Tag

Quảng Nam: Bờ sông Vĩnh Điện sạt lở nghiêm trọng, người dân đang cố bám trụ

Đường dây nóng 20/02/2021 14:32
aa
TTTĐ - Nhà của các hộ dân tại phường Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) đang đứng trước nguy cơ bị trôi tuột xuống sông Vĩnh Điện do sạt lở nghiêm trọng nhưng chính quyền địa phương vẫn chưa có kế hoạch di dời, khiến các hộ dân ở đây đang sống trong thấp thỏm lo âu.
Sau những vụ sạt lở kinh hoàng, Quảng Nam vẫn cho phép xây dựng thủy điện tại Nam Trà My Video: Hơn 20 nhà hàng ven biển An Bàng bị sóng đánh sập trong đêm Quảng Nam: Cận cảnh bờ biển An Bàng, Cửa Đại tan hoang sau cơn bão số 13 Quảng Nam: Sạt lở núi tại Bắc Trà My, một người mất tích Quảng Nam: Sạt lở đất vùi lấp nhà, một người tử vong
Quảng Nam: Nhà cửa trước nguy cơ trôi sông, người dân chỉ biết kêu cứu
Hàng ngàn m2 đất ở, đất canh tác của người dân phường Điện Ngọc bị trôi sông, gây nguy cơ sạt lở nhà cửa (Ảnh: V.Q)

Ngày 20/2, phóng viên Báo Tuổi trẻ Thủ đô nhận được đơn của những hộ dân đang sinh sống tại địa bàn tổ 10, khối Ngân Câu, phường Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam), phản ánh về tình trạng sông Vĩnh Điện bị sạt lở chưa từng thấy.

Cố bám trụ để sinh hoạt vì không có chỗ khác để ở

Khu vực sạt lở đang tái diễn tại dọc bờ sông Vĩnh Điện kéo dài hơn 600m, khiến các hộ dân có đất ở, đất canh tác và nhà cửa đứng ngồi không yên sau đợt lụt từ cuối năm 2020.

Đây là khu vực đang được UBND thị xã Điện Bàn cho đắp đập tạm bằng cát, cọc tre để ngăn tình trạng xâm ngập mặn cho vùng canh tác lúa của thị xã, kéo dài gần 10 năm nay.

Dẫn vào diện tích đất ở đã bị sạt lở và trôi tuột xuống sông Vĩnh Điện cách đây vài tháng, hộ bà Nguyễn Thị Nhung (85 tuổi) đến nay vẫn còn chưa hết bàng hoàng và không tin nổi ngôi nhà mà gia đình đang sinh sống đang bị nghiêng, nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào.

Quảng Nam: Nhà cửa trước nguy cơ trôi sông, người dân kêu cứu
Người dân bất an vì đất đai bị sạt lở, không thể canh tác (Ảnh: V.Q)

"Cả gia đình không ngờ đất đai của ông bà tồn tại bao đời, nay bị sạt lở trôi tuột cả trăm mét vuông xuống lòng sông chỉ trong có vài ngày.

Hơn một tháng nay, cả 4 thành viên trong gia đình gồm cha mẹ và vợ chồng anh chị tôi vẫn cố bám trụ bên trong ngôi nhà cấp 4 để sinh hoạt qua ngày, mặc dù tường nhà và móng đã bị nghiêng và nguy cơ sập nếu có lũ về", anh Lê Hữu Phước, con trai bà Nhung kể.

Anh Phước thông tin thêm, ngay sau khi gia đình anh và các hộ dân có đất bị sạt lở, đã khẩn cấp làm đơn gửi lên UBND phường và UBND thị xã để cầu cứu, mong các ngành chức năng sớm vào cuộc giải quyết.

Sau các cuộc họp, chính quyền địa phương có ý kiến về việc làm kè tạm để chống sạt lở, nhưng đến nay vẫn chưa được triển khai càng khiến người dân thêm lo lắng vì luôn phải sống trong tâm trạng bất an.

Quảng Nam: Nhà cửa trước nguy cơ trôi sông, người dân kêu cứu
Lũy tre làng cũng bị sạt lở, trôi tuột xuống sông khiến người dân bàng hoàng (Ảnh: V.Q)

Qua trao đổi với phóng viên, các hộ dân tại đây cho rằng nguyên nhân dẫn đến tình trạng sạt lở như hiện nay là do việc thi công tháo đập ngăn mặn qua sông Vĩnh Điện.

"Việc tháo đập tạm cũ để thi công đập mới đã khiến dòng chảy qua khu vực này bị thay đổi đột ngột, khiến diện tích đất của người dân nằm sát sông bị sạt lở. Đây là con đập tạm thứ 8 được thi công, nhưng là lần đầu tiên người dân bị ảnh hưởng bởi tình trạng sạt lở, gây mất tài sản, đe dọa tính mạng", người dân tổ 10 phản ánh.

Sẽ thi công kè kiên cố trị giá hơn 25 tỷ đồng ngăn sạt lở

Trước tình trạng sạt lở nghiêm trọng bờ sông Vĩnh Điện, phóng viên đã liên hệ với UBND thị xã Điện Bàn để tìm hiểu về vấn đề này.

Ông Nguyễn Đức Chơi, Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng thị xã Điện Bàn cho biết, về trước mắt, UBND thị xã sẽ tiến hành thi công kè tạm (khoảng 800 triệu đồng) trong khoảng tháng 6/20201, bằng đá rọ tại khu vực trên để ngăn tình trạng sạt lở tái diễn.

"Về lâu dài, UBND thị xã vừa làm việc với đoàn đại diện của Tổ chức WB trong việc kiểm tra, khảo sát tình trạng sạt lở tại sông Vĩnh Điện qua phường Điện Ngọc, nên đã có kiến nghị về việc đầu tư, xây dựng kè kiên cố.

Theo đó, đơn vị đã trình dự toán kinh phí về việc xây dựng tuyến kè kiên cố dài 600m nằm ngay cạnh khu vực ngập ngăn mặn, với kinh phí khoảng hơn 25 tỷ đồng. Mọi thủ tục dự án đã được đơn vị trình cho đoàn đại diện nói trên và đang chờ phản hồi", ông Chơi thông tin.

Quảng Nam: Nhà cửa trước nguy cơ trôi sông, người dân kêu cứu
Đập tạm ngăn mặn qua sông Vĩnh Điện, phường Điện Ngọc (Ảnh: V.Q)

Trả lời về việc tại sao tình trạng sạt lở đang gây nguy cơ trôi tuột nhà dân tại đây, nhưng chính quyền vẫn chưa có kế hoạch di dời khẩn cấp? Ông Chơi cho biết, đơn vị đang chờ UBND phường Điện Ngọc vào cuộc kiểm tra lại hồ sơ. Đối với hộ của bà Nhung, trước đây các cấp đã đề xuất cấp 2 lô đất tái định cư nhằm di dời ra khỏi vùng sạt lở.

"Chủ trương của UBND tỉnh Quảng Nam là phải di dời các hộ dân tại các vùng sạt lở để đảm bảo an toàn. Các hộ di dời sẽ được cấp đất ở theo quy định và được miễn tiền sử dụng đất.

Ngoài ra, hàng năm, UBND thị xã đều thực hiện công tác kiểm tra, lên kế hoạch về việc di dời nhà dân tại các vùng sạt lở. Nếu các hộ không chịu dời, chính quyền sẽ tiến hành cưỡng chế để đảm bảo tính mạng, tài sản", ông Chơi thông tin.

Ông Nguyễn Xuân Hà, Phó Chủ tịch UBND thị xã Điện Bàn cho biết, trong đầu tuần tới, UBND thị xã sẽ vào cuộc kiểm tra thực trạng sạt lở tại sông Vĩnh Điện để có phương án xử lý.

Đọc thêm

Phường Dương Nội (quận Hà Đông): Mở nhà hàng trên vỉa hè! Đường dây nóng

Phường Dương Nội (quận Hà Đông): Mở nhà hàng trên vỉa hè!

Thành phố Hà Nội đã có chỉ đạo thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật trong việc đảm bảo trật tự, văn minh và mỹ quan đô thị trên địa bàn. Tuy nhiên, tại nhiều tuyến đường trên địa bàn phường Dương Nội (quận Hà Đông, Hà Nội), tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè vẫn diễn ra, gây bức xúc dư luận. Câu hỏi đặt ra: Ban chỉ đạo 197 phường Dương Nội quên mất nhiệm vụ của mình hay sao mà để tình trạng này diễn ra triền miên như vậy?
Dư luận đánh giá tích cực các quyết định xử lý vi phạm Đường dây nóng

Dư luận đánh giá tích cực các quyết định xử lý vi phạm

TTTĐ - Tiếp xúc với phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô, người dân tiểu khu Phú Mỹ (thị trấn Phú Xuyên, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) thừa nhận có vi phạm đất đai tại đây. Trước đó, huyện Phú Xuyên đã có động thái được dư luận đánh giá là quyết liệt khi quyết định đình chỉ công tác của hai đồng chí Chủ tịch UBND cấp xã để tập trung chỉ đạo, tổ chức khắc phục, xử lý các vi phạm trong lĩnh vực đất đai, trật tự xây dựng tại địa phương.
Tự ý xây dựng trên đất nông nghiệp đối diện hậu quả pháp lý gì? Đường dây nóng

Tự ý xây dựng trên đất nông nghiệp đối diện hậu quả pháp lý gì?

TTTĐ - Việc tự ý xây dựng nhà ở hoặc công trình trên đất nông nghiệp mà không thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất là một vấn đề đáng quan tâm từ lâu. Hành vi này không chỉ vi phạm pháp luật mà còn kéo theo nhiều rủi ro nghiêm trọng về tài sản, quyền lợi và thậm chí trách nhiệm hình sự.
Nâng mức xử phạt, xử lý nhanh, tránh để hợp thức hoá sai phạm về đất đai Đường dây nóng

Nâng mức xử phạt, xử lý nhanh, tránh để hợp thức hoá sai phạm về đất đai

TTTĐ - Luật Đất đai 2024 quy định rõ trách nhiệm quản lý cũng như xử lý vi phạm nếu để sai phạm, gây thiệt hại trong quản lý đất đai. Trong đó, Chủ tịch UBND cấp huyện có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất tại địa phương theo thẩm quyền.
Tổ công tác liên ngành: “Tai, mắt” sát dân, sát thực tiễn Đường dây nóng

Tổ công tác liên ngành: “Tai, mắt” sát dân, sát thực tiễn

TTTĐ - Trong bối cảnh quản lý đất đai tại các đô thị lớn như Hà Nội ngày càng phức tạp bởi tốc độ đô thị hóa nhanh, nhu cầu sử dụng đất gia tăng và tình trạng vi phạm pháp luật về đất đai diễn biến tinh vi, công tác phòng ngừa vi phạm từ sớm, từ xa đã trở thành nhiệm vụ cấp bách. Trong đó, hai giải pháp mang tính căn cơ là: Phát huy vai trò tổ công tác liên ngành và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, dân vận tại cơ sở.
Không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong xử lý vi phạm Đường dây nóng

Không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong xử lý vi phạm

TTTĐ - Việc quản lý đất đai trong những năm qua được xác định là bài toán khó đối với nhiều địa phương, trong đó có huyện Phú Xuyên (Hà Nội). Mặc dù huyện đã tập trung chỉ đạo siết chặt quản lý đất đai, trật tự xây dựng, nhưng một số địa phương sắp sáp nhập vẫn còn để xảy ra tình trạng né tránh, nể nang, dẫn đến phát sinh vi phạm mới. Việc tổ chức cưỡng chế, xử lý vi phạm ở một số nơi còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc…
Buông lỏng quản lý đất đai, truy trách nhiệm lãnh đạo Đường dây nóng

Buông lỏng quản lý đất đai, truy trách nhiệm lãnh đạo

TTTĐ - Nhiều địa phương của Hà Nội quán triệt quan điểm sẽ truy trách nhiệm lãnh đạo địa phương nếu buông lỏng quản lý hoặc thiếu kiên quyết trong công tác xử lý vi phạm đất đai, xây dựng.
Quyết liệt nghiêm trị vi phạm về quản lý đất đai, trật tự xây dựng Đường dây nóng

Quyết liệt nghiêm trị vi phạm về quản lý đất đai, trật tự xây dựng

TTTĐ - Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo thành phố Hà Nội, các quận, huyện, thị xã đều tăng cường xử lý vi phạm trong công tác quản lý đất đai, xây dựng, môi trường, kể cả việc tạm đình chỉ công tác.
Chấn chỉnh kỷ cương, xử lý nghiêm vi phạm đất đai trong giai đoạn sáp nhập Đường dây nóng

Chấn chỉnh kỷ cương, xử lý nghiêm vi phạm đất đai trong giai đoạn sáp nhập

TTTĐ - Trước tình trạng lấn chiếm đất đai, đồng ruộng và xây dựng trái phép gia tăng trong giai đoạn sắp xếp các đơn vị hành chính, lãnh đạo thành phố Hà Nội đã liên tục chỉ đạo quyết liệt, yêu cầu các cấp, ngành siết chặt quản lý, xử lý nghiêm vi phạm nhằm đảm bảo kỷ cương pháp luật và ổn định xã hội.
Hà Nội quyết liệt xử lý vi phạm đất đai, xây dựng Bạn đọc

Hà Nội quyết liệt xử lý vi phạm đất đai, xây dựng

TTTĐ - Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo thành phố Hà Nội, huyện Hoài Đức đã vào cuộc quyết liệt xử lý tình trạng vi phạm đất đai, trật tự xây dựng.
Xem thêm