113,8 độ Kinh Đông, cách Hoàng Sa khoảng 250km về phía Đông.
Nhựa Bình Minh và tập đoàn SCG triển khai dự án "Thương nguồn nước, yêu tương lai" tại Quảng Nam Môi trường

Nhựa Bình Minh và tập đoàn SCG triển khai dự án "Thương nguồn nước, yêu tương lai" tại Quảng Nam

TTTĐ - Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (BM PLASCO), với sự đồng hành từ Tập đoàn SCG và các đối tác đã triển khai chuỗi hoạt động thuộc dự án “Thương nguồn nước, yêu tương lai” tại tỉnh Quảng Nam.
Chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão Môi trường

Chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 97/CĐ-TTg ngày 17/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão.
Xem thêm