Tag

"Phục hồi xanh" - xu thế phát triển tất yếu hậu COVID-19

Môi trường 10/11/2022 08:16
aa
TTTĐ - Bước vào giai đoạn phục hồi sản xuất - kinh doanh sau hơn 2 năm bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam đang nỗ lực thúc đẩy các hoạt động theo hướng “phục hồi xanh”.
Nâng cao giá trị điểm đến của Hà Nội với tọa đàm ''Phục hồi và phát triển du lịch Thủ đô sau đại dịch COVID-19'' Phó Chủ tịch TAB: “Kinh tế tư nhân đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi du lịch” Quảng Nam: Tổng Công ty Xây dựng Công trình Giao thông 8 – CTCP "chây ì" phục hồi môi trường Trí thức trẻ Việt Nam đề xuất các giải pháp phục hồi phát triển kinh tế sau đại dịch

Xu hướng toàn cầu "phục hồi xanh"

Trong bối cảnh các quốc gia dần nới lỏng các biện pháp kiểm soát và bước đầu lên kế hoạch phục hồi sau COVID-19, khái niệm “phục hồi xanh” được nhắc đến như một phương thức hồi sinh nền kinh tế thuận khoa học; Giải quyết được các thách thức về y tế, biến đổi khí hậu, bảo tồn đa dạng sinh học; Đồng thời tăng sức chống chịu của nền kinh tế đối với những khủng hoảng khác có thể xảy ra trong tương lai.

dự án điện gió đầu tiên của tỉnh Lâm Đồng
Dự án điện gió đầu tiên của tỉnh Lâm Đồng

Ứng phó với biến đổi khí hậu và phục hồi xanh sau đại dịch COVID-19 trở thành ưu tiên hàng đầu của các quốc gia.

Ông Ken O’Flaherty, Đại sứ COP26 (Hội nghị Biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc) của Chính phủ Anh cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Nam Á cho biết: "Những quyết định mà các quốc gia đưa ra trong quá trình phục hồi sau COVID-19 sẽ đặt nền tảng cho tăng trưởng lành mạnh và bền vững, hoặc sẽ tiếp tục duy trì nền kinh tế phát thải cao và gây ô nhiễm trong nhiều thập kỷ tới.

Các chính phủ có một cơ hội duy nhất để ưu tiên năng lượng và công nghệ xanh khi họ lập kế hoạch phục hồi của mình. Nền kinh tế xanh tạo ra tăng trưởng bền vững và thêm nhiều việc làm, đồng thời giải quyết những thách thức cấp bách liên quan về sức khỏe cộng đồng, biến đổi khí hậu và đa dạng sinh học. Việt Nam đang là một trong những quốc gia có sẵn những lợi thế để hành động sau COVID-19".

Đây sẽ là một tiến trình chuyển đổi sâu sắc, đòi hỏi Việt Nam phải tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách, điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế, cũng như các mục tiêu, chiến lược quốc gia có liên quan theo hướng tăng trưởng xanh, ít phát thải khí nhà kính và chống chịu tốt trước các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và những cú sốc từ bên ngoài.

Đồng thời, xu hướng sống xanh, tiêu dùng xanh cũng đang đặt ra bài toán mới cho các doanh nghiệp Việt Nam để phù hợp với xu thế phát triển chung và nâng cao vị thế, tăng sức cạnh tranh ở cả thị trường trong và ngoài nước.

Do vậy, các doanh nghiệp cần phải xác định được giá trị cốt lõi của mình cũng như lựa chọn được giải pháp, phương án phát triển phù hợp với xu thế trong tương lai xa, thay vì chỉ giải quyết những vấn đề trước mắt. Đồng thời, "phục hồi xanh", tăng trưởng xanh đang trở thành con đường ra cho doanh nghiệp sau một thời gian dài khủng hoảng vì dịch COVID-19.

Thời cơ của phục hồi xanh

Câu chuyện nhiều doanh nghiệp lao đao vì đại dịch thậm chí "biến mất" sau hai năm ảnh hưởng dịch COVID-19 không phải hiếm gặp. Tuy nhiên, vẫn xuất hiện những doanh nghiệp lại tăng trưởng mạnh nhờ sản phẩm và công nghệ đằng sau nó phù hợp với những thay đổi mà đại dịch gây ra với thói quen người dùng.

TS.Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh cho biết, COVID-19 đã đẩy xu thế phát triển xanh lên tầm mới. Áp lực tiêu dùng giờ phải xanh, an toàn, nhân văn và trách nhiệm.

Theo TS Thành, bước vào giai đoạn phục hồi sản xuất - kinh doanh sau hơn 2 năm ảnh hưởng bởi đại dịch, nhiều tổ chức, doanh nghiệp đang nỗ lực thúc đẩy hoạt động theo hướng tăng trưởng xanh hay "phục hồi xanh". Hướng đi này một mặt giúp họ gia tăng sức chống chịu trước những cuộc khủng hoảng trong tương lai, mặt khác nắm bắt xu thế chung toàn cầu.

nông nghiệp Việt Nam đang từng bước chuyển đổi mô hình sản xuất đáp ứng xu thế tăng trưởng xanh
Nông nghiệp Việt Nam đang từng bước chuyển đổi mô hình sản xuất đáp ứng xu thế tăng trưởng xanh

Nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp đang đi theo xu hướng hạn chế phát thải khí CO2, hóa chất độc hại từ các khu công nghiệp, khu chế xuất ra ngoài môi trường; đồng thời, nghiên cứu phát triển các nguồn năng lượng mới, máy móc kỹ thuật mới thân thiện với môi trường.

Các tổ chức tài chính, ngân hàng đẩy mạnh cam kết cung cấp nguồn vốn xanh cho các dự án sản xuất, kinh doanh mang yếu tố bền vững. Trong khi đó, hàng loạt doanh nghiệp du lịch đang tích cực truyền thông về các tour du lịch tuần hoàn, tour du lịch xanh...

Tại thị trường trong nước, trước nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, nhiều doanh nghiệp cũng đã thay đổi chiến lược, chọn hướng kinh doanh “xanh, sạch” làm lợi thế cạnh tranh. Họ chú trọng đầu tư về công nghệ, trang thiết bị để cải tiến quy trình, hướng tới sản xuất xanh, phát triển bền vững.

Nhiều nhà máy đã lắp đặt các hệ thống năng lượng tái tạo để chủ động sử dụng năng lượng sạch, bên cạnh các giải pháp tiết kiệm năng lượng điện, nước trong quá trình sản xuất... Không ít nhà bán lẻ đã ưu tiên sản xuất, phân phối các sản phẩm “xanh”, đồng thời sử dụng các bao bì, vật dụng bằng chất liệu thân thiện môi trường thay vì chất liệu nylon, nhựa sử dụng một lần.

Sự thay đổi trong thói quen tiêu dùng trong bối cảnh dịch COVID-19 sẽ vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với các tổ chức, doanh nghiệp trong việc sản xuất, cung ứng hàng hóa theo các tiêu chí xanh, sạch, minh bạch thông tin sản phẩm để thu hút người tiêu dùng. Đồng thời, xu hướng sống xanh, tiêu dùng xanh cũng đang đạt ra bài toán mới cho các doanh nghiệp Việt để phù hợp với xu thế phát triển chung và nâng cao vị thế, tăng sức cạnh tranh ở cả thị trường trong và ngoài nước.

Đọc thêm

Hạ Long khôi phục cảnh quan sau bão số 3 Môi trường

Hạ Long khôi phục cảnh quan sau bão số 3

TTTĐ - TP Hạ Long (Quảng Ninh) đã cơ bản hoàn thành bước đầu việc khắc phục hậu quả sau bão. Tại hội nghị Tổng kết chiến dịch cao điểm 7 ngày đêm khắc phục thiệt hại bão số 3, nhiều cá nhân, tập thể có thành tích trong thu dọn vệ sinh, khôi phục cảnh quan môi trường đã được biểu dương khen thưởng.
Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4 Môi trường

Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4

TTTĐ - Sáng sớm nay (19/9), áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão số 4 năm 2024. Tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7.
Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ Môi trường

Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới Môi trường

Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới

TTTĐ - Hồi 19h ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 111,5 độ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng khoảng 360km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ khoảng 20km/h.
Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão Môi trường

Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão

TTTĐ - Hậu quả của bão số 3 và mưa lũ, ngập lụt trên địa bàn Hà Nội không chỉ gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng và tài sản mà còn để lại những mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với sức khỏe người dân. Do đó, thành phố đã và đang triển khai hàng loạt biện pháp khắc phục, tập trung vào xử lý vệ sinh môi trường và phòng, chống dịch bệnh nhằm ổn định đời sống Nhân dân.
Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9 Môi trường

Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9

TTTĐ - Trưa 18/9, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Đà Nẵng vừa có thông báo cho học sinh nghỉ học do áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, gây mưa lớn.
Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão Xã hội

Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng có Công điện yêu cầu chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão đang đi vào khu vực Biển đông của nước ta.
Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão Môi trường

Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, đến 7 giờ ngày 19/9, áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão, cường độ cấp 8, giật cấp 10.
Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão Môi trường

Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới đang tiến sát Biển Đông. Hồi 4 giờ ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,7 độ Vĩ Bắc; 113,8 độ Kinh Đông, cách Hoàng Sa khoảng 250km về phía Đông.
Nhựa Bình Minh và tập đoàn SCG triển khai dự án "Thương nguồn nước, yêu tương lai" tại Quảng Nam Môi trường

Nhựa Bình Minh và tập đoàn SCG triển khai dự án "Thương nguồn nước, yêu tương lai" tại Quảng Nam

TTTĐ - Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (BM PLASCO), với sự đồng hành từ Tập đoàn SCG và các đối tác đã triển khai chuỗi hoạt động thuộc dự án “Thương nguồn nước, yêu tương lai” tại tỉnh Quảng Nam.
Xem thêm